Điều kiện phát triển

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 29)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.2.4. Điều kiện phát triển

Để phát triển du lịch cộng đồng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

 Mối quan hệ sở hữu của cộng đồng về du lịch cần phải được thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy.

 Tôn trọng ý kiến của các bên tham gia, của cộng đồng và phải đảm bảo rằng các kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có trách nhiệm xem xét và giải quyết.

 Phải có sự đồng thuận của các bên tham gia và của cộng đồng địa phương.

 Khuyến khích, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các hoạt động du lịch cũng như bảo tồn tài nguyên văn hóa, thiên nhiên.

 Phải có ý thức tơn trọng các giá trị văn hóa của cộng đồng. Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững.

19

 Đa dạng vai trò tham gia của cộng đồng. Tăng cường giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động địa phương

 Chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng một cách công bằng giữa các thành viên của cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.

 Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy niềm tự hào của cộng đồng.

 Giảm tiêu thụ và giảm thiểu xả thải.

20

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LOẠI HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI ĐIỂM ĐẾN HÀ GIANG TRONG GIAI ĐOẠN

HẬU COVID-19 2.1 Khái quát về điểm đến Hà Giang

2.1.1 Vị trí địa lý

Hà Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc giáp 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc. Phía Đơng giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Tại điểm cực bắc Lũng Cú của tỉnh Hà Giang có vĩ độ 23015’00”, điểm cực nam có vĩ độ 2101’0”. Điểm cực tây tại Xín Mần có kinh độ 104024'05” và mỏm cực đơng tại Mèo Vạc có kinh độ l05030’04”.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang

21

(Nguồn: Tập bản đồ hành chính Việt Nam, NXB Bản đồ, H, 2010)

Tồn tỉnh có 22 dân tộc với dân số trên 724.353 người (thời điểm 1/4/2009). Hiện nay, Hà Giang có 11 huyện, thị và 195 xã, phường, thị trấn, có đường biên giới dài trên 274km tiếp giáp với Trung Quốc, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế và thu hút đầu tư đồng thời phát triển du lịch bền vững. Tổng diện tích đất tự nhiên là 7.914,88 km2, tỉnh Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh mẽ, độ cao trung bình từ 800 đến 1.200m so với mực nước biển. Phía Tây với dải núi cao Tây Cơn Lĩnh án ngữ và Cao nguyên đá Đồng Văn ở phía Bắc đã tạo cho Hà Giang có địa thế cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đơng Nam. Địa hình chia cắt nhiều, do đó hình thành các tiểu vùng mang những đặc điểm khác nhau về độ cao và khí hậu.

Lãnh thổ Hà Giang phân hóa thành ba tiểu vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng:

Vùng I: Là vùng cao núi đá phía bắc, gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh

và Quản Bạ. Diện tích tồn vùng là 2.356,0 Km2, dân số trên 25,6 vạn người, chiếm xấp xỉ 35,3% dân số toàn tỉnh. Đặc điểm chung của vùng là địa hình núi đá có độ đốc lớn, điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ơn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; cây ăn quả như mận, đào, lê, táo...

Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm 02 huyện Hồng Su Phì và Xín Mần.

Diện tích tự nhiên 1.217,3 km2; dân số trên 11,6 vạn người, chiếm 16,2% dân số toàn tỉnh. Đặc điểm chung của địa hình là núi đất dốc, có nhiều nguồn nước thuận lợi cho sinh hoạt và canh tác lúa nước, phát triển nghề rừng và trồng cây ăn quả cận nhiệt như đào, lê, mận…Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủ nhân lâu đời của nó là người Dao, một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời.

Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang

Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.372,6 km2; dân số trên 35,1 vạn người, chiếm 48,5% số dân của tỉnh. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh.

22

2.1.2 Cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch

Cơ sở kinh doanh lưu trú

Cùng với sự phát triển của lượng khách du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú trên cả nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng đã có sự phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Mạng lưới kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, các dự án đầu tư vào du lịch ngày càng nhiều, hệ thống cơ sở lưu trú tăng nhanh. Hiện nay, tồn tỉnh có 882 cơ sở lưu trú, với 7.165 buồng, phịng. Cùng với đó là các hệ thống homestay với 509 cơ sở; nhà nghỉ 264 cơ sở.

Theo thông báo số 168/TB-SVHTTDL ngày 14/9/2021 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 38 cơ sở lưu trú đã được xếp hạng sao, trong đó, gồm: 4 khách sạn 3 sao, 14 khách sạn 2 sao và 20 khách sạn 1 sao. Các cơ sở lưu trú đều bảo đảm các yêu cầu về: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định, các điều kiện kinh doanh lưu trú, giấy chứng nhận điều kiện an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, cam kết bảo vệ môi trường, 100% nhân viên được qua đào tạo nghiệp vụ, có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ theo tiêu chuẩn để được xếp hạng…

Các cơ sở du lịch và lưu trú trong tỉnh ngày càng được nâng cấp về trang thiết bị, chất lượng phịng nghỉ ngày càng được nâng cao, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho du khách lưu trú trong quá trình tham quan tại các khu, điểm du lịch.

Tuy nhiên hệ thống cơ sở lưu trú chủ yếu là của các hộ tư nhân, nên năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cịn hạn chế, quy mơ kinh doanh nhỏ, trang thiết bị mới đạt ở mức tối thiểu. Để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sẵn có nhằm phấn đấu đưa ngành Du lịch Hà Giang trở thành nền kinh tế mũi nhọn, cần có sự quan tâm từ các cấp, các ngành và các doanh nghiệp để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và ngày càng hoàn thiện hơn nữa các cơ sở lưu trú du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn với du khách gần xa. Trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ sở lưu trú du lịch đảm bảo các điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch và trình tự đăng ký thẩm định, tái thẩm định loại hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.

23

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường kinh doanh lưu trú du lịch trong sạch và bình đẳng.

Cơ sở kinh doanh ăn uống

Cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu ăn uống, thưởng thức văn hóa ẩm thực địa phương được chú trọng, với 287 nhà hàng, quán ăn. Ẩm thực Hà Giang có nhiều món ăn truyền thống của các dân tộc vùng cao được du khách yêu thích. Đặc biệt, cháo ấu tàu và mèn mén đã được Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam xác nhận lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2020 – 2021); Mật ong Bạc hà và chè Shan tuyết Hồng Su Phì lọt Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2020 – 2021).

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Hệ thống đường quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 4 tuyến quốc lộ đi qua, đây là những tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh với tổng chiều dài qua địa bàn là 458km, cụ thể như sau:

Quốc lộ 2: Được nâng cấp xong năm 2004 (đoạn từ Đoan Hùng - thị xã Hà Giang) là đường cấp 3 miền núi được trải thảm bê tơng nhựa tồn tuyến với tải trọng H30 - XB80. Tổng chiều dài đi qua địa phận tỉnh Hà Giang là 108km, là tuyến đường quan trọng nhất nối Hà Giang với thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền xuôi.

Quốc lộ 4C (cung đường mang tên Hạnh phúc trước đây), có chiều dài 204km, điểm đầu tại thị xã Hà Giang, điểm cuối xã Niêm Sơn (Mèo Vạc), đi qua 4 huyện vùng cao phía Bắc là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, hiện nay đã được nâng cấp rải nhựa.

Quốc lộ 34: Có chiều dài 73km, điểm đầu từ cột mốc Km 0 thị xã Hà Giang đi qua huyện lỵ Bắc Mê, điểm cuối thuộc Bản Tính xã Yên Phong (Bắc Mê), toàn tuyến đã được nâng cấp, rải nhựa đi lại thuận tiện.

Quốc lộ 279: Tổng chiều dài 73 km.

Hệ thống đường tỉnh và huyện: Hiện nay Sở Giao thông vận tải Hà Giang đang quản lý và trùng tu bảo dưỡng 10 tuyến với chiều dài 460 km còn lại 39 tuyến với chiều dài 1.204 km do các huyện quản lý. Trong đó một số tuyến đường quan trọng đã được nâng cấp rải nhựa trong thời gian qua như: Đường Tân Quang (Km 244 QL2) -

24

Hồng Su Phì - Xín Mần, đường n Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc; đường Xín Mần - Mốc 5, đường Na Khê - Bạch Đích, đường Vĩnh Tuy - Xuân Giang. Các tuyến đường đang được nâng cấp như: Đường Pả Vi - Xín Cái - Sơn Vĩ, đường Mốc - Mốc 22, đường Minh Ngọc - Mậu Duệ, đường Xuân Giang - Yên Bình, đường Yên Bình - Nà Chì - Cốc Pài, đường Bắc Mê - Na Hang.

Giao thông nông thôn: Hệ thống đường giao thông nông thôn những năm qua phát triển khá nhanh. Hiện tại tồn tỉnh có 3.197 km đường giao thơng nơng thơn, trong đó chủ yếu là đường loại B, đường dân sinh. Đường giao thông nông thôn là loại đường cấp thấp nên hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, mặt đường là mặt đất, đá tự nhiên.

Mạng lưới giao thông liên vùng, liên huyện, liên xã cũng được tăng cường đầu tư xây dựng. Song do nguồn kinh phí ít, cơng tác trùng tu bảo dưỡng chưa được thực hiện tốt và thường xuyên nên hầu hết các tuyến giao thơng nơng thơn có chất lượng xấu, xe ơ tơ chỉ đi lại được trong mùa khô. Đặc biệt các tuyến giao thông đến các xã, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa đều là đường đất, chất lượng xấu, việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

Đường thuỷ: Là tỉnh miền núi địa hình chia cắt, núi non hiểm trở, độ dốc tự nhiên lớn, sông lắm thác nhiều ghềnh. Giao thông thuỷ không phát triển mà chủ yếu nhân dân sống ở khu vực ven sơng thành lập những bến đị nhỏ để phục vụ đi lại qua sơng ở những nơi khơng có cầu.

Những tuyến sông ở Hà Giang bao gồm: Sông Lô, sông Gâm, sơng Miện, sơng Nho Quế, sơng Bạc, sơng Chảy…trong đó lớn nhất là sơng Lơ mùa khơ nước cạn chỉ sâu 1 - 2m lòng bị thu hẹp lại chỉ còn 15 - 20m cũng chỉ có những thuyền máy nhỏ của nhân dân đi khai thác cát sỏi phục vụ cho xây dựng. Tồn tỉnh có 7 bến đị ngang qua sông Lô nằm ở 2 huyện Bắc Quang và Vị Xuyên.

Quy hoạch sân bay để du khách thuận lợi du lịch cao nguyên đá: Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về mặt nguyên tắc xây dựng cảng hàng không Hà Giang rộng 400 ha, quy mô dự kiến đến năm 2020 là 25.000 hành khách/năm, sẽ được đặt tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang.

25

Theo phương án lựa chọn, sân bay sẽ được đặt tại thôn Mục Lạn, xã Tân Quang. Đây là bãi bằng dọc theo 2 sườn núi thuộc các xã Tân Thành, Đồng Tâm và Tân Quang, huyện Bắc Quang, cách thành phố Hà Giang 40 km. Theo phương án 2, khu vực dự kiến đặt sân bay là xã Phong Quang, huyện Vị Xun, có vị trí cách khu vực trước đây người Pháp đặt sân bay hơn 700 m.

Đến năm 2020 nhà ga hành khách và khu hàng không sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng của 25.000 hành khách/năm; giai đoạn 2020 đến 2030 sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng của 80.000 hành khách/năm. Với quy mô nêu trên, dự kiến Cảng Hàng khơng Hà Giang sẽ sử dụng diện tích đất gần 400 ha và sẽ đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật đảm bảo an tồn cho mọi hoạt động bay của loại máy bay A320.

Bưu chính viễn thơng

Thơng tin liên lạc đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đời sống của dân cư. Tăng cường đầu tư củng cố nâng cao chất lượng và năng lực mạng lưới, trong năm đã hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến truyền dẫn cáp quang Tân Quang - Hồng Su Phì, tiếp tục thi cơng tuyến Hà Giang - Mèo Vạc; nâng cấp mở rộng hệ thống chuyển mạch bưu điện tỉnh; xây dựng 6 cột Anten Xín Mần, Mèo Vạc, Quản Bạ, Đồng Văn, Yên Minh, Bắc Quang; nhà đặt tổng đài huyện Đồng Văn…đến nay trung tâm 11 huyện, thị đã được phủ sóng điện thoại di động. Hồn thành đưa 15 điểm bưu điện văn hoá xã vào hoạt động, nâng tổng số bưu điện văn hoá xã lên 112 điểm, đạt 57% trong tổng số xã, phường của tỉnh.

Hệ thống đơ thị

Q trình hình thành và phát triển hệ thống đơ thị và các khu dân cư nông thôn gắn liền với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tồn tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị xã và 10 huyện với tổng số 195 xã, phường, thị trấn (có 5 phường nội thị của thị xã Hà Giang, 10 thị trấn trong đó có 7 thị trấn huyện lỵ và 180 xã). Dân cư phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính cấp huyện và tập trung với mật độ cao ở thị xã Hà Giang.

Mạng lưới đô thị của tỉnh Hà Giang hiện nay phân bố theo dạng chuỗi trên hai trục khơng gian chính là trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây. Trục không gian đô thị Bắc - Nam nằm dọc theo Quốc lộ 2 bao gồm các đô thị như thị trấn Vĩnh Tuy, Việt Quang

26

(Bắc Quang), Việt Lâm, Vị Xuyên (Vị Xuyên) và thị xã Hà Giang. Thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc), Phó Bảng (Đồng Văn), Tam Sơn (Quản Bạ) và thị trấn Yên Minh (Yên Minh) là các thị trấn miền núi phân bố trên trục không gian đô thị Đông - Bắc dọc theo Quốc lộ 4C thuộc vùng cao núi đá của tỉnh. Các đô thị phát triển mạnh trong tỉnh tập trung theo chuỗi bám dọc theo trục Quốc lộ 2 từ Bắc Quang lên cửa khẩu Thanh Thuỷ. Đặc điểm đô thị của Hà Giang là mật độ thưa và mỏng, nhiều đơ thị được hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ sở chức năng đơ thị hành chính, các yếu tố thương mại, dịch vụ có quy mơ nhỏ, thiếu yếu tố động lực phát triển quan trọng như sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Chất lượng đơ thị nhìn chung cịn nhiều hạn chế, hiện tại chỉ có thị xã Hà Giang là có quy mơ tương đối lớn, được xây dựng khá tập trung còn lại các đơ thị khác đều có chất lượng kém, quy mơ nhỏ, hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ. Tuy nhiên tốc độ đơ thị hố được dự báo sẽ phát triển rất nhanh trong các năm tiếp

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)