II. NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ PHẢN VĂN HOÁ BÁO CHÍ 1 Thiếu bản lĩnh chính trị
4. Năng lực chuyên môn yếu kém 1 Nhà báo thiếu kiến thức rộng
4.1. Nhà báo thiếu kiến thức rộng
Kiến thức rộng là một phông kiến thức với hệ thống tri thức phong phú, đa dạng. Tri thức đó mang tính bách khoa về nhiều lĩnh vực khác nhau do nghề nghiệp đòi hỏi hàng ngày phải xử lý nhanh nhạy, kịp thời các sự kiện thời sự. Những kiến thức đó sẽ giúp nhà báo hiểu rõ được tính tổng thể của mọi tình huống trong cuộc sống, phân biệt được bản chất và hiện tượng của sự việc, vấn đề, giải thích được các mối quan hệ phức tạp. Có thể nói, nó giống như “chìa khố vạn năng” giúp nhà báo nhận thức rõ được cuộc sống. Phơng kiến thức này khơng thể có một sớm một chiều mà nhà báo phải rèn luyện, học tập suốt đời. Theo PGS, TS Nguyễn Văn Dững, Nguyên trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng: Các cơ sở đào tạo cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề giáo dục lý tưởng hành nghề và ý thức tự giác về nghề cho sinh viên báo chí. Lý tưởng hành nghề và ý thức tự giác về nghề không chỉ dừng lại ở thơng điệp chính trị mà là bắt nguồn từ việc trang bị những kiến thức nền tảng về nghề.
Một nền báo chí chun nghiệp là ở đó tất cả các hoạt động của đời sống báo chí đều được “bơi trơn” bằng những hiểu biết nghề nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa những vi phạm, đặc biệt là những vi phạm liên quan đến nhận thức. Những kiến thức cơ bản về báo chí là các kiến thức chuyên ngành, hệ thống các kỹ năng, phương pháp nghề nghiệp để trở thành nhà báo chuyên nghiệp. Đó khơng chỉ là những hiểu biết về các kỹ năng để tác nghiệp một cách chuyên nghiệp như kỹ năng giao tiếp, tiếp cận nguồn tin, khai thác tài liệu, quan sát hoặc phỏng vấn, kỹ năng xử lý thông tin, phương pháp thể hiện và sáng tạo tác phẩm mà còn là sự hiểu biết đúng đắn, sâu sắc về nghề với nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, các ngun tắc hoạt động... của báo chí. Ngồi ra, đó cịn là những kiến thức cần thiết về luật pháp, Luật Báo chí và đạo đức nghề nghiệp. Điều này quyết định đến việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo đảm thơng tin nhanh chóng, chính xác với đúng định hướng chính trị, là sự khác nhau giữa những người làm báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Theo một nghiên cứu, 75% trong số hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ ở nước ta chưa qua đào tạo về báo chí. Như vậy, tương đương với con số trên là hàng nghìn các nhà báo thiếu đi các kiến thức chuyên ngành, thiếu đi hệ thống tri thức nền tảng để có thể trở thành nhà báo chuyên nghiệp. Điều này phù hợp với thực tế hiện nay là nhiều vi phạm không xuất phát từ động cơ, mục đích mà do nhà báo “mắt khơng sáng”, yếu kém về năng lực và nhận thức nên không thể phân biệt đúng, sai của sự việc. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Thơng tin và Truyền thơng Đỗ Q Dỗn cho rằng: Ở một số tờ báo hiện nay, người làm báo thì nhiều nhưng nhà báo chuyên nghiệp, khẳng định mình bằng tác phẩm báo chí thì khơng nhiều. Đa phần cứ làm theo kiểu làng nhàng, dẫn đến tình trạng ai cũng có thể làm báo, ai cũng có thể đi viết bài. Nhiều sai phạm,
vi phạm luật cũng như đạo đức nghề nghiệp có khi xuất phát từ nguyên nhân yếu kém về năng lực, trí tuệ nhưng cũng khơng ít xuất phát từ ngun nhân thiếu hiểu biết về nghề, về ý nghĩa của nghề nghiệp mà họ đang theo đuổi.
Từ đó đã dẫn đến những bài báo thiếu chất lượng, tính sáng tạo, chính xác mà người làm báo phải có.
4.3. Làm giảm sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt
Báo chí, ngồi vị thế và những ảnh hưởng đặc biệt của nó, cịn có một vai trị quan trọng nữa: làm chuẩn mực ngôn ngữ cho tồn xã hội. Ngơn ngữ truyền thơng có ảnh hưởng rất lớn tới cơng chúng, vì cơng chúng, đặc biệt là giới trẻ, dễ bắt chước cách nói năng, giao tiếp trên báo chí.
Đáng buồn là, trên báo chí, đặc biệt, trong nhiều chương trình gameshows truyền hình, các nhà đài đã để lọt sóng hình ảnh MC, người chơi tuỳ tiện phát ngơn, thậm chí loạn ngơn, tục ngơn.
Cơng chúng có thể nhận diện dễ dàng nhất qua sản phẩm báo mạng điện tử. Một bộ phận nhà báo dùng từ tuỳ tiện, rập khn, lạm dụng cách nói khẩu ngữ của cộng đồng mạng để đưa lên mặt báo, làm biến dạng tiếng Việt.
Ví dụ: “đắng lịng”, “chống với”, “sốc với”, “thánh phán”, “thánh soi”,
“thánh chửi”, “gây bão”…: MC Phan Anh nói về chương trình ‘gây bão’ của VTV (vietnamnet.vn), Kỷ yếu ăn mày gây ‘bão’ của học sinh Lạng Sơn (vnexpress.net), 7 lần Angela Phương Trinh gây “bão” vì áo váy (danviet.vn), Đàm Vĩnh Hưng gây “bão” khi khen thí sinh của Tuấn Hưng biết trước, biết sau (thanhnien.vn), Hồi Linh gây “bão” khi liên tục khoe ảnh “con trai” (tienphong.vn),
4.4. Nội dung thơng tin vi phạm, nhạt nhồ
Thiếu sót, sai phạm về nội dung thơng tin có nhiều dạng: Thơng tin sai sự thật, thơng tin thiếu chính xác khách quan, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, lạm dụng thông tin giật gân nhằm thoả mãn nhu cầu, thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng... Những điều này đã được trình bày trong các phần nội dung trước của đề tài. Nhiều bài báo chỉ nêu được phần
“ngọn” của vấn đề - tức chỉ phản ánh thực trạng, mà chưa đeo bám tận cùng vấn đề để tìm ra nguyên nhân, hay giải pháp xử lý bất cập do thực tiễn đặt ra...
Những sai phạm, thiếu sót đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân từ năng lực chuyên môn của nhà báo, nhà truyền thông. Nếu nhà báo khơng có kỹ năng phỏng vấn, quan sát, khơng có trường ngơn ngữ rộng, hay thiếu năng lực sử dụng ngôn ngữ, thiếu kỹ năng lựa chọn chi tiết đắt,…thì khơng thể có sản phẩm chất lượng được.
4.5. Thiếu kỹ năng thẩm định thơng tin
Thơng tin là chất liệu chính yếu của bài báo. Độ chính xác của thơng tin là cơ sở tạo nên một bài báo tốt. Để có thơng tin chính xác, bắt buộc nhà báo phải có kỹ năng thẩm định. Thực tế, vẫn có những tin tức sai sót, bởi:
Thứ nhất, không phải bất cứ lúc nào, nguồn tin từ các cá nhân, tổ chức, cơ quan chức năng cung cấp cho nhà báo cũng đúng, tuy vậy, nhiều nhà báo, hoặc nóng vội, hoặc non nớt trong thẩm định, tin vào những số liệu, thông tin do nguồn tin cung cấp, làm bài báo sai lệch…
Thứ hai, bối cảnh báo chí số mở ra cơ hội tiếp cận nguồn tin online dễ dàng, thuận tiện, “tạo ra lớp nhà báo salon”, viết báo dựa trên dữ liệu mạng xã hội. Khi khai thác nguồn tin trên mạng, nhiều nhà báo trẻ chưa hiểu thấu đáo thế nào là tin giả, tin sai sự thật; nguồn tin chính thống là những nguồn tin nào; cách nhận biết thơng tin chính thống qua tên miền hay kỹ năng so sánh, đối chiếu dữ liệu...
Việc thẩm định nguồn tin với các phương pháp, cách thức khác nhau - do vậy, cần được các cơ quan báo chí, trường học trang bị kỹ lưỡng cho nhà báo.
Ví dụ: Xúc xích Vietfoods có trụ sở chính tại Bình Dương vào năm 2016 bị
sodium nitrate gây ung thư. Hơn 2 tấn xúc xích đã bị niêm phong và tịch thu. Khơng lâu sau đó, các cơ quan nghiệp vụ kết luận chính thức là sodium nitrate an tồn. Cơ sở này được minh oan sau đó nhưng theo chủ cơ sở Vietfoods, khách hàng đã khơng dám đến lấy hàng nữa, dù trước đó mỗi tháng cơ sở này sản xuất và bán ra 50-60 tấn xúc xích. Sau nhiều nỗ lực, Vietfoods khơi phục được khoảng 30% sản lượng so với thời phát triển, nhưng rồi buộc phải chuyển đổi dần sang sản xuất sản phẩm khác vì khơng "sống nổi" với xúc xích do bị lỡ mang tiếng khơng tốt, cơng nhân phải nghỉ việc, hàng tồn kho vì khơng tiêu thụ được, bị trả lại, đối tác viện cớ khơng thanh tốn nợ.
Thơng tin sai sự thật về xúc xích Vietfoods đã được một vài tờ báo vội vã đưa tin khi nhà báo chưa thẩm định rõ về tính chính xác. Sau khi có kết luận chính thức, báo đỡ gỡ bài. Nhưng hậu quả đối với doanh nghiệp thì khơng bù đắp được.
4.6. Thiếu tính sáng tạo
Trong bối cảnh chuyển đổi số, sáng tạo trở thành thuộc tính bắt buộc, để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả tác động. Tuy nhiên, trên thực tế, với nhiều nhà báo, lối viết cũ, lối tư duy sản phẩm đơn phương tiện vẫn chiếm chủ đạo.
Đặc biệt, các tờ báo đảng địa phương tuy đảm bảo phản ánh thông tin đúng đường lối, chính sách, ít có sai sót, nhưng chưa thực sự hấp dẫn công chúng. Về nội dung, chủ đề ít tính mới, thiên về “một màu, một chiều”. Về hình thức, hệ thống thểloại tin, bài phản ánh là chủ yếu, ít có phóng sự, điều tra, bình luận vốn là những món ăn độc đáo, nhiều gia vị ngon để thu hút người tiếp nhận. Thậm chí, trên phiên bản điện tử của cơ quan báo đảng địa phương, những hình thức báo chí sáng tạo (long - form, inforgraphics, audio, video…) rất ít được sử dụng.