Nội dung cuộc phỏng vấn

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo môn văn hóa báo CHÍ TRUYỀN THÔNG NGHIÊN cứu về văn hóa báo CHÍ (Trang 60 - 69)

I. PHỎNG VẤN TS/ NHÀ BÁO TRẦN BÁ DUNG

3. Nội dung cuộc phỏng vấn

Mai: “Đầu tiên thì cháu muốn hỏi bác với góc nhìn của bác thì bác định nghĩa

Bác Dung:

Đây là một nội dung rất hay và rất cần thiết với hoạt động báo chí cũng như là đối với các nhà báo. Đặt ra các vấn đề về phản văn hóa báo chí, tìm hiểu thực trạng và ngun nhân đưa ra những giải pháp cần thiết, khắc phục được giảm bớt cho thực trạng phản văn hóa báo chí là một điều rất tốt.

Định nghĩa phản văn hóa báo chí nói một cách khoa học khơng hẳn là định nghĩa, nói nó ở góc độ nhẹ nhàng hơn đây là một cái phạm trù khoa học. Chúng ta ở mức độ khảo sát và tìm hiểu trên thực tế.

Nói đến phản văn hóa báo chí thì đầu tiên phải nói về văn hóa báo chí, đây là cách tiếp cận dễ nhất và ai cũng hiểu. Văn hóa báo chí là gì? Sau đó đi vào khái niệm phản văn hóa báo chí thì nó dễ hơn.

Về vấn đề “Văn hóa báo chí” đã có một cái hội thảo do chi hội nhà báo Việt Nam làm năm 2012 phối hợp với trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn - khoa báo chí truyền thơng. Từ cái hội thảo đấy đã có rất nhiều ý kiến nhưng cũng khơng hẳn đưa ra định nghĩa một cách khoa học để nhận thức hay nhận diện về văn hóa báo chí. Có thể tổng hợp lại văn hóa báo chí trước hết là nói đến văn hóa của những người làm báo tức là văn hóa của chủ thể một nền báo chí. Thứ hai là văn hóa của một bộ mặt nhận diện của một nền báo chí. Chỉ có hai cách tiếp cận, trước hết là văn hóa chủ thể của nền báo chí cái trình độ văn hóa đến đâu, cả kiến thức văn hóa của những người làm báo đến đâu, cái mặt bằng văn hóa của cái nền báo chí đấy đến đâu. Chúng ta phải nhận diện được nó ở góc độ này đã. Tại sản phẩm của chính họ, chính những người làm báo đấy của một nền báo chí gọi là chủ thể sản phẩm của người làm báo, là sản phẩm báo chí tức là những bài báo tác phẩm

báo chí được cơng bố trên các phương tiện truyền thơng đại chúng. Đây chính là sản phẩm báo chí mang tính chất văn hóa của một nền báo chí được thể hiện ở góc độ chủ thể của người làm báo, đội ngũ người làm báo văn hóa, đồng thời là văn hóa của sản phẩm báo chí, chúng ta đọc báo xem ti vi, nghe đài đọc báo điện tử có thể thấy được cái hàm lượng văn hóa ở trong từng sản phẩm mang tính chất văn hóa ở trong từng sản phẩm báo chí đấy có văn hóa hay khơng, văn hóa cao hay thấp, chúng ta nhận diện được nó nếu nói một cách định nghĩa thì nó to tát.

Nhận diện văn hóa báo chí là văn hóa của những người làm báo, là văn hóa của các sản phẩm báo chí mà cơng chúng tiếp cận ngắn gọn là như vậy. Bây giờ mở đài, mở ti vi, đọc báo điện tử và báo in biết liền chúng ta đang nói về báo chí chứ khơng nói về mặt xã hội như trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng vi phạm như thế là vi phạm pháp luật và bị pháp luật xử lý. Đấy khơng gọi là báo chí để gọi là mạng xã hội, chúng ta đừng đánh đồng những người như bà Phương Hằng là phản văn hóa báo chí, chúng ta phải nhận định như thế, lúc tranh luận phân tích thảo luận mạng xã hội khơng phải là báo chí.

Báo chí là của chúng ta là báo mạng điện tử có chủ quản có tổng biên tập, có quản lý đàng hồng trên đó vẫn có những cái sai sót thiếu văn hóa, nhưng khơng đánh đồng nó với trường hợp như bà Nguyễn Phương Hằng tức là không đánh đồng với mạng xã hội.

Nói chung là chúng ta nhận diện về cái văn hóa báo chí như vậy thì phản văn hóa báo chí chính là phản lại những cái điều đấy, văn hóa báo chí nhận diện ở góc độ người làm báo là những người làm báo thiếu đi cái ý thức văn

hóa, thiếu đi cái tính chất văn hóa. Thiếu đi trình độ văn hóa và đặc biệt văn hóa báo chí là văn hóa đạo đức bởi vì đạo đức là một phạm trù của văn hóa. Vì vậy phản văn hóa báo chí đối với chủ thể những người làm báo là thiếu đi đạo đức của người làm báo và những cái chủ thể văn hóa đấy thiếu đi cách tiếp cận cuộc sống, thiếu đi cách nhìn cuộc sống, khơng có nhiều phản quang và thiếu đi những cái ứng xử có văn hóa đối với đời sống cơng chúng. Đối với đối tượng, với nhân dân cũng là phản văn hóa người làm báo mà khơng có một cái nhãn quang chính trị rõ ràng và vững vàng khi tiếp cận với đời sống, thì thiếu đi tầm nhìn tính chất văn hóa của người làm báo đấy là phản văn hóa báo chí. Một người làm báo mà ứng xử với cộng tác viên, công chúng, ứng xử với cấp trên đồng nghiệp thiếu văn hóa đấy chính là phản văn hóa. Văn hóa là ứng xử thì đấy là phản văn hóa ở phía chủ thể người làm báo. Thế cịn phản văn hóa ở cái chủ thể báo chí chúng ta có thể thấy ngay từ một bài báo tác phẩm, báo chí một cái tin tức, một cái bài báo một cái phóng sự điều tra hay là một cái phim tài liệu hiện ngay ở ngay cái tiêu đề nó là thiếu văn hóa rồi kích dục, bạo lực hay là làm cho người ta cảm thấy thô tục, đập vào mắt người đọc như thế là thiếu văn hóa.

Bây giờ có cả trường hợp là người Việt nói tiếng Việt như Tây nói viết tiếng Việt như Tây viết nó ngơ nghê tức là giỏi tiếng Anh nhưng rất kém tiếng Việt. Như là cái tiêu đề của người Việt viết hay phóng viên người Việt viết nhưng rất ít văn hóa của Việt Nam. Hay đi vào nội dung cũng vậy, mô tả nội dung những cảnh cướp giết hiếp, xúc phạm đời tư xúc phạm nhân phẩm của cá nhân tổ chức, coi thường truyền thống của dân tộc thể hiện ngay trong bài viết từ những hình ảnh cho đến đánh giá nhận thức của nhà báo đây là phản văn hóa những cái sản phẩm báo chí. Thì ngay từ cái tiêu đề cho đến nội dung rồi đi vào những nội dung trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc trái với đạo lý của dân tộc đấy là phản văn hóa.

Có thể thấy một cái định nghĩa khơng dễ dàng, định nghĩa rất khó chúng ta chỉ nhận diện nó thơi tóm lại một cái nhận diện vi phạm văn hóa báo chí chính là cái sự thiếu văn hóa từ cách ứng xử của chủ thể người làm bá0 , của các nhà báo cho đến tính văn hóa ở trong các cái sản phẩm báo chí, đây là phản văn hóa báo chí.

Mai: “Khi tìm hiểu thơng tin của bác, cháu cũng xem qua các bài phỏng vấn

của bác và cháu thấy một cái bài báo ở trên báo thế giới Việt Nam với tiêu đề “Làm báo thời nay cũng là làm chính trị” có chia sẻ quan điểm của bác vậy thì bác có nghĩ rằng một nhà báo thì cái quan trọng đầu tiên đó chính là phải có bản lĩnh chính trị vững vàng khơng ạ?

Bác Dung:

Đương nhiên là như vậy làm báo là làm chính trị đây là định nghĩa từ trong nhà trường rồi và còn là định nghĩa từ trong cuộc sống làm. Nền báo chí, nó đã cho ta nhận thức đó rồi, làm báo là làm chính trị nhưng khơng phải làm chính trị bằng chức vụ lãnh đạo ở trong hệ thống chính trị, nếu có điều đấy càng tốt. Quan trọng làm báo làm chính trị bằng ngồi bút, bằng sản phẩm báo chí, bằng hoạt động báo chí. Trong từng cái hoạt động của nhà báo phải thể hiện mình là một người đại diện cho một nền chính trị làm báo, một cách có chính trị, có tính chính trị. Thơng tin là chức năng tư tưởng, là chính trị đấy, là tính nổi bật của báo chí. Làm báo thời nào cũng là làm về chính trị hết. Đừng nói là báo chí cũng có giai cấp, khơng có chuyện đấy, làm báo là làm chính trị cho nên bài phỏng vấn với báo Thế giới &Việt Nam là đúng vấn đề “làm báo chí là làm chính trị bằng tác phẩm báo chí bằng hoạt động báo chí”.

Bác Hồ nói làm báo là làm chính trị, trước hết là số một chính trị phải đi đầu vì chính trị đúng thì đường lối mới đúng. Các cháu về đọc cái bài phát biểu của đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ hai năm 1959, cho nên muốn làm chính trị thì bản lĩnh chính trị phải đi đầu muốn làm chính trị phải có nhận thức chính trị xong phải có bản lĩnh nghị lực tức là gì? Là sẵn sàng đối diện với khó khăn thách thức để vượt qua về mặt quan điểm chính trị, sẵn sàng đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái; có bản lĩnh có bản lĩnh tức là nhà báo phải tự mình lan tỏa những điều tốt đẹp; khẳng định và tuyên truyền những cái giá trị của quan điểm đường lối của Đảng, chủ trương chính sách và pháp luật của nhà nước đồng thời phải lan tỏa tuyên truyền và thuyết phục cơng chúng theo cái tờ báo mình làm, rằng quan điểm là thế này, chủ trương của đảng là thế này, chính sách pháp luật của nhà nước trong từng giai đoạn từng thời điểm cụ thể nó là thế này và nhà báo phải là người hiểu hơn công chúng. Lúc đấy mới truyền đạt, tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho công chúng. Ở đây có thể nói làm báo thực chất là làm chính trị cái đó khơng thay đổi. Làm báo là làm chính trị bằng ngịi bút bằng từng tác phẩm báo chí của mình, bằng sự có mặt của mình lúc nước sơi lửa bỏng thì cần nhà báo có mặt

ởđấy. Người ta hiểu nhà báo đã có mặt ở đấy thế là hoạt động chính trị .Phải có một cái một tin, một bức ảnh đưa về trong tác phẩm lúc cần những lúc nước sơi lửa bỏng tình huống khó khăn nhà báo có mặt ngay trong hiểm nguy nhà báo có mặt ngay chứ khơng phải ngồi ở Hà Nội ở rồi đóng cửa lại bật máy lạnh, mở bia ra uống rồi gõ bàn phím thành bài báo, như thế là khơng phải. Phải có một tin bức hình làm xúc động hàng triệu con người, kêu gọi người ta hoạt động tổ chức. Từ tác phẩm báo chí mà ra những hình ảnh làm xúc động người ta mới quyên góp cả nước quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt

Nhà báo làm chính trị thay mặt cho Đảng và nhà nước thực hiện tư tưởng người chiến sĩ văn hóa để mà phản ánh những khó khăn những tình huống những cuộc sống hồn cảnh cần phải giúp đỡ, nhà báo làm chính trị sau đó về mặt trận tổ quốc mới phát động tổng hợp, trước hết phải nói đến bằng hình ảnh của báo chí chúng ta như vậy có thể thấy nhà báo phải có bản lĩnh chính trị là vì thế. Khẳng định lại làm báo là làm chính trị chứ khơng phải là bảo làm báo để kiếm tiền sinh sống, nhà báo là một nghề để kiếm sống thì nó q tầm thường, nó hơn những nghề khác ở chỗ đây là một nghề để làm chính trị.

Mai: “Để được gọi là một nhà báo thì chắc hẳn các nhà báo sẽ được học, qua

nghe qua về những cái hành động phản văn hóa báo chí. Vậy thì theo bác đâu là ngun nhân khiến cho các nhà báo dù biết là phản văn hóa báo chí nhưng mà họ vẫn vi phạm khơng ạ?”

Bác Dung:

Hiện nay có khoảng 22.000 nhà báo hay nhiều hơn nhưng cũng chỉ có số ít vi phạm thơi khơng phải tất cả và những người vi phạm đều bị bắt xử lý cho vào tù, kể cả ông bộ trưởng bộ Thông tin và truyền thông. Đây làm một điều đáng tiếc vì các ơng tham lam, tham nhũng nhận hối lộ, bản thân ơng đi nói người ta nhưng các ơng khơng hề có đạo đức. Bên cạnh đó cũng có một số nhà báo vi phạm. Có hai nguyên nhân một là nguyên nhân chủ quan hai là ngun nhân khách quan.

Ngun nhân khách quan thì có một phần có thể giải thích. Ở đây là cuộc sống, bao giờ cũng có những thử thách. Những cái cám dỗ cuộc sống bao giờ cũng có khó khăn của nó. Nghề báo hiện nay cạnh tranh rất khó khăn nhất là

làm báo điện tử cho nên sự khó khăn, áp lực cơng việc, áp lực về mặt chỉ tiêu công việc, áp lực về mặt nhu cầu đời sống làm cho một số nhà báo sẽ bị sa ngã đấy là nguyên nhân khách quan. Mặt khác đó là quản lý của các cơ quan báo chí vẫn cịn lỏng lẻo, nhiều cơ quan thả lỏng và đó là nguyên nhân khách quan tức là bản thân các cơ quan báo chí tạo cơ hội cho họ làm những điều khơng tốt thì một số đại diện một số cộng tác viên nhà báo làm hỏng mất cái hình ảnh của tịa báo.

Một số nguyên nhân khách quan nữa là cơng chúng nhìn thấy nhà báo làm sai nhưng khơng dám phản đối vì sợ người ta đánh. Người này đi thì có người khác đến và chuyện đấy là có thật, nhưng cá nhân đấy là những nguyên nhân khách quan. Một là quản lý, hai là công tác tổ chức, ba là sự giám sát của cơng chúng người ta biết nhưng khơng dám nói.

Cịn có ngun nhân chủ quan là do mỗi nhà báo vi phạm tự mình trau dồi đạo đức, khơng nhận thức được làm báo cósự sang trọng của nó, có những vẻ vang của nó. Những người đó coi nghề làm báo như một nghề để kiếm tiền, cái cần câu cơm thì đấy là nguyên nhân chủ quan.

Mặt khác là bản thân nhà báo thiếu đi những tri thức văn hóa, thiếu đi những tri thức để ứng xử trong đời sống, thiếu đi sự chia sẻ cảm thông với đời sống xã hội, với những con người, với doanh nghiệp. Họ nghĩ mình là nhà báo muốn làm gì thì làm.

Thứ ba lại nhà báo đấy khơng cho thiên hạ nhìn thấy được nghề báo rất là đáng kính trọng, ngưỡng mộ, lịch lãm sang trọng.Có thể nói những nhà báo mà vi phạm khơng có được cái tố chất, khơng có sự nỗ lực.

Thứ tư là nhà báo thiếu đi sự trao duồi học hỏi và có những cái vơ tình khơng biết, vơ tình biết câu đấy là sai hay vơ tình khơng biết hình ảnh đó là sai hay không biết thảo luận tranh luận đâu là đúng đâu là sai và nhiều nhà báo bây giờ là văn hóa đọc thấp, ko trao dồi kiến thức thì văn hóa ứng xử cũng sẽ thấp mà nhà báo viết thì cịn nói được ai. Thế nên viết lúc nào cũng mịn mà sai cịn khơng biết đó là ngun chủ quan có thể là do vơ tình, tóm lại có mấy ngun nhân như thế.

Mai: “Vậy thì những hành vi như nào được coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp

báo chí ạ?”

Bác Dung:

Hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp báo chí là tống tiền, đe dọa đến doanh nghiệp, tổ chức cá nhân; viết những điều khơng có sự thật, bịa ra sai sự thật, bịa ra một sự thật khác đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; xúc phạm đến lợi ích danh dự của những bộ phận hay con người của những tổ chức. Cụ thể ví dụ như dùng những bài đụng chạm đến đời sống cá nhân kích động một tổ chức, mất đi những cái nét đẹp của đời sống. Hai nữa là không chịu rèn luyện học hỏi cố tình sai khơng chịu sửa.

Mai: “Bác có nghĩ là những tờ báo chính thống và uy tín như VTV , dân trí ,

báo lao động hay là báo thanh niên sẽ không bao giờ gặp các vấn đề về phản văn hóa báo chí khơng ạ?”

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo môn văn hóa báo CHÍ TRUYỀN THÔNG NGHIÊN cứu về văn hóa báo CHÍ (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w