3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.11. Kết quả về tình trạng kháng thuốc của hai chủng S.typhimurium
S. enteritidis phân lập đƣợc
Tình trạng kháng thuốc của các loài vi khuẩn nói chung và của các chủng Salmonella nói riêng hiện nay đang là vấn đề rất phức tạp trong phòng trị bệnh. Khả năng kháng thuốc không cố định mà thay đổi phụ thuộc vào việc sử dụng kháng sinh trong các cơ sở chăn nuôi đúng theo qui trình, đúng liệu trình, đúng liều lượng… hay sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh một cách tràn lan. Thông thường, tất cả các loại thuốc kháng sinh đều có khả năng kìm hãm hoặc tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh. Trong quá trình sống, bản thân một số loài vi khuẩn tạo cho bản thân nó khả năng kháng kháng sinh. Việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh, trong thức ăn để kích thích sinh trưởng, bảo quản thực phẩm, xử lý môi trường… đã tạo ra nhiều giống vi khuẩn có khả năng kháng thuốc.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kháng sinh và hoá dược được bán để điều trị bệnh. Tuy nhiên các loại thuốc này được sử dụng rộng rãi, tuỳ tiện và tràn lan sau nhiều năm đã phát hiện thấy ngày càng nhiều vi khuẩn có khả năng chống lại tác dụng trị liệu của các loại thuốc này, do đó đã gây khó khăn cho việc dùng thuốc điều trị dự phòng và chống dịch. Do vậy, để có được kết quả trong điều trị bệnh như mong muốn và phòng bệnh cho vật nuôi có hiệu quả cần phải xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn Salmonella
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phân lập được với một số kháng sinh và hoá dược đang được dùng phổ biến để phòng và trị bệnh cho vật nuôi tại những cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Với mục đích tìm ra những loại thuốc kháng sinh có tác dụng tốt trong điều trị bệnh do Salmonella gây ra trên vịt nhằm hạn chế những tác hại do chúng gây ra trong chăn nuôi vịt. Chúng tôi tiến hành thử kháng sinh đồ trên 11 chủng S. typhimurium và S. enteritidis phân lập được với 9 loại thuốc kháng sinh. Kết quả được trình bày ở bảng 3.16.
Bảng 3.16: Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ đối với hai chủng
S. typhimurium và S. enteritidis phân lập đƣợc
TT Tên kháng sinh Số chủng vi khuẩn thực Mức độ mẫn cảm Rất mẫn cảm Mẫn cảm trung bình Kháng kháng sinh Số chủng Tỷ lệ (%) Số chủng Tỷ lệ (%) Số chủng Tỷ lệ (%) 1 Norfloxacin 11 11 100 - - - - 2 Ciprofloxacin 11 10 90,91 1 9,09 - - 3 Ampicillin 11 1 9,09 3 27,27 7 63,64 4 Gentamicin 11 - - 1 9,09 10 90,91 5 Amikacin 11 6 54,55 3 27,27 2 18,18 6 Trimethoprim 11 - - 11 100 - - 7 Tetracyclin 11 4 36,36 5 45,46 2 18,18 8 Ofloxacin 11 10 90,91 1 9,09 - - 9 Neomycin 11 9 81,82 2 18,18 - -
Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy: hầu hết các chủng Salmonella phân lập được từ vịt đều kháng với các loại kháng sinh. Tuy nhiên tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn đối với từng loại kháng sinh là khác nhau: Gentamicin là loại thuốc kháng sinh bị vi khuẩn kháng lại với tỷ lệ cao nhất 10/10 chủng (90,91%) với đường kính vòng vô khuẩn lớn nhất là 11,5 mm, sau đó đến loại kháng sinh Ampicillin 7/11 chủng (63,64%) với đường kính vòng vô khuẩn lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhất là 11 mm. Norfloxacin là loại kháng sinh vi khuẩn Salmonella mẫn cảm nhất 11/11 chủng (100%) với đường kính vòng vô khuẩn lớn từ 27 - 29,5 mm, 10/11 chủng phân lập được (90,91%) mẫn cảm với kháng sinh Ofloxacin và Ciprofloxacin với đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 17 - 20 mm và 23 - 32 mm.
So sánh kết quả kiểm tra tình trạng kháng thuốc của các chủng
Salmonella phân lập được với nghiên cứu của Trần Xuân Hạnh và cs (1998) [15], tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Liên (1997) [21], tại tỉnh Hà Tây cũ, và nghiên cứu trên lợn tại tỉnh Đắc Lắc của tác giả Nguyễn Thị Oanh (1997) [24]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt. Có thể giải thích sự khác biệt này là do các nghiên cứu trên các đối tượng ở các vùng địa lý là khác nhau, thậm trí giữa các cơ sở chăn nuôi trên cùng một vùng khác nhau, các cơ sở chăn nuôi có sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau với liều lượng và liệu trình dùng khác nhau… nên vi khuẩn kháng lại các loại thuốc với tỷ lệ khác nhau.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Phùng Quốc Chướng (2005) [8], vi khuẩn Salmonella mẫn cảm nhất với Norfloxacin và Ciprofloxacin (100%). Đỗ Trung Cứ và cs (2000) [2], 100% chủng Salmonella phân lập được kháng Tetracyclin. Tuy nhiên, tác giả Tô Liên Thu (2004) [41], khi nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập từ thịt lợn cho thấy khả năng mẫm cảm của vi khuẩn này với Gentamicin đạt tới 90% trong khi nghiên cứu của chúng tôi, với loại kháng sinh này thì vi khuẩn Salmonella
kháng lại với tỷ lệ 90,91%.
Việc lạm dụng kháng sinh trong thực tế chăn nuôi tại nước ta hiện nay để phòng và chữa bệnh cho động vật nói chung và gia cầm nói riêng đang là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
một vấn đề phức tạp, tạo điều kiện cho nhiều loài vi khuẩn chống lại tác dụng của thuốc để phát triển, gây khó khăn trong công tác điều trị bệnh của ngành Thú y. Vì có chứa yếu tố kháng kháng sinh của vi khuẩn, Salmonella luôn luôn thay đổi theo thời gian, không gian, khác nhau ở từng cá thể. Do vậy việc so sánh kết quả kháng sinh đồ trong nghiên cứu của tác giả này với tác giả kia chỉ có ý nghĩa tham khảo.
Như vậy, kết quả nghiên cứu khả năng mẫn cảm của vi khuẩn
Salmonella phân lập được với một số loại thuốc kháng sinh, chúng tôi nhận thấy trong các loại thuốc kháng sinh được thử thì thuốc có khả năng điều trị bệnh do Salmonella gây ra trên đàn vịt trong thời gian hiện nay là các loại thuốc: Norfloxacin, Ciprofloxacin. Không nên dùng các loại thuốc có số mẫu kháng cao như: Gentamicin; Nitrofurantrin; Ampicillin... Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh cần phải chú ý đến nguyên tắc sử dụng kháng sinh đồng thời phải kết hợp với thuốc bổ trợ khác như: Vitamin, Premix khoáng để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.