Hệ quả pháp lý của chuyển giao hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 69)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG

2.9. Hệ quả pháp lý của chuyển giao hợp đồng

Hệ quả pháp lý cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhất, làm cơ sở để phân biệt giữa chuyển giao hợp đồng và các quan hệ pháp lý ba bên khác. Nên vấn đề này cũng cần được làm rõ trong quy định về chuyển giao hợp đồng. Hệ quả pháp lý của chuyển giao hợp đồng thể hiện ở quyền và nghĩa vụ của ba bên, bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao và bên còn lại của hợp đồng, đối với hợp đồng được chuyển giao.

Pháp luật các nước có quy định hệ quả pháp lý của chuyển giao hợp đồng không giống nhau:

Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng quy định theo hướng bên ban đầu được giải phóng khi việc chuyển giao có hiệu lực – “Việc chuyển giao hợp đồng chỉ có hiệu lực khi bên thứ hai trong hợp đồng đồng ý, khi đó bên thứ nhất sẽ được giải phóng nghĩa vụ”. (Điều 12:201).

Nội dung này khác với quy định của  Bộ nguyên tắc của Undroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004, tại Điều 9.3.5 “Giải phóng cho người chuyển giao hợp đồng”81. Theo điều luật này, Bộ nguyên tắc Undroit dành quyền lựa chọn cho bên còn lại của hợp đồng, về việc có đồng ý giải phóng nghĩa vụ của bên chuyển giao hay vẫn bảo lưu quyền yêu cầu đối với bên chuyển giao. Và trong mọi trường hợp, người chuyển giao và người nhận chuyển giao hợp đồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với việc thực hiện hợp đồng. Như thế, quy định này không giải phóng nghĩa vụ hồn tồn đương nhiên cho bên chuyển giao. Mà bên cịn lại của hợp đồng có quyền quyết định giải phóng hay khơng giải phóng nghĩa vụ cho bên chuyển giao hợp đồng. Mọi trường hợp bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao đều chịu phải chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ theo hợp đồng. Quy định này được hiểu nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên còn lại của hợp đồng.

“Một nghiên cứu so sánh khuyến nghị theo hướng cho phép bên kia của hợp đồng xác định phạm vi chấp nhận của mình. Nếu việc chấp nhận về truyền thống, có thể có hệ quả giải phóng người chuyển giao thì việc chấp nhận này cũng có thể bị giới hạn.Việc giới hạn này được nêu trong văn bản: Đây là trường hợp bên chuyển giao vẫn chịu trách nhiệm đảm bảo cam kết của bên nhận chuyển giao”82.

                                                                                                                         

81 Điều 9.3.5 “Bên kia có thể giải phóng cho người chuyển giao hợp đồng:

- Bên kia cũng có thể quyết định là người chuyển giao hợp đồng vẫn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp người thế hợp đồng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

- Trong mọi trường hợp khác, người chuyển giao hợp đồng và người thế hợp đồng phải liên đới chịu trách nhiệm.”

BLDS Italia cũng theo hướng này, tại Điều 1408, bên chuyển giao khơng cịn trách nhiệm đối với nghĩa vụ của mình trong quan hệ với bên kia của hợp đồng, trừ trường hợp bên kia của hợp đồng từ chối việc giải phóng bên chuyển giao”.83

BLDS Pháp qui định vấn đề này tại Điều 1212-184; Điều 1216-285.

Và BLDS Campuchia qui định tại Điều 514 “hậu quả của việc chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng”86.

Theo nội dung các điều luật nêu trên của BLDS Pháp, BLDS Campuchia, trừ trường hợp khơng có thỏa thuận khác từ phía bên cịn lại của hợp đồng, bên chuyển giao được giải phóng khỏi hợp đồng chuyển giao, vì bên này khơng cịn là một bên của hợp đồng nữa.

Theo quan điểm đề xuất của người viết, khi xây dựng quy định về chuyển giao hợp đồng, về vấn đề hệ quả pháp lý của việc chuyển giao hợp đồng, nên quy định hướng giải phóng nghĩa vụ đương nhiên cho người chuyển giao hợp đồng, vì những lý do sau:

Thứ nhất, dựa trên đặc tính liên quan của chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển

giao nghĩa vụ.

BLDS 2015, Điều 367 quy định “không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu”87; Điều 370 “Chuyển giao nghĩa vụ dân sự” quy định “ khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”. Như vậy, theo quy định của BLDS 2015, bên chuyển giao nghĩa vụ, được hiểu theo hướng cũng được giải phóng nghĩa vụ trong quan hệ mà họ là bên có nghĩa vụ.

                                                                                                                         

83 Đỗ Văn Đại (2014), tlđd (39), tr.842.

84 “Nếu người bị chuyển giao đã rõ ràng đồng ý, việc chuyển giao giải phóng người chuyển giao trong tương lai. Nếu khơng có sự đồng ý trên và trừ điều khoản ngược lại, người chuyển giao phải liên đới chịu trách

nhiệm về thực hiện hợp đồng”.

85 “Nếu người chuyển giao khơng được giải phóng bởi người bị chuyển giao, các biện pháp bảo đảm được

duy trì. Trong trường hợp ngược lại, các biện pháp đã thỏa thuận với người thứ ba chỉ được duy trì với sự

đồng ý của họ. Nếu người chuyển giao được giải phóng, những người đồng nghĩa vụ liên đới vẫn phải chịu

trách nhiệm trừ đi phần của người chuyển giao trong nghĩa vụ”.

86 Điều 514 “Hậu quả của việc chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng

Trong trường hợp việc chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng đã được thực hiện, nếu khơng có ý kiến đặc biệt nào thì tất cả những nghĩa vụ và quyền lợi mà người chuyển nhượng có được chuyển giao sang người tiếp nhận chuyển nhượng. Trong trường hợp này, áp dụng Điều 505 (Hiệu quả của sự thông báo và chấp thuận) liên quan đến việc chuyển nhượng trái quyền và Điều 510 (khiếu nại khi tiếp nhận khoản nợ) liên quan đến việc tiếp nhận khoản nợ”.

87 Điều 367 “không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu” : người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện của bên có nghĩa vụ. Cũng như người có quyền đã đồng ý cho việc chuyển giao nghĩa vụ khơng có quyền yêu cầu người chuyển giao nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với mình”.

Thứ hai, theo ý đề xuất của người viết nêu trên về việc quy định quyền đồng ý

hay không đồng ý chuyển giao hợp đồng của bên còn lại trong hợp đồng, tức việc chuyển giao hợp đồng chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của bên còn lại trong hợp đồng. Đây là điều kiện bắt buộc để công nhận chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận. Như vậy cũng như bước xác lập hợp đồng ban đầu, bên còn lại của hợp đồng hồn tồn có điều kiện để tìm hiểu, đánh giá năng lực thực hiện hợp đồng của bên nhận chuyển giao, các yếu tố của bên nhận chuyển giao liên quan đến quyền nghĩa vụ của bên cịn lại trong hợp đồng. Trên cơ sở đó, bên còn lại của hợp đồng quyết định lựa chọn đồng ý hay không đồng ý việc chuyển giao hợp đồng. Như vậy quy định này cho phép bên còn lại của hợp đồng “tự do” lựa chọn đối tác, tự do “thỏa thuận” như là họ đã lựa chọn đối tác ban đầu. Nên việc giải phóng nghĩa vụ cho bên chuyển giao không làm thiệt hại đến quyền hợp pháp của bên còn lại trong hợp đồng.

Thứ ba, một khi hợp đồng được chuyển giao, mọi yếu tố liên quan đến quyền, nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng sẽ do hai bên trực tiếp theo dõi, đôn đốc, cả việc áp dụng các quyền, các phương thức luật cho phép để nhằm cho hợp đồng được thực hiện. Bên còn lại của hợp đồng, bên nhận chuyển giao - hai bên này cùng thực hiện hợp đồng và các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của nhau. Trong trường hợp một bên của hợp đồng thấy quyền lợi của mình theo hợp đồng có khả năng sẽ khơng được thực hiện đúng, đầy đủ; thì để đảm bảo bên kia thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ cho mình; bên cịn lại trong hợp đồng có quyền thực hiện các quyền năng, phương thức luật định để cho bên kia thực hiện. Như thế, bên chuyển giao hợp đồng khơng cịn quyền theo dõi tiến độ, khả năng thực hiện hợp đồng, các yếu tố khác liên quan. Đồng thời, bên chuyển giao hợp đồng khơng cịn liên quan, khơng có điều kiện thực hiện quyền năng của một bên trong hợp đồng. Nên nếu quy định bảo lưu quyền yêu cầu của bên còn lại trong hợp đồng đối với bên chuyển giao hợp đồng sẽ không công bằng cho bên chuyển giao.

Do đó, nếu quy định bảo lưu quyền yêu cầu của bên còn lại trong hợp đồng, đối với bên chuyển giao, vơ hình chung sẽ đẩy gánh nặng nghĩa vụ thay vì của người nhận chuyển giao hợp đồng, sang cho người chuyển giao, trong khi người chuyển giao khơng có điều kiện theo dõi hợp đồng như trên; và như thế ít nhiều bên nhận chuyển giao sẽ khơng sử dụng hết năng lực của mình để thực hiện hợp đồng, sẽ tìm cách “thối thác” nghĩa vụ cho bên chuyển giao.

Thứ tư, việc quy định theo hướng giải phóng nghĩa vụ cho bên chuyển giao

sẽ làm cho quan hệ chuyển giao hợp đồng được đơn giản hơn, gói gọn hơn, trong phạm vi chỉ có hai chủ thể - bên nhận chuyển giao và bên còn lại của hợp đồng. Điều này làm cho việc thực hiện hợp đồng cũng như vấn đề giải quyết phát sinh trong hợp đồng đơn giản hơn. Vì sau khi chuyển giao hợp đồng, bên chuyển giao được giải phóng khỏi hợp đồng, tồn bộ quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao sẽ chuyển sang cho bên nhận chuyển giao. Bên chuyển giao khơng cịn liên quan đến hợp đồng nữa. Mọi vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng sẽ do chỉ hai bên thực hiện. Quan hệ về hợp đồng ràng buộc đối với hai bên sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với quan hệ về hợp đồng mà trong đó ràng buộc đến ba bên.

Từ những luận điểm nêu trên, thấy rằng cần quy định hướng giải phóng nghĩa vụ đương nhiên cho người chuyển giao hợp đồng nếu ba bên khơng có ý kiến thỏa thuận khác về vấn đề bảo lưu quyền yêu cầu.

Như vậy, kể từ thời điểm chuyển giao hợp đồng, nếu khơng có sự thỏa thuận

nào khác quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng của bên chuyển giao sẽ chuyển sang hết cho bên nhận chuyển giao hợp đồng. Hai bên, bên nhận chuyển giao hợp đồng và bên còn lại của hợp đồng có quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng và trực tiếp chịu trách nhiệm về hợp đồng với nhau. Bên chuyển giao hợp đồng khơng cịn quyền và nghĩa vụ nào theo hợp đồng.

Kết luận chương 2

Như phân tích trên, pháp luật các nước trên thế giới đã quy định chuyển giao hợp đồng. Có những nước tuy chưa quy định minh thị trong luật, nhưng tòa án theo hướng chấp nhận việc chuyển giao hợp đồng. Điều này cho thấy xu hướng pháp luật thế giới đã điều chỉnh quan hệ hợp đồng này. Và khi quy định, họ cũng đều tập trung quy định về: Khái niệm, đối tượng, phương thức, hình thức, điều kiện có hiệu lực, những trường hợp khơng được chuyển giao, thời điểm có hiệu lực, hệ quả pháp lý; của chuyển giao hợp đồng. Thấy rằng đây những yếu tố cốt lõi, căn bản của chuyển giao hợp đồng. Và những nội dung này đã dự liệu bao quát đầy đủ những yếu tố cần thiết khi quy chuyển giao hợp đồng.

Những yếu tố căn bản, cốt lõi này được tác giả xem xét trên tổng thể thực trạng chuyển giao hợp đồng và quy định pháp luật liên quan của Việt Nam.

Từ việc đúc kết kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài và đối chiếu với điều kiện của Việt Nam như trên, tác giả đưa ra quan điểm của mình và luận giải chi tiết những quan điểm này, hướng đến nội hàm của quy định chuyển giao hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam được khoa học, vừa phù hợp với pháp luật liên quan của Việt Nam, vừa phù hợp với pháp luật thế giới, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ chuyển giao hợp đồng. Nên khi ghi nhận giao dịch này trong BLDS 2015, nhà làm luật cần quy định những yếu tố như phân tích trên.

KẾT LUẬN

Qua nội dung phân tích trên, chuyển giao hợp đồng tuy chưa được quy định, điều chỉnh trong BLDS 2015, nhưng trên thực tế, quan hệ này đã diễn ra. Trong số đó, có những mối quan hệ chuyển giao hợp đồng có tranh chấp, cần đến sự giải quyết của Tòa án. Khi giải quyết các tranh chấp này, Tịa khơng cơ sở pháp lý cụ thể rõ ràng để áp dụng giải quyết, dẫn đến khó khăn cho Tịa; ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của các bên tham gia quan hệ chuyển giao. Những khiếm khuyết do thiếu quy định về chuyển giao hợp đồng trong BLDS 2015 rõ ràng không tạo thuận lợi cho xã hội liên quan đến vấn đề này, và thể hiện sự hạn chế lớn:

- Xét về lý thuyết, thể hiện sự tản mạn, thiếu căn cứ tổng thể làm nền tảng điều chỉnh mối quan hệ chuyển giao hợp đồng. Điều này dẫn đến khi có quan hệ chuyển giao hợp đồng có tranh chấp đến Tòa, Tòa án giải quyết rất lúng túng và mâu thuẫn nhau trong quan điểm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, áp dụng quy định pháp luật liên quan để giải quyết. Dẫn đến các Tịa có cách, kết quả giải quyết khác nhau. Cùng một hệ thống tòa nhưng giải quyết trái ngược nhau. Như vậy, rõ ràng đó là điều khơng tốt cho nền tư pháp nói chung.

- Xét về thực tế, thể hiện rào cản của dòng giao lưu dân sự, gây thiệt hại cho

những người liên quan đến việc chuyển giao hợp đồng. Như đã nói trên, chính vì

BLDS 2015 chưa quy định chuyển giao hợp đồng, nên người ta dè dặt, lúng túng trước giao dịch chuyển giao hợp đồng. Khi họ muốn hướng đến giao dịch chuyển giao hợp đồng, họ cũng sẽ không chắc được pháp luật có cho phép hay khơng? Pháp luật quy định giao dịch này như thế nào? Họ có quyền và nghĩa vụ ra sao? Tòa án sẽ giải quyết như thế nào khi có tranh chấp xảy ra? và rất nhiều thắc mắc khác liên quan. Sự thắc mắc, lo lắng ấy sẽ làm cho họ đắn đo, do dự trước giao dịch. Ngoài ra, khi họ quyết định và đã tham gia vào giao dịch chuyển giao hợp đồng, nếu có xảy ra tranh chấp, thì khi đó, họ cũng khơng có những cơ sở vững chắc, rõ ràng (những điều luật) để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình. Điều này khơng đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người tham gia.

Do đó, việc quy định vấn đề chuyển giao hợp đồng trong BLDS 2015 là rất cần thiết và sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các bên tham gia nói riêng và cho xã hội nói chung. Lợi ích ấy thể hiện ở các nội dung:

- Tạo ra căn cứ chung, nền tảng, làm kim chỉ nam, điều chỉnh quan hệ chuyển giao hợp đồng. Các bên liên quan đến chuyển giao hợp đồng sẽ có hành

lang pháp lý để thực hiện giao dịch này. Và Tịa án sẽ có cơ sở pháp luật minh thị để áp dụng giải quyết tranh chấp của giao dịch này. Như thế, Nhà nước định hướng được quan hệ chuyển giao hợp đồng diễn ra theo chủ định của mình.

- Mở rộng quyền của bên tham gia giao kết hợp đồng, đảm bảo lợi ích chính đáng của chủ thể tham gia giao kết. Khi một người đã giao kết hợp đồng và thực hiện

hợp đồng, vì lý do nào đó họ khơng muốn tiếp tục duy trì hợp đồng. Thì theo quy định của BLDS năm 2015, họ sẽ có phương án chấm dứt hợp đồng, như đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng (Điều 428). Theo phương án - điều luật này thì “ bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại”. Như vậy, họ đứng trước nguy cơ phải bồi thường thiệt hại do muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng. Với quy định này, rất nặng nề cho họ. Họ khơng có lựa chọn khác để an tồn, để có lợi hơn (khơng thiệt hại, ít thiệt hại hoặc ngay cả có lợi nhuận) từ việc chấm dứt hợp đồng. Nên khi pháp luật dân sự quy định về chuyển giao hợp đồng là cho họ giải pháp tốt trong trường hợp họ muốn rút khỏi hợp đồng. Khi đó, họ có thể chuyển giao toàn bộ hợp đồng cho bên thế hợp đồng. Theo đó, có phương án để họ rút khỏi hợp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)