CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG
2.4.2. Chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận
Quan hệ chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận được quy định đối với những hợp đồng mà việc chuyển giao chỉ được cơng nhận khi có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan. Đó là bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao và bên còn lại của hợp đồng.
Như đã nói, xuất phát từ nguyên tắc “tự do giao kết hợp đồng” nên hợp đồng được chuyển giao theo thỏa thuận sẽ chiếm phần lớn trong số hợp đồng được chuyển giao. Tác giả thấy rằng cần nhìn nhận vấn đề này theo phương thức loại trừ, rằng trong tất cả hợp đồng, trừ những hợp đồng được chuyển giao theo quy định pháp luật và những hợp đồng khơng được chuyển giao, thì những hợp đồng còn lại được chuyển giao theo thỏa thuận.
Phần quy định chuyển giao theo thỏa thuận là bước quy định thừa nhận việc chuyển giao hợp đồng trong BLDS 2015.
Việc thể hiện sự đồng ý chuyển giao hợp đồng của bên còn lại trong hợp đồng có thể được thể hiện ngay từ đầu trong hợp đồng ký kết nếu các bên thống nhất. Trong trường hợp các bên chưa thể hiện ý kiến về việc chuyển giao hợp đồng trong hợp đồng thì các bên có quyền thỏa thuận thống nhất sau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các bên giao kết hợp đồng cũng có quyền quy định cấm chuyển giao hợp đồng, ngay trong hợp đồng để thể hiện ý chí của mình về vấn đề này.
Chung lại, chuyển giao hợp đồng được thực hiện theo hai phương thức, theo pháp luật và theo thỏa thuận.
Trên thực tế, vì BLDS 1995 (cũng như BLDS 2005, BLDS 2015) chưa quy định về chuyển giao hợp đồng, nên khi có tranh chấp về chuyển giao hợp đồng xảy ra, mặc dù pháp luật chuyên ngành đã quy định rõ quyền chuyển giao hợp đồng đối với quan hệ pháp luật này, nhưng các Tòa đánh giá, giải quyết vụ việc khơng giống nhau. Có Tịa chỉ áp dụng căn cứ pháp luật chuyên ngành để công nhận quan hệ chuyển giao hợp đồng; có Tịa khơng áp dụng quy định chuyên ngành này, mà áp dụng căn cứ theo BLDS để không công nhận quan hệ chuyển giao hợp đồng; có Tịa thì áp dụng cả văn bản pháp luật chuyên ngành và BLDS để công nhận chuyển giao hợp đồng nhưng chỉ trong một chừng mực. Tất cả những quan điểm khác nhau này dẫn đến có sự nhìn nhận nhập nhằng giữa chuyển giao hợp đồng theo quy định pháp luật và theo thỏa thuận, làm cho việc xác định quan hệ tranh chấp, căn cứ pháp lý giải quyết của Tòa án đối với những tranh chấp về mối quan hệ này khác nhau, như vụ án sau:
Vụ án tranh chấp dân sự giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Cúc và bị đơn là Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên).
Nội dung vụ án: Năm 1997, ông Phan Nhơn và bà Võ Thị Thủy nhận hợp đồng giao khoán rừng với Lâm trường Sơn Hòa (nay là Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Hịa).Theo hợp đồng này, người nhận khốn được hưởng quyền lợi 2/3 sản phẩm cây phụ trợ khi rừng được khai thác. Do không đủ khả năng chăm sóc rừng nên năm 1998, ông Nhơn, bà Thủy đã chuyển nhượng lại hợp đồng giao khoán rừng cho bà Nguyễn Thị Ái Liên. Các bên lập giấy tờ chuyển nhượng có chứng thực của UBND xã Sơn Hội. Năm 2003, bà Liên cũng khơng đủ khả năng chăm sóc rừng nên đã chuyển nhượng hợp đồng giao khoán rừng cho bà Nguyễn Thị Cúc. Từ khi nhận chuyển nhượng hợp đồng, bà Cúc đã bỏ công và tiền của để chăm sóc rừng. Đến thời điểm thu hoạch, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Hịa khơng cho bà Cúc được hưởng quyền lợi khai thác rừng cây theo nội dung hợp đồng nhận khoán, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng cây trồng mà Ban quản lý rừng phịng hộ ký kết với ơng Nhơn, bà Thủy. Bà Cúc khởi kiện Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Hòa, yêu cầu Tịa án cơng nhận cho bà được hưởng quyền lợi của người nhận khốn theo hợp đồng.
TAND huyện Sơn Hịa (theo án số: 09/2011/DSST ngày 07/9/201) xác định quan hệ pháp luật là “tranh chấp hợp đồng khoán”; áp dụng các điều: 503, 504, 505, 506, 510 BLDS năm 1995; Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 202/TTG ngày
02/5/1994 của Thủ tướng Chính phủ “ban hành văn bản qui định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi, tái sinh rừng và trồng rừng”; chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Cúc, buộc bị đơn là BQLRPH huyện Sơn Hòa phải giải quyết quyền lợi cho bà Cúc theo đúng quyền lợi mà ông Nhơn, bà Thủy (tức người chuyển nhượng hợp đồng) sẽ được hưởng theo hợp đồng nếu họ không chuyển nhượng hợp đồng (hưởng 2/3 sản phẩm cây rừng phụ trợ)62. TAND huyện Sơn Hòa đã công nhận quan hệ chuyển nhượng hợp đồng, trên cơ sở văn bản pháp luật là Quyết định 202/QĐ-TTg năm 1994.
TAND tỉnh Phú Yên (theo bản án số: 15/2012/DSPT ngày 26/4/2012) tuyên áp dụng các Điều 503, 504, 505, 506, 511 và 513 BLDS năm 1995; sửa toàn bộ bản án sơ thẩm, chấp nhận kháng cáo của bị đơn, bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Cúc63. Như thế, TAND tỉnh Phú Yên không công nhận quan hệ chuyển giao hợp đồng.
TAND Cấp cao tại Đà Nẵng (theo Quyết định giám đốc thẩm số: 13/2015/DS- GĐT ngày 11/12/2015 của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng) nhận định: Hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng giao khoán giữa anh Nhơn, chị Thủy và chị Liên được Ủy ban nhân dân xã Sơn Hội xác nhận là phù hợp với quy định tại Khoản 2, Điều 6 của Quyết định số 202/TTG ngày 02/5/1994. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 3 Điều 511 BLDS năm 1995 (nay là khoản 3 Điều 508 BLDS năm 2005) “Bên thuê khốn khơng được cho th khốn lại, trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý”. Nên việc anh Nhơn, chị Thủy chuyển nhượng hai hợp đồng thuê khoán rừng cho chị Liên là không đúng pháp luật. Sau đó, chị Liên chuyển nhượng hai hợp đồng giao khốn rừng nêu trên cho chị Cúc cũng là không đúng theo quy định của pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 6 Quyết định số 202/TTG ngày 02/5/1994 để xác định hợp đồng giao khoán chuyển nhượng lại giữa vợ chồng anh Nhơn, chị Thủy với chị Liên và hợp đồng giao khoán chuyển nhượng lại giữa chị Liên và chị Cúc là do yếu tố khách quan không thể tiếp tục quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng nhận khốn nên chuyển nhượng lại để xác định chị Cúc được hưởng 2/3 giá trị của 73,2ha rừng là khơng đúng. Tịa án cấp phúc thẩm xác định hợp đồng giao khoán chuyển nhượng lại giữa anh Nhơn, chị Thủy với chị Liên và hợp đồng giữa chị Liên với chị Cúc vô hiệu là có cơ sở. Và Tịa đưa ra định hướng xử lý hợp đồng vô hiệu64. Như
62 Phụ lục 02.
63 Phụ lục 03.
thế, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xác định mối quan hệ này là chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận.
Như thế, Tòa cấp sơ thẩm, giám đốc thẩm nhìn nhận khác nhau về phương thức chuyển giao hợp đồng. Tòa cấp sơ thẩm đánh giá là chuyển giao hợp đồng theo pháp luật. Tòa cấp giám đốc thẩm xác định là chuyển giao hợp đồng theo pháp luật. Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng tranh chấp không phù hợp dẫn đến Tịa áp dụng căn cứ để giải quyết khơng phù hợp. Vì đối tượng tranh chấp trong vụ án này là “hợp đồng chuyển giao hợp đồng nhận khốn”, chứ khơng phải là “hợp đồng nhận khoán” như các Tịa đã xác định.
Ngồi ra, phân tích yếu tố khác của chuyển giao hợp đồng trong quan hệ chuyển giao này, về hình thức, các bên liên quan chuyển giao hợp đồng theo hình thức bằng văn bản, có xác nhận của UBND xã nơi có rừng (hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Nhơn, bà Thủy và bà Liên) và chỉ có 02 bên ký với nhau, khơng có xác nhận của chính quyền địa phương (hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Liên và và Cúc). Trong quan hệ chuyển giao này, chủ thể tham gia chuyển giao là 02 bên – bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao. Riêng bên cịn lại trong hợp đồng khơng tham gia chuyển giao hợp đồng.