Hình thức chuyển giao hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG

2.5. Hình thức chuyển giao hợp đồng

Cũng theo Điều 1216 BLDS Pháp “Việc chuyển giao phải được xác nhận bằng văn bản, nếu khơng thì vơ hiệu”.

Có lẽ vì hậu quả pháp lý của việc chuyển giao hợp đồng ảnh hưởng trực tiếp đến cả ba bên – bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao và bên bị chuyển giao. Đồng thời, đây là mối quan hệ dân sự ba bên phức tạp hơn, nên BLDS Pháp đã quy định rõ phương thức chuyển giao hợp đồng phải được xác lập bằng văn bản, nếu khơng thì vơ hiệu.

Đối với Việt Nam, theo quy định của BLDS 2015 về hình thức của hợp đồng, hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật khơng quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép

thì phải tuân theo quy định đó.65 Và hình thức chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ, việc chuyển giao quyền yêu cầu và nghĩa vụ được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

Tuy nhiên, khi quy định về hình thức chuyển giao hợp đồng, tác giả thấy rằng cần quy định khác hơn quy định về hình thức giao kết hợp đồng và hình thức chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ nói trên, bởi lẽ:

Chuyển giao hợp đồng vốn dĩ là một quan hệ dân sự đặc biệt, ở chỗ nó làm thay đổi chủ thể của hợp đồng – đã được xác lập trên nguyên tắc “tự do giao kết”, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Khi khơng có việc chuyển giao, thì chủ thể có quyền và nghĩa vụ đã được xác định theo hợp đồng, cịn khi có việc chuyển giao thì chủ thể có quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng lại là một chủ thể khác, không phải là chủ thể đã được xác định ban đầu trong hợp đồng. Việc thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng đến ý chí hợp đồng của các bên liên quan. Mặt khác, trên lý thuyết, đã đề xuất quy định về “điều kiện có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng” trong đó có điều kiện bắt buộc là phải có sự đồng ý của bên chuyển giao, bên nhận chuyển chuyển giao, bên còn lại của hợp đồng (trong trường hợp chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận). Vậy nên, để xác lập việc chuyển giao hợp đồng, cần phải có một hình thức minh thị rõ ràng, chứng minh việc các bên liên quan đã đồng ý việc chuyển giao hợp đồng, cho một chủ thể khác. Điều này tạo cơ sở ràng buộc các bên liên quan. Tránh trường hợp tranh chấp phức tạp giữa các bên liên quan đến chuyển giao, về việc có đồng ý hay khơng đồng ý việc chuyển giao này.

Từ những cơ sở trên, khi quy định chuyển giao hợp đồng, tác giả thấy rằng nhất thiết quy định việc chuyển giao phải được thể hiện bằng văn bản. Ngay cả đối với hợp đồng được xác lập bằng miệng, thì việc thỏa thuận chuyển giao hợp đồng cũng phải được lập thành bằng văn bản. Còn đối với hợp đồng được xác lập bằng văn bản, thì hình thức văn bản thể hiện sự thỏa thuận chuyển giao hợp đồng này tương ứng theo hình thức hợp đồng chuyển giao. (Đối với hợp đồng bằng văn bản có cơng chứng chứng thực, đăng ký, thì việc thỏa thuận chuyển giao hợp đồng bằng văn bản có cơng chứng chứng thực, đăng ký; đối với hợp đồng mà pháp luật quy

                                                                                                                         

65 Điều 119 “Hình thức giao dịch dân sự: 1.Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể; Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản; 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tn theo quy định đó”.

định hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thì việc chuyển giao hợp đồng phải tuân theo quy định về hình thức đó). Quy định này nhằm tạo căn cứ rõ ràng để xác định có sự chuyển giao hợp đồng, đồng thời phù hợp theo quy định về hình thức của hợp đồng trong BLDS 2015.

Chung lại, việc chuyển giao hợp đồng (trong trường hợp chuyển giao theo thỏa thuận) phải được xác lập bằng văn bản, thể hiện sự đồng ý của ba bên trong hợp đồng. Trong trường hợp pháp luật có quy định về hình thức là điều kiện để hợp đồng được chuyển giao có hiệu lực, thì văn bản chuyển giao hợp đồng cũng phải tn theo hình thức đó.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)