1. Vị trí cơng tác:
Phóng viên tại báo Dân Việt. BTV tại Truyền hình Quốc hội.
2. Hình thức phỏng vấn:
Phỏng vấn online trên nền tảng zoom
3. Nội dung cuộc phỏng vấn:
Mai: “Theo quan điểm cá nhân của chị thì chị hiểu như thế nào về phản văn hóa
báo chí, những biểu hiện nào được coi là phản văn hóa báo chí?”
Để nói xa một cái khái niệm thì rất là nhiều cách, đối với khái niệm phản văn hóa này thì chị sẽ định nghĩa theo một khái niệm trái ngược lại đó là văn hóa báo chí là gì thì phản văn hóa báo chí sẽ ngược lại.
Đối với văn hóa báo chí thì chị nghĩ là từ trước đến nay khi các em được học thì phạm trù văn hóa rất là rộng và khó ai có thể gói gọn nó trong một khái niệm cụ thể.
Theo chị hiểu một cách đơn giản thì đây là một phương thức con người nó sinh ra để nó phục vụ cho nhu cầu tồn tại và nhu cầu sống của mình. Báo chí hiểu đơn giản là một phương tiện truyền thơng, truyền thông như thế nào để tinh thần con người được đi lên, nó khiến cho nhân thức con người hướng đến những cái chân, thiện, mỹ. Đạt được điều đó thì sẽ đạt được hiệu quả truyền thơng về cái chân, thiện, mỹ đấy sẽ là có tính văn hóa trong báo chí. Và những biểu hiện đi ngược lại với điều đó thì là phản văn hóa báo chí.
Ở mỗi thời đại thì lại có một tiêu chuẩn khác nhau về văn hóa báo chí. Ngày xưa khi đất nước trong thời kì kháng chiến giành độc lập thì mọi người đặt cái cao hơn, làm sao để tuyên truyền tình yêu đất nước, tinh thần chống lại giặc Mỹ xâm lược, giặc Pháp xâm lược. Còn bây giờ quay trở lại với nhịp sống thường nhật thì báo chí là diễn đàn ngơn luận của tất cả những người dân mà họ muốn truyền đạt những vấn đề xung quanh họ.
Những biểu hiện ở thời điểm được coi là phản văn hóa báo chí. Ví dụ như những nhà báo tiêu cực đi ngược lại với văn hóa, khai thác những vụ án đau lòng đến mức đưa ra những chi tiết rùng rợn, hay đưa những tin tức đâm, cướp, hiếp, giết thể hiện bằng cái ngôn từ gây sốc và đặt người đọc phải ngồi trước những thơng tin như một mới hỗn độn, thì đó là phản văn hóa báo chí.
Bên cạnh đó cịn những tin tức vụn vặt, chưa được kiểm chứng hay còn gọi là báo lá cải được xào xáo, thay đổi thêm thắt tiêu đề. Theo chị thì đó là những biểu hiện của phản văn hóa báo chí.
Mai: “Là một người thuộc thế hệ GenZ đặc biệt là đảm nhiệm nhiều vai trị khác
nhau như phóng viên, biên tập viên, MC thì chị nghĩ như thế nào khi các bạn GenZ trong quá trình làm việc, tác nghiệp, sản xuất ra các sản phẩm báo chí đã quá lạm dụng những từ ngữ của cộng đồng mạng như thánh soi, đi bão,...?”
Chị Hà:
Bản thân chị cũng là một người GenZ và làm việc trong nghề báo. Chị nghĩ là nhà báo, BTV, MC thì có những ngơn từ phát ngơn chuẩn xác trước công chúng. Những từ ngữ như thánh soi, đi bão, gây bão thì chị nghĩ nó cũng khơng phải là ảnh hưởng q nhiều. Nó khơng phải là phản văn hóa báo chí mà nó chỉ là xếp trong một trường hợp nào đấy nó khơng phù hợp. Ví dụ khi làm một chương trình thời sự mà đưa các từ ngữ này vào thì nó khơng phù hợp với chương trình, nó chưa đến mức là phản văn hóa báo chí.
Các bài báo hay viết ở mục giải trí, giới trẻ thì những từ ngữ như thế này khá là bình thường. Những từ kể trên thì đã khá là quen thuộc trong mấy năm gần đây rồi, không tạo yếu tố gây sốc với người đọc nữa. Nói tóm lại thì theo quan điểm của chị ở đây thì nó chỉ là khơng phù hợp trong một vài trường hợp thơi, cịn nếu biết vận dụng nó ở trong cái hồn cảnh phù hợp thì nó sẽ khơng xếp vào mục phản văn hóa báo chí.
Mai: “Đối với vấn đề phản văn hóa báo chí thì chị có nghĩ rằng là những tờ báo
chính thống như VOV, Lao động, Dân trí,... thì phản văn hóa báo chí sẽ khơng bao giờ xảy ra không ạ?”
Chị Hà:
Chị nghĩ là khơng đâu, cái gì cũng có ngoại lệ của nó. Kể cả các tờ báo chính thống như thế thì vẫn sẽ ở một số trường hợp nào đấy cũng sẽ có một số phát ngơn khơng phù hợp. Các em có nhớ thì trước đây một thời gian trên VTV24 thì VTV họ đã dùng từ ký sinh trùng cho những người ăn xin bên vệ đường. Và điều này đã tạo nên dư luận khá là lớn khi nói đến sự sai sót đó.
Tất nhiên thì nó cũng chỉ là sai sót thơi, nó thuộc về phần kiểm sốt lời nói, kiểm sốt từ ngữ sử dụng trên báo chí, cịn nếu như mà khơng phải sự sai sót thì nó sẽ nằm ở phần tư tưởng của người làm báo. Bởi vì tư tưởng là cái cốt lõi để tạo nên cái văn hóa trong báo chí. Ví dụ như ngày xưa, thời chống Pháp chồng Mỹ thì những bài báo mang tính tuyên truyền mà làm nhụt ý chí của những người lính thì cũng tính vào phản bảo chí. Cịn hiện nay vì việc đó sẽ được tính vào thiếu bản lĩnh chính trị của người làm báo.
Mai: “Với cương vị của một người đã và đang làm báo thì chị có lời khun nào
dành cho các bạn đang có định hướng sẽ trở thành một người làm báo, một nhà báo để giúp các bạn sẽ không mắc phải vấn đề về phản văn hóa báo chí khơng ạ?”
Chị Hà:
Cá nhân chị thì là một người đang rất trẻ về cả tuổi đời cũng như tuổi nghề. Nên để mà đưa ra cho các bạn một cái lời khuyên thật sự sâu sắc thì có
lẽ chị sẽ nhường lại cho những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhiều hơn chị. Với những gì chị đã trải nghiệm trong suốt thời gian vừa qua thì chị cũng có một vài điều muốn nói với các em, hoặc nói với với thế hệ hậu bối của mình. Khi ta đã nói đến báo chí thì ta xác định nó thuộc điểm tiếp cận xã hội, nó tác động rất nhiều đến con người.
Để tạo những tác phẩm báo chí có văn hóa thì trước hết bản thân người nhà báo phải là người có văn hóa và ln coi việc mình làm là hoạt động có văn hóa. Vì vậy mà cái đơn giản nhất nhưng mà nó theo mình từ khi mình động ngịi bút đến khi mình hạ ngịi bút đó là việc trau dồi và rèn luyện chính bản thân mình. Trau dồi rèn luyện như thế nào về mặt tư tưởng, văn hóa của chính bản thân mình, làm chủ được ngịi bút của mình, khơng để cho ngịi bút của mình xi theo dịng xã hội, phải có bản lĩnh thì nó sẽ là nền tảng để trở thành nhà báo chân chính.
Sản phẩm báo chí mà các bạn tạo ra có sự tác động đến xã hội và có hiệu quả xã hội thì nó mới là một sản phẩm báo chí có chất lượng, khi đó cống hiến của mình mới được ghi nhận ở cơ quan báo chí và ở trong cả sự phát triển của xã hội vì báo chí cũng là một phần của văn hóa. Chốt lại chị nghĩ mình phải ln rèn luyện, rèn luyện về cả tư tưởng và ngịi bút của mình, trau dồi tư tưởng văn hóa cho chính mình. Khi đó bản thân nhà báo có văn hóa thì mới tạo ra một sản phẩm báo chí có văn hóa.