3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.10. Kết quả gây bệnh thực nghiệm trên bản động vật của vi khuẩn
Salmonella phân lập từ vịt
Sau khi đã thử độc lực trên chuột các chủng S. typhimurium và S. enteritidis
phân lập được từ vịt. Chúng tôi tiến hành chọn 6 chủng Salmonella đã thử độc lực để nuôi cấy trong môi trường BHI ở 37oC trong 24 giờ. Sử dụng canh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trùng nguyên gây bệnh cho vịt bằng đường tiêm dưới da và tiêm xoang bụng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14.
Bảng 3.14: Kết quả gây bệnh thực nghiệm trên vịt bằng một số chủng
Salmonella phân lập đƣợc từ vịt Chủng gây bệnh Đƣờng tiêm Số vịt tiêm (con) Số vịt chết (con) Tỷ lệ chết (%) Thời gian gây chết (giờ) QV1 (E) Dưới da 2 2 100 54 Xoang bụng 2 1 50 72 QV2 (T) Dưới da 2 2 100 24 Xoang bụng 2 2 100 24 TD (T) Dưới da 2 2 100 24 Xoang bụng 2 2 100 36 YT (T) Dưới da 2 2 100 48 Xoang bụng 2 2 100 48 VY (E) Dưới da 2 2 100 54 Xoang bụng 2 1 50 48 TY (T) Dưới da 2 2 100 36 Xoang bụng 2 2 100 48 Tổng 24 22 91,67 24-72
Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy tất cả 6 chủng Salmonella phân lập được đem gây nhiễm đều có khả năng gây bệnh cho vịt con 10 ngày tuổi. Bằng đường tiêm dưới da với liều 0,2 ml canh trùng/vịt gây chết 100% số vịt thử nghiệm được tiêm, thời gian gây chết vịt sớm nhất là 24 giờ và muộn nhất là 72 giờ. Bằng đường tiêm xoang bụng gây chết 10/12 số vịt thí nghiệm chiếm tỷ lệ 83,33%. Sự khác nhau này có thể giải thích là do đường gây nhiễm bệnh khác nhau và khả năng mẫn cảm của mầm bệnh với cơ thể vật chủ là khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Liên (1997) [21], tác giả cho rằng khi sử dụng đường tiêm dưới da và phúc mạc cho vịt thí nghiệm thấy 100% vịt thử nghiệm chết theo đường tiêm dưới da, 50 - 100% vịt thử nghiệm chết theo đường tiêm phúc mạc.
Theo tác giả Trần Xuân Hạnh và cs (1998) [15], hầu hết vịt gây bệnh thực nghiệm đều chết sau 24- 48 giờ, trong khi đó thí nghiệm của chúng tôi có một số vịt thử nghiệm phải sau 72 giờ mới chết. Điều này chứng tỏ rằng thời gian gây chết vịt phụ thuộc vào tuổi vịt gây bệnh, đường tiêm và liều lượng tiêm. Tác giả dùng vịt con 4 ngày tuổi để gây bệnh và dùng liều lượng canh trùng là 0,5 ml/con. Trong khi đó chúng tôi dùng vịt con 10 ngày tuổi để gây bệnh và liều tiêm là 0,2 ml canh khuẩn /vịt.
Sau khi gây bệnh khoảng 6 - 48 giờ ta thấy vịt bệnh biểu hiện một số triệu chứng: Vịt ủ rũ, sã cánh, xù lông, uống nước nhiều, ỉa phân trắng lẫn xanh, một số con bị liệt chân.
Khi vịt thực nghiệm chết, chúng tôi tiến hành mổ khám bệnh tích và tiến hành phân lập lại vi khuẩn từ bệnh phẩm thu được kết quả như sau.
Bảng 3.15: Kết quả mổ khám bệnh tích vịt gây bệnh thực nghiệm
Cơ quan Bệnh tích Số con mổ khám
Số con có bệnh tích
Tỷ lệ (%)
Tim Xuất huyết cơ tim, bao tim tích nước vàng 24 22 91,67 Gan Sưng to, xuất huyết, túi mật căng phồng 24 24 100
Lách Sưng to, màu tím sẫm 24 24 100
Ruột
Xuất huyết niêm mạc ruột đặc biệt là manh tràng và tá tràng. Manh tràng xuất hiện những vết loét lan tràn
24 24 100
Da Xuất huyết tổ chức liên kết dưới da 24 16 66,67
Khớp chân Sưng, có dịch rỉ viêm 24 10 41,67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả mổ khám bệnh tích thấy chủ yếu là gan sưng to xuất huyết, túi mật căng phồng, lách sưng to màu tím sẫm, xuất huyết niêm mạc ruột đặc biệt là tá tràng và manh tràng… Kết quả mổ khám bệnh tích gây nhiễm trong thí nghiệm cũng thể hiện những bệnh tích đặc trưng của bệnh PTH vịt.
Xét nghiệm vi khuẩn từ bệnh phẩm vịt thí nghiệm chết đều phân lập được vi khuẩn Salmonella thuần với số lượng lớn.