CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.3. Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khi thực hiện kiểm toán số dư
2.3.6. Xác minh tài liệu, kiểm tra tài liệu
Xác minh tài liệu là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ, sổ sách có liên quan sẵn có trong đơn vị được kiểm tốn. Phương pháp này thường áp dụng
đối với các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng… Phương pháp này thường được tiến hành theo hai phương pháp:
− Từ một kết luận cho trước, KTV sẽ thu thập tài liệu làm cơ sở cho kết luận cần khẳng định. Ví dụ KTV kiểm tra tài liệu, hồ sơ pháp lý về quyền sở
hữu tài sản.
− Kiểm tra các tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi vào sổ
sách. Q trình này có thể tiến hành theo hai hướng:
+ Kiểm tra tài liệu từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán. Hướng này
thường được thực hiện khi KTV muốn khẳng định xem các nghiệp vụ kinh tế xảy ra có được ghi chép đầy đủ hay không.
+ Kiểm tra từ sổ sách kế toán xuống chứng từ gốc. Hướng này sẽ
được thực hiện khi KTV muốn khẳng định xem các nghiệp vụ kinh tếđược ghi chép có thực sự xảy ra hay khơng.22
Kỹ thuật kiểm tra tài liệu có ưu điểm: được thực hiện tương đối thuận lợi vì
các tài liệu chủ yếu là có sẵn, chi phí thu thập bằng chứng cũng ít hơn các kỹ thuật khác.
Tuy vậy, kỹ thuật này cũng có những hạn chế nhất định như:độ tin cậy của tài liệu minh chứng phụ thuộc vào nguồn gốc của bằng chứng; các tài liệu có thể bị
sửa chữa, giả mạo làm mất tính khách quan nên cần có sự kiểm tra, xác minh bằng các
phương pháp kỹ thuật khác.