CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG
1.2. Chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ, thực hiện công việc
1.2.3. Thực hiện công việc thông qua người thứ ba
Một vấn đề khác liên quan, bên cạnh chuyển giao nghĩa vụ, BLDS 2015 còn quy định về “thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba” tại Điều 283: “Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mặt mình thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy, so với chuyển giao nghĩa vụ dân sự, thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba có những nét tương đồng. Các giao dịch này đều là mối quan hệ pháp luật có ít nhất ba chủ thể, trong đó bên quyền, nghĩa vụ ban đầu chuyển cho người thứ ba thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình. Tuy nhiên, hai giao dịch này khác nhau ở hậu quả pháp lý. Ở chuyển giao nghĩa vụ dân sự thì người có nghĩa vụ ban đầu được giải phóng nghĩa vụ. Cịn ở thực hiện nghĩa dân sự thơng qua người thứ ba thì người có nghĩa vụ ban đầu khơng được giải phóng nghĩa vụ. Cho nên có thể phân biệt hai mối quan hệ pháp luật này bằng cách sử dụng thuật ngữ như “chuyển giao nghĩa vụ” hay “thay thế người thực hiện nghĩa vụ”.
Qua phân tích trên, cho thấy những yếu tố của chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ, thực hiện công việc công việc thông qua người thứ ba. Trong đó, điểm khác biệt giữa những quan hệ này và quan hệ chuyển giao hợp đồng, đó là
32 Điều 371. Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm: Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
đối tượng chuyển giao. Với những quy định của BLDS 2015 nói trên, thấy rằng, các
quan hệ quyền và nghĩa vụ chỉ được chuyển giao một cách đơn lẻ, chứ không phải là một tập hợp, trong khi hợp đồng có tập hợp quyền và nghĩa vụ. Và các quy định trên của BLDS 2015 không quy định quyền phản kháng đơn phương cho các bên trong quan hệ chuyển giao quyền, chuyển giao nghĩa vụ. Như thế, trong những quan hệ này, bên nhận chuyển giao và bên còn lại của quan hệ quyền, nghĩa vụ khơng có quyền phản kháng đơn phương đối với nhau. Do đó, bản thân sự chuyển giao riêng quyền, nghĩa vụ không thay thế hết sự chuyển giao vị thế trong hợp đồng, không giải quyết được dứt điểm vấn đề khi một bên trong hợp đồng muốn thoát khỏi hợp đồng. Đơn cử những trường hợp sau:
Trong hợp đồng mua bán nhà, A bán nhà cho B. Và A chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán tiền mua nhà sang cho C. Với quan hệ chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán này, C được quyền yêu cầu B phải thanh tốn cho mình, thay vì thanh tốn cho A. C được nhận tiền thanh toán, nhưng A vẫn là người phải chịu trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước trong quan hệ hợp đồng, đối với thu nhập do bán nhà; chứ C không phải chịu trách nhiệm này.
Hoặc nếu A sau khi nhận tiền thanh tốn mua nhà mà đổi ý, khơng muốn bán nhà, A giao cho D thay mình hồn trả tiền thanh tốn nhà cho B, thì trong quan hệ thực hiện công việc thông qua người thứ ba này, D là người thay mặt A hoàn trả tiền mua nhà cho B. B nhận tiền từ D, nhưng nếu B không đồng ý về việc chấm dứt hợp đồng mua bán nhà và tiếp tục yêu cầu A phải thực hiện hợp đồng hoặc bồi thường do A đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì B có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, và khi đó, B sẽ kiện A chứ không thể kiện D.
Cũng trong hợp đồng mua bán này, nếu B chuyển giao cả hợp đồng mua bán nhà giữa A và B, sang cho E, thì trong mối quan hệ chuyển giao hợp đồng này, E sẽ thay thế vị trí của B trong hợp đồng. Khi đó, tập hợp quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà sẽ thuộc về A và E. Hoặc A khơng bán nhà nữa, hồn trả tiền mua nhà cho E. A và E đều có quyền hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán nhà, là quyền mà chỉ có bên chủ thể của hợp đồng có, chứ C, D khơng có được.
Hoặc trường khác, X nhận hợp đồng thi công xây nhà cho Y. Sau đó, X không muốn bị ràng buộc bởi hợp đồng này nữa, mà muốn chuyển giao cho người khác làm. Với quy định của BLDS 2015, X có thể chuyển giao cho Z quyền u cầu thanh tốn tiền thi cơng và nghĩa vụ thi công. Z nhận chuyển giao quyền, chuyển
giao nghĩa vụ và thực hiện. Nhưng trong trường hợp Y không muốn tiếp tục thực hiện, mà muốn hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì Y sẽ thực hiện quyền này đối với X, chứ không phải đối với Z. Như thế, X vẫn còn bị ràng buộc bởi hợp đồng đã ký với Y.
Nhưng nếu X chuyển giao toàn bộ hợp đồng thi cơng giữa X với Y, sang cho Z. Thì khi đó, X sẽ khơng cịn quyền, nghĩa vụ đối với hợp đồng thi công, cũng như đối với Y. X được giải phóng hồn tồn khỏi hợp đồng. Và Z, sẽ thay X vào vị trí của bên nhận thi cơng trong hợp đồng, có tồn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, trực tiếp với Y. Z và Y có quyền phản kháng đơn phương đối với nhau.
Qua hai ví dụ hai trường hợp trên, thấy rằng chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ, hay thực hiện công việc thông qua người thứ ba có bản chất khác với chuyển giao hợp đồng, và chỉ có thể giải quyết được một mối quan hệ đơn lẻ trong hợp đồng (chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán, thực hiện nghĩa vụ hồn trả tiền, chuyển giao nghĩa vụ thi cơng nhà), chứ không thể giải quyết hết mọi quan hệ trong hợp đồng mà chủ thể muốn thoát ra, muốn chuyển giao cho người khác (nghĩa vụ chịu thuế, quyền hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng).
Như thế, những mối quan hệ pháp lý ba bên này có những yếu tố làm nên chuyển giao hợp đồng, nhưng chúng không thể thay thế được chuyển giao hợp đồng. Bên cạnh đó, các quan hệ nói trên được chuyển giao đơn lẻ. Vậy hợp đồng, bao gồm tập hợp các quan hệ đơn lẻ này và cả quyền phản kháng đơn phương, cũng hồn tồn có cơ sở để được chuyển giao toàn bộ, nhằm giải quyết trường hợp chủ thể của hợp đồng muốn chuyển giao toàn bộ các mối quan hệ của mình theo hợp đồng cho người khác. Đây là cơ sở nền tảng để nhìn nhận về sự cần thiết luật hóa chuyển giao hợp đồng.