II. NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ PHẢN VĂN HOÁ BÁO CHÍ 1 Thiếu bản lĩnh chính trị
2. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp
2.3. Khai thác đậm đặc thông tin đời tư
Khoản 1, Ðiều 21 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (năm 2013) quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn". Ðiều 34 Bộ luật Dân sự (2015) về "Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín" cũng quy định:
"Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ". Luật Báo chí cũng nghiêm cấm vi phạm bí mật riêng tư các cá nhân.
Tuy nhiên, thực tế, nhiều nhà báo khai thác quá tỉ mỉ, chi tiết đời tư ca sĩ, diễn viên hoặc theo dõi để lấy thông tin viết bài. Câu chuyện đời tư của nhiều ca sĩ, diễn viên, người mẫu được đưa lên mặt báo dồn dập. Các vụ xâm hại trẻ em là đề tài được báo chí khai thác nhiều, với lối viết vơ cảm, hoặc “giấu đầu hở đuôi”, ảnh hưởng đến nạn nhân và gia đình các em, khiến cơng chúng thực sự bức xúc.
Ví dụ: Trong ví dụ dưới đây, việc nhà báo đưa những thông tin địa chỉ cụ thể về nơi các bé gái sinh sống, cho dù viết tắt, nhưng những người sống trong khu vực đều sẽ nhận ra nạn nhân là ai, và điều này chắc chắn ảnh hưởng đến cuộc sống của các bé sau này cũng như gia đình họ.
Về nguyên tắc, nếu muốn đưa hình ảnh và câu chuyện đời tư lên truyền thông, nhà báo bắt buộc phải hỏi xin ý kiến và được sự đồng ý của nhân vật. Nhưng thực tế, việc này rất ít được thực hiện. Xâm phạm đời tư trên truyền thông, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống thể chất, tinh thần của nhân vật và những người thân của họ, mà mặt khác, cịn ảnh hưởng xấu đến văn hố báo chí và ứng xử xã hội. Nó tạo nên một kiểu nhà báo chuyên tọc mạch, moi móc chuyện đời tư, đồng thời, cịn góp phần cổ s lối sống phơ trương hay trào lưu “bắt tay bẩn” giữa nhà báo và nghệ sĩ để tạo scandal, nhằm nổi danh.