II. NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ PHẢN VĂN HOÁ BÁO CHÍ 1 Thiếu bản lĩnh chính trị
3. Không tuân thủ luật pháp
Tuân thủ luật pháp và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp nhà báo có mối quan hệ rất chặt chẽ. Một nhà báo tuân thủ các quy ước đạo đức nghề nghiệp, cũng sẽ
tự giác tuân thủ luật pháp, và ngược lại. Do vậy, nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp cũng chính là vi phạm pháp luật.
Cơ sở để nhận diện phản văn hố báo chí của nhà báo ở khía cạnh vi phạm pháp luật được căn cứ vào Luật Báo chí.
Thực tế hoạt động báo chí, nhiều nhà báo vi phạm pháp luật. Loại sai phạm được nhắc đến nhiều là sai phạm về nội dung thông tin: Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thơng tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng; kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam; thông tin sai sựthật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; thơng tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em…
Ngoài ra là sai phạm liên quan đến lừa đảo, tống tiền doanh nghiệp, ép ký kết hợp đồng quảng cáo. Cuối tháng 12/2018, phóng viên Đào Thị Thanh Bình của báo điện tử Thương Hiệu Và Cơng Luận bị bắt vì có hành vi tống tiền 70.000 USD đối với Công ty TNHH Luxshare - ICT Việt Nam. Đầu tháng 8.2019, hai phóng viên của một tờ báo và một tạp chí trung ương có trụ sở tại Hà Nội đã bị lực lượng chức năng của TP Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh khởi tố, bắt tạm giam vì có hành vi tống tiền.
Ví dụ: Đầu tháng 4/2020, ơng Lê Văn Trọng, trưởng ban thời sự tạp chí điện tử Hồ Nhập bị bắt để khởi tố, tạm giam 4 tháng để điều tra về hành vi "cưỡng đoạt tài sản" doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp đưa 300 triệu đồng để không đăng tải những bài viết liên quan đến doanh nghiệp này trên tạp chí.