Bản chất pháp lý của chuyển giao hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG

2.2. Bản chất pháp lý của chuyển giao hợp đồng

Bản chất pháp lý của quan hệ chuyển giao hợp đồng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phân biệt quan hệ này với các các quan hệ pháp lý ba bên khác được đề cập ở chương 1. Vậy bản chất pháp lý của chuyển giao hợp đồng là gì? Nó có giống bản chất pháp lý của chuyển giao quyền, nghĩa vụ, hay thực hiện công việc thông qua người thứ ba hay khơng? Hay phản chiếu tính chất một mối quan hệ pháp luật khác?

Bản chất của các mối quan hệ này được thể hiện qua khái niệm của các mối quan hệ đó. Và để phân biệt khái niệm chuyển giao hợp đồng với các khái niệm khác, tác giả Đỗ Văn Đại cho rằng “thực ra, chuyển giao hợp đồng có nội dung gần gũi với khái niệm khác như thực hiện hợp đồng thông qua người thứ ba, nhưng hai khái niệm này không đồng nhất với nhau… Trong thực tế, chuyển giao hợp đồng đơi khi khó phân biệt hợp đồng cấp dưới như chuyển giao hợp đồng thuê tài sản với

cho thuê lại tài sản. Thực ra, cho thuê lại và chuyển nhượng hợp đồng thuê là hai khái niệm khác nhau”47. Vì trong thực hiện hợp đồng thơng qua người thứ ba, thì người có nghĩa vụ ban đầu theo hợp đồng vẫn còn phải chịu trách nhiệm theo Điều 283 BLDS năm 2015 (thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba). Cũng như, trong hợp đồng cho th lại tài sản, thì bên th lại khơng có quan hệ trực tiếp với chủ tài sản, mà chỉ có quan hệ trực tiếp với bên thuê tài sản. Chỉ khi nào có sự chuyển nhượng hợp đồng thuê tài sản thì vị trí, chủ thể của hợp đồng mới xác định lại, theo đó, bên thuê lại và chủ tài sản sẽ có quan hệ trực tiếp với nhau theo hợp đồng. Phần phân tích này cho thấy được phần nào sự khác nhau giữa khái niệm chuyển giao hợp đồng và các khái niệm khác.

BLDS 2015 không quy định cụ thể khái niệm của chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ, nhưng qua các nội dung qui định, thấy rằng chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ, như tên gọi của nó, là sự chuyển giao các quyền, nghĩa vụ của một chủ thể này (chủ thể có quyền, nghĩa vụ) sang cho chủ thể khác (chủ thể thế quyền, nghĩa vụ).

Trong khi đó, hợp đồng vốn là tập hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Khi chủ thể trong hợp đồng khơng tiếp tục tham gia hợp đồng, họ có thể chuyển giao quan hệ hợp đồng mà mình đã ký kết sang cho người thứ ba. Khi đó, việc chuyển giao hợp đồng này đồng nghĩa với việc chuyển giao một tập hợp quyền và nghĩa vụ của họ sang cho người thứ ba. Đây là sự thay đổi chủ thể với tổng thể việc chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ và quyền phản kháng đơn phương. Như vậy, chuyển giao hợp đồng làm thay đổi vị thế của chủ thể trong hợp đồng.

Như đã phân tích, tác giả Ngơ Quốc Chiến đã cho rằng “hợp đồng không chỉ đơn thuần là tập hợp các quyền và nghĩa vụ mà còn là mối quan hệ giữa hai bên giao kết và đi liền với nó là phẩm chất cá nhân cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và các quyền phản kháng đơn phương”48.

Vậy nên, chuyển giao hợp đồng, về bản chất pháp lý, đó là sự chuyển giao

tất cả các quyền, nghĩa vụ của một bên chủ thể của hợp đồng cho người khác, với tư cách là một bên trong hợp đồng. Do đó, việc chuyển giao khơng làm thay đổi bản chất của quan hệ pháp luật của hợp đồng. Bản chất của quan hệ pháp luật của hợp

                                                                                                                         

47 Đỗ Văn Đại (2014), tlđd (39), tr.830.831.

đồng - tức các quyền và nghĩa vụ - vẫn được giữ nguyên, chỉ có khác là chúng chuyển tiếp từ chủ thể này sang chủ thể khác.

“Khái niệm thống nhất về chuyển giao hợp đồng là cần thiết để chấm dứt toàn bộ quan hệ với bên ban đầu. Giải pháp này không thể đạt được thông qua việc chuyển giao nghĩa vụ một cách đơn thuần vì việc này không làm thay đổi một số quyền mà người có nghĩa vụ cũ đã có thể thực hiện một mình như quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu hay hủy bỏ hợp đồng”49.

Bản chất này khác với chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ ở chỗ, trong chuyển giao hợp đồng, bên thứ ba – bên thay thế hợp đồng, có quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng với tư cách là một bên của hợp đồng; chứ không phải với tư cách là người thay thế người có quyền, nghĩa vụ để thực hiện quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ đơn lẻ quyền và nghĩa vụ tương ứng.

Hiểu đúng về bản chất pháp lý của chuyển giao hợp đồng, sẽ thấy được sự tách bạch giữa quan hệ chuyển giao hợp đồng và chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ. Điều này nhằm chứng minh BLDS 2015 chưa có quy định về chuyển giao hợp đồng là chưa dự liệu hết quan hệ pháp luật liên quan, để điều chỉnh mối quan hệ chuyển giao hợp đồng đang bị bỏ ngỏ, chưa được luật điều chỉnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)