Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật chuyên ngành Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 32 - 41)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG

1.3. Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật chuyên ngành Việt Nam

Bên cạnh quy định về chuyển giao đơn lẻ quyền, nghĩa vụ trong BLDS 2015, một số văn bản pháp luật chuyên ngành cũng đã quy định chuyển giao không phải riêng lẻ quyền, nghĩa vụ; mà là chuyển giao toàn bộ hợp đồng, chẳng hạn:

Điều 45 Bộ luật lao động năm 2013 quy định về chuyển giao hợp đồng lao động. Theo đó, khi có sự sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có, trên cơ sở hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp, hợp tác xã cũ với người lao động, và sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Như thế, đã có sự chuyển

giao hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động mới thay thế vị trí của người sử dụng lao động cũ, tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã được ký giữa người sử lao động cũ với người lao động.

Điều 194 “Hợp nhất doanh nghiệp”34 Luật Doanh nghiệp năm 2014, hai hay nhiều công ty cùng loại – đối với công ty bị hợp nhất, hay một hoặc một số cơng ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty khác, vào một công ty khác. Việc hợp nhất này được thực hiện bằng cách chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị hợp nhất, bị sáp nhập (tạm gọi là công ty cũ) sang cho công ty hợp nhất, nhận sáp nhập (công ty mới). Trong tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp đó có hợp đồng lao động của cơng ty. Cơng ty mới, sau khi hợp nhất, sẽ có trách nhiệm thực hiện tiếp hợp đồng lao động do công ty cũ đã ký kết với người lao động. Hợp đồng lao động đó khơng đương nhiên bị chấm dứt theo việc chấm dứt tồn tại hợp đồng với cơng ty cũ, mà nó đương nhiên được chuyển giao sang cho công ty mới. Như vậy, trong trường hợp này, đã có sự chuyển giao

                                                                                                                         

34 Điều 194 “Hợp nhất doanh nghiệp

1. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một cơng ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất

2. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:

a) Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung

chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các cơng ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của cơng ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp

đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch

công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến

các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua. 3. Trường hợp hợp nhất mà theo đó cơng ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó cơng ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

4. Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp cơng ty hợp nhất thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Hợp đồng hợp nhất;

b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất.

5. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được

hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp nhất.

Trường hợp cơng ty bị hợp nhất có địa chỉ trụ sở chính ngồi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính cơng ty hợp nhất thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi cơng ty hợp nhất phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính cơng ty bị hợp nhất để cập nhật tình trạng pháp lý của cơng ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.

hợp đồng lao động giữa hai công ty. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động. Và Điều 195 “Sáp nhập doanh nghiệp”35 cũng quy định tương tự như trường hợp doanh nghiệp được hợp nhất trên.

Những quy định trên đây nhằm đảm bảo cho người lao động được ổn định việc làm. Trong khía cạnh này, việc thực hiện hợp đồng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến không những bản thân của người lao động, mà cịn tác động đến gia đình của người lao động, đến xã hội. Nên việc thực hiện hợp đồng lao động ổn định cũng góp phần làm ổn định xã hội và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động. Do đó, pháp luật buộc những hợp đồng lao động đã được ký giữa người sử dụng lao động cũ và người lao động phải được duy trì, thực hiện, ngay cả khi người

                                                                                                                         

35 Điều 195 “Sáp nhập doanh nghiệp

1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là cơng ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là cơng ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp

đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty nhận sáp nhập;

tên, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của cơng ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp

đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp

nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

c) Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó cơng ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của cơng ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các cơng ty mà theo đó cơng ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

4. Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Hợp đồng sáp nhập;

b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

c) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có

quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

5. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập”.

Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngồi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính cơng ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc

đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính cơng ty bị sáp nhập để cập nhật tình

sử dụng lao động cũ đã bị thay thế, và chủ thể mới thay thế này phải đương nhiên thay vào vị trí người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động cũ.

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đôi, bổ sung năm 2010, 2013, 2014, Luật này quy định hẳn một mục –Mục 3 “Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm”, gồm: Điều 74 “Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm”36; Điều 75 “ Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm”37; Điều 76 “Thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm”38

Như vậy, với riêng hợp đồng bảo hiểm, nhà làm luật đã quy định minh thị về chuyển giao hợp đồng, với những nội dung cơ bản như: Các trường hợp chuyển giao; điều kiện chuyển giao; thủ tục chuyển giao; chủ thể của việc chuyển giao này là các doanh nghiệp bảo hiểm.

Quy định này nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng. Để đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể; thì hợp đồng bảo hiểm được giao kết trước đây giữa những doanh nghiệp bảo hiểm này với bên mua bảo hiểm vẫn tiếp tục được thực hiện, mà không bị chấm dứt. Người được bảo hiểm, người thụ hưởng vẫn được giải quyết quyền lợi, hay có các quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng. (Người giải quyết quyền lợi là doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao).

                                                                                                                         

36 Điều 74 “Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm: 1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán; b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể; c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh tốn, giải thể mà khơng thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ

định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao”.

37 Điều 75 “ Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao; 2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết

thời hạn hợp đồng bảo hiểm;

3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao”.

38 Điều 76 “Thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện

theo thủ tục sau đây:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị chuyển giao hợp đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao, kèm theo hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc chuyển giao và thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản”.

Một điểm lưu ý là theo khoản 2 của Điều 74 nói trên, ngồi trường hợp chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận, thì luật quy định cả chuyển giao bắt buộc đối với hợp đồng, đó là “Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất

khả năng thanh tốn, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao”. Nghĩa là Nhà nước có quyền bắt buộc việc chuyển

giao hợp đồng bảo hiểm, nếu doanh nghiệp cần chuyển giao khơng tìm, thỏa thuận được việc chuyển giao hợp đồng với doanh nghiệp khác. Quy định này thể hiện nổi bật ý chí của nhà làm luật, muốn bảo vệ tuyệt đối quyền lợi của bên tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng; cũng là muốn đảm bảo cho hợp đồng bảo hiểm đã ký vẫn tiếp tục được thực hiện mà không bị chấm dứt.

Điều 133 “Quyền tiếp tục thuê nhà ở”39 Luật Nhà Ở năm 2014,. Theo điều này, luật quy định chuyển giao bắt buộc đối với hợp đồng thuê nhà. Cụ thể, trong trường hợp bên cho thuê nhà chết mà thời hạn thuê nhà theo hợp đồng vẫn cịn thì người thừa kế hay Nhà nước vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà đó, cho đến khi hết hạn hợp đồng. Ngay trường hợp người thuê nhà chết trong thời hạn thuê nhà theo hợp đồng, thì người ở chung với người thuê nhà vẫn tiếp tục được thuê nhà, theo nội dung hợp đồng thuê nhà mà bên cho thuê, bên thuê đã ký. Quy định này nhằm đảm bảo điều kiện ổn định về chỗ ở cho bên thuê, đảm bảo cho bên thuê nhà được sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê.

Nghị định 99/NĐ-CP ngày 20/10/2015, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Điều 72 “Giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch đối với trường hợp khơng bắt buộc phải có Giấy chứng nhận”40.

                                                                                                                         

39 Điều 133 “Quyền tiếp tục thuê nhà ở: Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chết mà thời hạn th nhà ở vẫn cịn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng. Người thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp chủ sở hữu khơng có người thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và người đang thuê nhà ở được tiếp tục thuê theo quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn cịn thì bên th nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)