3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3.7. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh PTH vịt
Qua xác định sự mẫn cảm của các vi khuẩn gây bệnh phân lập được với một số kháng sinh, hoá dược bằng phương pháp kháng sinh đồ trên đĩa thạch, trên cơ sở đó lựa chọn phác đồ điều trị bệnh thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả một cách khách quan, các phác đồ được thực hiện có sự đồng đều tương đối về các tiêu chí cơ bản sau:
- Số vịt bị bệnh PTH ở cùng một địa điểm được phân ra một cách ngẫu nhiên làm 3 lô tương ứng với 3 phác đồ điều trị bệnh.
- Số lần và ngày điều trị bệnh được dùng đồng đều trong các phác đồ. - Trong 3 phác đồ, sự khác nhau là việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác.
- Đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị bệnh căn cứ vào sự ổn định dần về các triệu chứng biểu hiện bệnh và tình trạng ăn uống sau 4 - 7 ngày kể từ khi dùng thuốc.
Các phác đồ dùng trong điều trị như sau:
Phác đồ I: NORFLOX 10: 1 ml/5 kg TT
Điện giải: 1 g/lít nước uống B.complex: 1 g/3 lít nước uống.
Trong đó: thuốc Norflox 10 là sản phẩm của công ty TNHH Phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng, Trong 100 ml có: 10 000 mg Norfloxacin HCl.
Phác đồ II:
T.COLIVIT: 20 g/100 kg TT. Hòa nước cho uống hoặc trộn thức ăn cho ăn. Điện giải: 1g/lít nước uống
B.complex: 1g/3 lít nước uống.
Thuốc T.colivit là sản phẩm của công ty thuốc thú y Năm Thái. Trong 100 g chế phẩm có:
Oxytetracyclin HCl: 9 000 mg Neomycin : 6 000 mg
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phác đồ III: HANCIPRO - 50: 1 ml/lít nước uống.
Điện giải: 1 g/lít nước uống B.complex: 1 g/3 lít nước uống
Hancipro là sản phẩm của công ty cổ phần dược và vật tư thú y HANVET. Trong 100 ml chế phẩm chứa: Ciprofloxacin: 5 000 mg.
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Tính LD50
- Xác định tỷ lệ chuột sống và chết ở mỗi độ pha loãng. % chết = 100 x số lượng chết
Tổng số chết + tổng số sống Tính LD50 theo công thức của Reed - Muench:
LgLD50 = LgA + a - 50 x d a - b
Trong đó:
LD50: liều gây chết 50% động vật thí nghiệm
A: bậc pha loãng ở liều gây chết cận trên 50% động vật thí nghiệm a: tỷ lệ chết cận trên 50% động vật thí nghiệm đối với liều A. b: tỷ lệ chết cận dưới 50% động vật thí nghiệm đối với liều A. d: lg của độ pha loãng (nên bậc 10 sẽ là -1).
Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện, 1997 [40] với các tham số cơ bản:
+ Số trung bình cộng : X + Sai số của số trung bình : mx
+ Độ lệch chuẩn : Sx
- Phương pháp thống kê sinh học của Pascal Leroy, Frédéric Farnir (Người dịch Đặng Vũ Bình - 1999) [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt tại địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành kiểm tra 184 mẫu thí nghiệm được lấy từ: lách, manh tràng, trứng tắc, trứng thường và nước môi trường. Sau khi thu thập mẫu thí nghiệm được xử lý, nuôi cấy và phân lập tại Bộ môn Vệ sinh gia súc - Viện Thú y. Quá trình nuôi cấy, phân lập được tiến hành theo sơ đồ ở phần phụ lục như đã đuợc trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt
STT Loại mẫu Số lƣợng mẫu Mẫu dƣơng Tỷ lệ (%)
1 Bệnh phẩm 108 19 17,59
2 Trứng tắc 64 15 23,44
3 Trứng thường 6 0 0
4 Nước môi trường 6 1 16,67
Tổng 184 35 19,02
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: trong tổng số 184 mẫu thu thập từ các cơ sở chăn nuôi thuộc hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thì các loại mẫu khác nhau có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella cũng khác nhau, tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở mẫu trứng tắc (23,44%), sau là đến mẫu bệnh phẩm (17,59%), trong mẫu trứng thường không tìm thấy sự có mặt của vi khuẩn Salmonella. Tỷ lệ nhiễm
Salmonella chung là 19,02%. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ nhiễm Salmonella
cao ở trứng tắc là do vi khuẩn xâm nhập từ phân, ổ đẻ, máy ấp bị ô nhiễm hoặc từ vịt mẹ truyền qua trứng rồi nhân lên trong phôi.
So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được với các nghiên cứu của các tác giả khác trong và ngoài nước thì tỷ lệ phân lập được vi khuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Salmonella trên vịt tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang là trung bình (19,02%), thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Liên (1997) [21], có tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt ở tỉnh Hà Tây cũ là 21,05% và thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Xuân Hạnh và cs (1998) [15], tại Thành Phố Hồ Chí Minh là 28,3% nhưng lại cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huân và cs (2006) [18], tại Thành Phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ nhiễm Salmonella là 8,83%.
Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trên vịt ở các vùng khác nhau cũng tương tự như các nghiên cứu ở nước ngoài. Chẳng hạn, 4,6% số vịt kiểm tra và 20% số trại vịt ở Đài Loan bị nhiễm Salmonella (Tsai HJ và Hsiang pH (2005) [75]. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở ngan, vịt tại Anh Quốc dao động từ 1,5% (năm 2001) đến 10,5% (năm 2005).
Giải thích hiện tượng của sự khác biệt này, theo chúng tôi có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do 3 nguyên nhân chính sau:
+ Do các vùng địa lý nghiên cứu khác nhau, thời điểm lấy mẫu khác nhau. + Do hiện tượng ngưng kết chéo giữa các thành viên thuộc họ vi khuẩn đường ruột hoặc hiện tượng tự ngưng kết do bảo quản kháng nguyên không tốt.
+ Do phương pháp chẩn đoán lâm sàng của người lấy mẫu và trang thiết bị kỹ thuật sử dụng để nuôi cấy, phân lập vi khuẩn của các nghiên cứu là khác nhau.
Một số vi khuẩn thường gặp ở vịt, đặc biệt là các thành viên thuộc giống Citrobacter và E.coli mà kháng thể do chúng kích thích tạo ra từ cơ thể vịt có thể gây nên hiện tượng ngưng kết chéo với kháng nguyên Salmonella
(Hồ Đình Chúc và cs, 1978) [6].
Theo tác giả William và cs (1976) [79]; Cooper và cs (1989) [54], nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên là do đặc tính thích ứng giữa cơ thể vật chủ và vi khuẩn Salmonella. Trong rất nhiều trường hợp vi khuẩn chỉ cư trú ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đường ruột, bị bao vây bởi các hạch lâm ba ruột và không xâm nhập vào các cơ quan nội tạng khác. Trong trường hợp trên nếu bệnh phẩm được lấy từ gan, lách, tim sẽ cho kết quả âm tính mặc dù gia cầm đang mang mầm bệnh.
Kết quả nghiên cứu này tiếp tục khẳng định vai trò của vi khuẩn
Salmonella trong bệnh PTH của vịt. Vấn đề do Salmonella và bệnh do chúng gây ra đã được thế giới khẳng định từ thế kỷ 18, song đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị, thậm chí ngày càng trở lên phức tạp hơn. Bởi vậy nghiên cứu này vẫn là vấn đề cần thiết đối với mỗi quốc gia (Selbitz H-J. và cs, 1995) [71].
Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ vịt có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán, cho phép xác định bệnh và có biện pháp nhanh chóng trong phòng trị bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra nhằm giảm thiệt hại trong chăn nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi vịt. Vì vịt là loài thuỷ cầm, nên trong phương thức chăn nuôi vi khuẩn Salmonella có điều kiện phát triển rất thuận lợi để gây bệnh. Ngoài ra, những nghiên cứu về Salmonella trên vịt ở nước ta còn chưa nhiều.
Việc tìm thấy vi khuẩn Salmonella hay không trong mẫu nghiên cứu còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vịt để phòng trị bệnh. Sử dụng kháng sinh không thích hợp, cũng như không đúng liệu trình sẽ ảnh hưởng đến quá trình lây lan cũng như thời gian thải vi khuẩn
Salmonella ở vịt.
Theo nguyên tắc chung để khống chế và phòng chống các bệnh truyền nhiễm có hiệu quả thì điều kiện tiên quyết là chúng ta phải xác định được chính xác tác nhân gây bệnh, phải nắm được đầy đủ bản chất của mầm bệnh. Phải hiểu được tính gây bệnh của mầm bệnh theo mùa vụ trong năm đối với động vật nghiên cứu.
Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt thể hiện rõ hơn trên biểu đồ 3.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16.67 17.59 23.44 0 5 10 15 20 25
Nƣớc môi trƣờng Bệnh phẩm Trứng tắc Loại mẫu Tỷ lệ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt
3.2. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt theo mùa vụ
Nói tới mùa vụ chính là nói tới tác động của các điều kiện thời tiết, khí hậu mà những nhân tố cơ bản trong đó là ẩm độ, nhiệt độ môi trường, các bức xạ mặt trời... gây ra những biến đổi sinh lý không bình thường cho cơ thể động vật, dễ gây các stress, làm giảm sức đề kháng cho cơ thể, tăng khả năng mắc bệnh đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá.
Từ tổng số 184 mẫu xét nghiệm được lấy 2 đợt theo hai mùa trong năm là mùa mưa và mùa khô. Tiến hành so sánh tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt theo mùa vụ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Tỷ lệ nhiễm Salmonella theo mùa vụ trong năm
Loại mẫu Mùa
mƣa Mẫu dƣơng Tỷ lệ (%) Mùa khô Mẫu dƣơng Tỷ lệ (%) Bệnh phẩm 68 14 20,59 40 5 12,5 Trứng tắc 30 9 30 34 6 17,65 Trứng thường 6 0 0 0
Nước môi trường 3 1 33,33 3 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt ở mùa mưa (22,43%) cao hơn so với mùa khô (14,29%).
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huân và cs (2006) [18], tỷ lệ nhiễm Salmonella trên vịt về mùa mưa (12,96%) cao hơn trong mùa khô (3,95%).
Kết quả này đã chứng minh là trong mùa mưa có sự biến đổi phức tạp của điều kiện ngoại cảnh, những đợt mưa xuân đầu mùa cùng với nhiệt độ môi trường tăng cao dần. Sự kết hợp của nhiệt độ môi trường cùng ẩm độ không khí là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, đặc biệt là vi khuẩn E.coli và Salmonella. Vì vậy, trong mùa mưa ẩm, cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh PTH vịt.
Mặt khác, sự thay đổi về nhiệt độ cùng với ẩm độ môi trường là yếu tố stress gây tác động bất lợi tới cơ thể vật nuôi dễ gây ra nhiều hiện tượng bệnh lý phức tạp đặc biệt là bệnh đường tiêu hoá.
Theo Phạm Khắc Hiếu (1997) [17], khi vật nuôi thường xuyên bị tác nhân stress tác động dễ dẫn tới viêm niêm mạc ruột là điều kiện tốt cho vi khuẩn gây hại như E.coli, Salmonella cũng như nhiều loài vi khuẩn khác xâm nhập và gây bệnh.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác vệ sinh, sát trùng tiêu độc trong việc ngăn ngừa sự nhiễm các vi khuẩn nói chung và Salmonella
nói riêng.
3.3. Kết quả xác định một số đặc tính nuôi cấy và đặc tính sinh hoá của
các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập đƣợc
Mỗi loài vi khuẩn có một đặc tính sinh học khác nhau như tính chất nuôi cấy trên các môi trường thông thường, môi trường đặc hiệu, đặc tính chuyển hoá các loại đường và khả năng sản sinh các hợp chất sinh học trung gian trên các môi trường nuôi cấy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành giám định các chủng Salmonella
phân lập được từ các mẫu nghiên cứu.
Trong quá trình nuôi cấy, các mẫu nghiên cứu được cấy trực tiếp trong các môi trường tăng sinh chọn lọc Muller Kauffmann, đồng thời kiểm tra sự di động của vi khuẩn trên môi trường thạch bán cố thể MSRV. Từ môi trường Muller Kauffmann và MSRV, các mẫu nghi ngờ là nhiễm Salmonella được cấy chuyển sang hai loại môi trường thạch chọn lọc đặc hiệu là môi trường XLT4 và Rambach, nuôi cấy tủ ấm 37oC trong vòng 18-24h đọc kết quả. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra một số đặc tính nuôi cấy của vi khuẩn
Salmonella phân lập đƣợc Môi trƣờng kiểm tra Số chủng Đặc tính nuôi cấy Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Muller Kaufman 35 Mọc tốt 35 100
MSRV 35 Vi khuẩn mọc lan toả xung
quanh giọt dịch nuôi cấy. 35 100
Rambach 35
Khuẩn lạc dạng S, tròn, rìa gọn và có màu đỏ hoặc màu hồng cánh sen. 35 100 XLT4 35 Khuẩn lạc dạng S, tròn, rìa gọn, bề mặt hơi vồng và có màu đen. 35 100
Kết quả ở bảng 3.3 cho biết: khi nuôi cấy vi khuẩn Salmonella trên các môi trường tăng sinh không chọn lọc và chọn lọc thì kết quả thu được là cả 35 chủng thử đều thể hiện đặc tính nuôi cấy rất điển hình.
Khi nuôi cấy vi khuẩn Salmonella trong môi trường Muller Kaufman ở 37oC sau 24 giờ, vi khuẩn mọc tốt, môi trường đục đều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Màu sắc khuẩn lạc:
Trên môi trường MSRV: 100% số chủng vi khuẩn mọc lan tỏa ra xung quanh giọt dịch nuôi cấy.
Trên môi trường Rambach: 100% số chủng có khuẩn lạc tròn, rìa gọn và có màu đỏ hoặc màu hồng cánh sen.
Trên môi trường XLT4: 100% số chủng có khuẩn lạc tròn, rìa gọn, bề mặt hơi vồng và có màu đen.
Như vậy, 100% (35/35) số chủng thử đều thể hiện đặc tính nuôi cấy rất điển hình.
Đặc tính sinh hoá học của vi khuẩn là một trong những nghiên cứu cơ bản, trên cơ sở đó giúp ta giám định loài vi khuẩn và thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. Từ các mẫu Salmonella được nuôi cấy trên môi trường thạch đặc hiệu Rambach và XLT4, lấy khuẩn lạc cấy sang môi trường Kligler để kiểm tra một số đặc tính sinh hoá. Tổng số chủng được giám định tính chất sinh hoá là 35 chủng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4:
Bảng 3.4: Kết quả xác định một số đặc tính sinh hoá của vi khuẩn
Salmonella phân lập đƣợc Phản ứng Số chủng kiểm tra Kết quả (+) Tỷ lệ (%) (-) Tỷ lệ (%) Sinh H2S 35 35 100 - - Sinh hơi 35 31 88,57 4 11,43 Lysine 35 - - 35 100 Simmon,s citrate 35 32 91,43 3 8,57 Urease 35 - - 35 100 Di động 35 35 100 - - Indol 35 - - 35 100 Oxydaza 35 - - 35 100 Catalaza 35 35 100 - - Ghi chú: (+): Phản ứng dương tính (-): Phản ứng âm tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy: 100% (35/35) số chủng kiểm tra đều có khả năng sản sinh H2S và di động, 100% có phản ứng dương tính với catalaza, 91,43% (32 /35) cho phản ứng dương tính với simoncitrate 88,57% (31/35) lên men sinh hơi. 100% (35/35) số chủng kiểm tra không phân giải ure và lysine, 100% số chủng kiểm tra có phản ứng âm tính với oxydaza.
Bảng 3.5: Kết quả giám định khả năng lên men đƣờng của các chủng
Salmonella phân lập đƣợc
STT Các loại đƣờng Số mẫu kiểm tra Kết quả Tỷ lệ (%)
1 Lactose 35 - - 2 Glucose 35 32 91,43 3 Mantol 35 32 91,43 4 Galactoz 35 35 100 5 Manitol 35 35 100 6 Saccarroz 35 - -
Kết quả ở bảng 3.5 cho biết: 100% (35/35) các chủng lên men galactoz, manitol, 91,43% (32/35) số chủng Salmonella phân lập được lên men đường glucose và mantol nhưng trong đó 100% số chủng không lên men lactose và saccarroz.
Đỗ Trung Cứ và cs (2001) [3], nghiên cứu trên đàn lợn tiêu chảy ở 1 số