PHỎNG VẤN NHÀ BÁO ĐẶNG CAO TỪ

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo môn văn hóa báo CHÍ TRUYỀN THÔNG NGHIÊN cứu về văn hóa báo CHÍ (Trang 69 - 74)

Phó ban thư ký biên tập báo Giáo dục và Thời đại.

2. Hình thức phỏng vấn:

Phỏng vấn online trên nền tảng zoom

3. Nội dung cuộc phỏng vấn

Mai: “Theo chú, chú định nghĩa như thế nào về phản văn hố báo chí?” Chú Từ:

Văn hóa báo chí xét trên phương diện tổng thể, người làm trong lĩnh vực báo chí là người làm văn hóa, họ có chức năng truyền tải văn hóa đến độc giả, nói theo nghĩa rộng hơn là đến với xã hội. Mở rộng văn hóa bằng kỹ năng, tư duy của bản thân để phát triển văn hóa trong xã hội.

Khi chúng ta là những người làm văn hóa, ở bất kì mơi trường nào, văn hóa báo chí phải đi đơi với thể hiện của người làm báo: Chúng ta cần biết mình đang làm ở đâu? Truyền tải thơng tin, ngôn ngữ đến đối tượng nào? Và cần phù hợp với từng đối tượng để cho thấy báo chí có tác động rất lớn đến với xã hội.

Chẳng hạn như làm báo giáo dục, giáo dục là phổ quát rộng trong xã hội, môi trường giáo dục là môi trường tồn dân nhưng là mơi trường nhạy cảm. Chính vì thế, khi người làm báo tiếp cận môi trường giáo dục cần biết tôn trọng giáo dục.

Bên cạnh đóng góp của báo chí vào sự phát triển chung của xã hội về mặt văn hóa, mở rộng văn hóa cho người dân thì cũng tồn tại khơng ít những biểu hiện, hành động ảnh hưởng đến xã hội.

Mỗi thông tin đưa ra mà thiếu chuẩn mực, kiểm chứng, chỉ mang tính chất câu view thì nó chỉ là thơng tin mạng xã hội. Hiện nay, thông tin mạng xã hội chiếm trên 50% và nhiều người đón nhận nó như thơng tin chính thống. Đây là một điều rất đáng buồn trong lĩnh vực báo chí.

Khi hoạt động báo chí cần hiểu rằng văn hóa báo chí là văn hóa xác lập cho nền tảng văn hóa của xã hội. Là một sinh viên học báo, cần hiểu thế nào là báo chí chính thống; đâu là thơng tin chính thống, thơng tin “nguồn” để tiếp nhận, truyền tải, mang lại giá trị cho xã hội: giá trị khai sáng; thường xuyên trau dồi để tránh chạy theo thông tin mạng xã hội.

Hoạt động thơng tin cá nhân là một nhóm thu thập hồ sơ, gây sức ép với doanh nghiệp,.. để mang lại lợi ích cá nhân. Đây là hoạt động sai tơn chỉ mục đích, sai hoạt động văn hóa báo chí. Văn hóa báo chí là những người khai sáng mà trước hết bản thân cần trong sáng mới có thể khai sáng được.

Đạo đức, lương tâm rất quan trọng trong nghề báo. Phải yêu nghề, khơng nên vụ lợi về nghề. Là nghề thì phải sống được, để đạt được tư cách là một nhà báo cần có kiến thức, kinh nghiệm, trau dồi, có tác động với xã hội.

Mai: “Chú cảm thấy biểu hiện nào của phản văn hóa báo chí là nghiêm trọng

hoặc đáng để tâm nhất nhất?”

Chú Từ:

Theo diện rộng, chúng ta đưa ra thông tin gây hệ lụy cho xã hội, không phù hợp với luân thường đạo lý của đất nước, tơn chỉ mục đích của Đảng, Nhà nước nêu ra cũng như ngành chúng ta hoạt động trong đó.

Ví dụ như chú đang làm ở báo Thời đại và giáo dục thì chú phải phục vụ ngành giáo dục trước, sau đó chú mới phản ánh những cái tác động của ngành khác đến giáo dục. Chứ chú không thể nào làm những cái lĩnh vực ngồi tơn chỉ mục đích của giáo dục được. Đấy là những cái trọng tâm nhất mà ta cần quan tâm.

Mai: “Năng lực chuyên môn yếu kém của nhà báo được thể hiện trong các tác

phẩm của họ ạ?”

Chú Từ:

Để nói về chun mơn yếu kém của nhà báo thì nó được thể hiện qua:

Một là: Nhà báo không tác nghiệp độc lập được, không tác nghiệp độc lập được là như thế nào, là khi ra đề tài khơng có định hướng, khơng tự triển khai được, khơng biết mình sẽ đi làm cái gì, khơng thể hồn thành được một mình. Cái này ta dễ dàng nhìn thấy được, trong các tịa soạn đều có những trường hợp như thế.

Tiếp theo ta cần để ý năng lực yếu kém ở đây nó thể hiện trong tác phẩm báo chí. Ví dụ như cách trình bày, các cháu học báo thì các cháu phải biết tin là phải ra bản tin, bài phản ánh là phải ra bài phản ánh, phóng sự phải là phóng sự. Có những người chun mơn năng lực yếu kém không xác định được đâu là những thể loại báo chí cụ thể, đây là lỗi chun mơn.

Hoặc có những người có năng khiếu báo chí nhưng khơng được đào tạo chuyên nghiệp nên họ rơi vào hồn cảnh khơng biết triển khai đề tài của họ như thế nào.

Năng lực yếu kém sẽ dẫn đến lựa chọn thông tin sai, lựa chọn thông tin sai sẽ dẫn đến hệ lụy rất nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến tòa soạn và bạn đọc. Nhà báo là nhà lọc thông tin, lọc thông tin đầu tiên khi đưa ra sẽ hội. Chính vì thế nếu khơng lọc được thơng tin thì sẽ dẫn đến việc thơng tin là một đám hổ lốn, không nguồn, không kiếm chứng.

Thường những người năng lực yếu kém đều có sự lấp liếm với tác phẩm báo chí. Cịn khi những người có năng lực làm báo thì tác phẩm khi đọc phải thể hiện được phong cách của nhà báo, đọc bài báo là ai viết, văn phong ra sao.

Mai: “Gần đây có sự việc nhà báo hoặc bài viết nào có biểu hiện phản văn hóa

báo chí mà chú thấy khơng ạ?”

Chú Từ:

Gần đây, một số đồng chí nhà báo khai thác thái quá nhiều hình ảnh, đời tư cá nhân, những điều tạm gọi là “gây hệ lụy cho thế hệ trẻ”.

Ví dụ vụ việc “Thầy ơng nội” - Lê Tùng Vân. Trong câu chuyện này, ông Lê Tùng Vân có tội hay khơng đã có pháp luật giải quyết cịn những đứa trẻ ở đây khơng có tội. Việc đưa hình ảnh của đứa trẻ lên sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai của chính những em bé đó. Sẽ ra sao khi những em bé đó lớn lên, hình ảnh của họ vẫn tồn tại trên mạng, những lời miệt thị “con rơi”, “con vãi”? Đó chính là phản văn hóa báo chí.

Những bài viết lột tả đời tư của một số đồng chí lãnh tụ, đây là vấn đề rất nhạy cảm, đặt ra câu hỏi lớn cho xã hội rằng phía sau họ có điều gì khuất tất?

Những hành động trên bị xử lý: cảnh cáo, nộp phạt, ở mức nặng sẽ thu hồi thẻ nhà báo,...

Mai: “Lời khuyên cho lứa nhà báo trẻ - những người chưa có kinh nghiệm

nhiều, dễ mắc phải vấn đề về phản văn hóa báo chí?”

Bác Dung:

Trước tiên, chúng ta cần hiểu, làm báo là những người khai sáng, khi cịn dưới mái trường, thầy, cơ dạy nhiều kĩ năng, đưa ra lý luận để hoàn thiện bản thân, khi bước ra nghề, những lý luận ấy vẫn phải luôn theo chúng ta, là bài học cần lưu giữ.

Tránh vấp phải phản văn hóa báo chí cần thể hiện nghề nghiệp của mình như tham gia CLB, viết bài, cộng tác tịa soạn bên ngồi nhằm trau dồi kiến thức, cơ hội nghề nghiệp.

Hơn nữa, bằng bản lĩnh của người làm báo, cần nói khơng với cám dỗ xã hội

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo môn văn hóa báo CHÍ TRUYỀN THÔNG NGHIÊN cứu về văn hóa báo CHÍ (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w