Xa rời chuẩn mực trung thực, khách quan, đưa thông tin sai sựthật

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo môn văn hóa báo CHÍ TRUYỀN THÔNG NGHIÊN cứu về văn hóa báo CHÍ (Trang 46 - 48)

II. NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ PHẢN VĂN HOÁ BÁO CHÍ 1 Thiếu bản lĩnh chính trị

2. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp

2.4. Xa rời chuẩn mực trung thực, khách quan, đưa thông tin sai sựthật

Thơng tin sai sự thật, thậm chí bịa đặt, xa rời chuẩn mực trung thực, khách quan khơng cịn là điều xa lạ trên báo chí truyền thơng. Mỗi năm, Bộ Thơng tin và Truyền thông xử lý hàng chục sai phạm đưa tin sai sự thật. Năm 2017, xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực báo chí là 13 quyết định, tổng số tiền xử phạt là 133 triệu đồng. Tính từ đầu năm 2018 đến ngày 10/5/2019, cơ quan chức năng của Bộ đã xử phạt 37 trường hợp thông tin sai sự thật, miêu tả tỉ mỉ hành động tội ác và quảng cáo không phù hợp nội dung đã được cơ quan

nhà nước có thẩm quyền xác nhận với tổng số tiền 617,5 triệu đồng; 9 trường hợp thực hiện không đúng tơn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí với tổng số tiền 245 triệu đồng. Năm 2018, Bộ đã tiếp nhận gần 300 đơn thư, khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, tổ chức với nội dung phản ánh chủ yếu là thông tin sai sự thật, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Báo điện tử là loại hình báo chí bị phản ánh nhiều nhất, chiếm đa số (Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấncủa Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, tháng 10/2019).

Trong năm 2019, các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính 29 cơ quan báo chí với tổng số tiền là 675,1 triệu đồng, trong đó 6 trường hợp lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thơng tin điện tử và 23 trường hợp báo, tạp chí in, điện tử. Các hành vi bị xử phạt chủ yếu là hành vi thông tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng.

Tháng 9/2020, Cục Báo chí (Bộ Thơng tin và Truyền thơng) đã ban hành bốn quyết định xử phạt: Báo điện tử Dân Việt thông tin sai sự thật trong bài viết Khởi tố, bắt tạm giam ơng Tất Thành Cang, cựu Phó Bí thư TP Hồ Chí Minh (do lỗi kỹ thuật trong quá trình chuyển đổi hệ thống quản lý tin bài đã xuất bản Bản tin chờ), bị phạt tiền ba triệu đồng; Báo điện tử Tổ quốc thông tin sai sự thật trong bài viết về Hội thảo khoa học "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", bị phạt tiền 12 triệu đồng; Báo điện tử Tin nhanh Việt Nam - VnExpress thông tin sai sự thật trong bài viết về Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Ðảng, bị phạt tiền 12 triệu đồng; Báo Thanh niên thông tin sai sự thật trong loạt bài viết đăng tháng 5/2020 về một số dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT tại TP Hải Phịng, bị phạt tiền 45 triệu đồng…

cũng có cơ quan báo chí bị phạt hành chính hoặc đình bản, tước giấy phép xuất bản, nhưng tình trạng thơng tin sai sự thật, thơng tin xa rời tính khách quan, chân thật vẫn khơng chấm dứt. Điều này tác động mạnh mẽ đến giá trị thơng tin truyền thơng nói chung, làm suy giảm giá trị văn hố báo chí truyền thơng nói riêng.

- Thiếu trách nhiệm xã hội: Báo chí truyền thơng có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc góp phần ổn định quốc gia về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hố xã hội. Tuy nhiên, thực tế, khơng ít nhà báo, cơ quan báo chí truyền thơng cịn thiếu trách nhiệm xã hội trong thông tin. Biểu hiện:

+ Thiếu kiểm chứng nguồn tin, áp đặt, suy diễn thông tin: Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự phát triển của mạng xã hội cùng các thiết bị điện tử thơng minh như điện thoại, laptop, máy tính bảng…, nhà báo, nhà truyền thông được hỗ trợ rất nhiều trong khai thác thông tin, tư liệu, tiếp cận nguồn tin. Cũng chính lý do này, nhiều nhà báo, nhà truyền thơng bắt đầu “ỉ lại”, lạm dụng thông tin trên mạng xã hội để biến chúng thành tin trên báo chí mà thiếu kiểm chứng, tạo nên tình trạng tin giả, tin sai, tin lệch lạc, gây bức xúc dư luận, để lại những hậu quả tiêu cực.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo môn văn hóa báo CHÍ TRUYỀN THÔNG NGHIÊN cứu về văn hóa báo CHÍ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w