Trong trang phục của thiếu nữ Dao, thường sử dụng khá nhiều đồ trang sức bằng bạc. Mỗi thiếu nữ người Dao khi kết hôn đều được bố mẹ sắm cho 1 bộ trang sức bằng bạc gồm: vòng cổ, xà tích, vịng tai, lắc đeo tay, nhẫn, bộ lùi ton… với trọng lượng có khi đến gần 4 kg. Tất cả các đồ trang sức này đều được chạm, khắc nhiều hoa văn rất đẹp thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
Nghề chạm bạc truyền thống của người Dao ở Hà Giang đã có từ cách đây hàng trăm năm. Nhưng hiện nay, nghề truyền thống này chỉ còn tồn tại rải rác trong các hộ gia đình ở một số xã vùng sâu, vùng xa của huyện Hồng Su Phì, Xín Mần, Vị Xun, Yên Minh, Mèo Vạc, có dấu hiệu mai một và cũng chỉ cịn một số ít những nghệ nhân cao tuổi.
Nghề làm khèn ở thơn Tả Cồ Ván
49
Người Mơng có rất nhiều loại nhạc cụ để sử dụng trong những ngày lễ, tết, trong đó cây khèn là nhạc cụ đặc trưng nhất của đồng bào. Khèn Mông đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của Cơng viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Hiện nay, đồng bào Mông vẫn lưu giữ được kỹ năng chế tác cây khèn.
Thơn Tả Cồ Ván, xã Hố Qng Phìn, huyện Đồng Văn là một trong những thơn ít ỏi vẫn cịn giữ có nghề làm khèn truyền thống. Cả thơn có 128 gia đình người Mơng sinh sống thì có gần 30 hộ thường xuyên làm khèn để bán. Để hoàn thành một chiếc khèn phải mất 8-10 ngày cơng. Trong đó ngun liệu để làm khèn như: Gỗ để làm thân khèn, vỏ cây đào rừng để tạo thành các gióng quấn quanh thân khèn, lưỡi đồng đều phải đặt mua ở các huyện Quản Bạ, Yên Minh… Chỉ có nguyên liệu làm gióng khèn là thân cây trúc thì khơng phải mua vì bà con tự trồng được.
Một cây khèn với giá bán từ 200- 300 nghìn đồng, sau khi trừ đi chi phí mua ngun liệu thì mỗi cây khèn mang lại thu nhập đáng kể, phụ cấp thêm vào sinh hoạt
ằ ế ề ồ
hằng ngày của gia đình. Khơng biết nghề làm khèn ở Tả Cồ Ván có từ bao giờ nhưng đến nay nó vẫn được các nghệ nhân gìn giữ và phát huy.
Văn hóa ẩm thực
Ẩm thực là một trong các nhân tố tạo ra sức hấp dẫn du lịch. Đến với Hà Giang, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc trưng của vùng sơn cước và cùng với đó là được hịa vào trong văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Thắng cố
Nói đến Thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản, là một món ăn truyền thống của người dân tộc Mông ở các huyện vùng cao Hà Giang cũng như ở miền núi phía Bắc. Nếu người miền xi tự hào vì có phở, thì người miền núi cũng tự hào vì có thắng cố. Trời càng lạnh, thắng cố càng ngon, thêm bát rượu ngô ấm nồng với người miền núi thực khơng có gì sánh bằng.
50