Điểm yếu (Weaknesses)

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 88 - 89)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.5.2 Điểm yếu (Weaknesses)

Ngành du lịch của tỉnh Hà Giang có trình độ phát triển khá khiêm tốn so với mặt bằng chung của khu vực và cả nước, còn nhiều hạn chế nên chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế. Như đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch: tính đến hết năm 2014 số vốn đăng ký và nguồn đầu tư vào du lịch mới đạt trên 1.200 tỷ đồng, chủ yếu là ngân sách Nhà nước đầu tư bảo tồn một số cơng trình văn hóa, phát triển hạ tầng du lịch; cịn lại do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các khu du lịch sinh thái, khách sạn, nhà hàng... Một số tour tuyến khai thác không hiệu quả do cơ sở hạ tầng giao thơng, thơng tin liên lạc vẫn chưa hồn thiện; mối liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong vùng vẫn chỉ là hình thức. Ngồi ra, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh phần lớn đều đầu tư theo kiểu vừa xây dựng, vừa khai thác kinh doanh. Với hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch cịn thiếu đồng bộ, khơng có sản phẩm du lịch có thương hiệu mạnh, mang tính cạnh tranh cao thì vấn đề thu hút lượng khách quốc tế ở lại lưu trú và chi tiêu là khó khăn.

Mặt khác, giao thơng trở ngại chính là “điểm nghẽn” để Hà Giang phát triển du lịch cộng đồng nói riêng và du lịch nói chung: Từ các tỉnh thành lớn đến Hà Giang khơng có đường hàng khơng và khơng có tuyến cao tốc nên thời gian di chuyển đến được Hà Giang là quá lớn. Ví dụ: Từ Hà Nội đi khoảng 400km đến dốc Thẩm Mã – nơi rẽ đi các ngả: cột cờ Lũng Cú (theo hướng Bắc) hoặc Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng sang Mèo Vạc (hướng Đông Bắc) nhưng phải di chuyển mất cả gần 10 giờ đồng hồ (trong điều kiện khí hậu cho phép) là q nhiều, khơng phù hợp với loại hình du lịch cuối tuần 2 ngày mà có số lượng khách nhiều nhất. Ngay cả nếu du lịch tối thiểu 3 ngày thì đã mất 2 ngày di chuyển trên đường và cũng chỉ đến được các điểm chính trên “con đường tơ lụa”, khơng đủ khám phá, tận hưởng thiên nhiên, khó có thể tham gia du lịch sơng Nho

78

Quế qua hẻm Tu Sản kỳ vĩ – tuyến mới được khai thác trong mấy năm gần đây. Như vậy 3 ngày không đủ thời gian nghỉ dưỡng, tái tạo sức khỏe đối với khách bình thường, chưa tính đến khách lớn tuổi, khách chỉ được nghỉ 2 ngày cuối tuần. Không chỉ giao thông liên tỉnh, giao thơng nội tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn: Giao thơng giữa các huyện trong tỉnh bị chia cắt thành các tuyến riêng biệt: Nam – Bắc – Đông Bắc và Đông – Tây theo địa hình mạch núi, phân nhánh khơng liên kết. Địa hình q dốc, khó khăn trong việc mở rộng tuyến và tình trạng dễ sạt lở vào mùa mưa lũ ở các vùng núi đất… làm cho việc liên kết các điểm du lịch là khó khăn và tốn mất nhiều thời gian di chuyển.

Bên cạnh đó, ngành “cơng nghiệp khơng khói” của tỉnh cịn vướng khơng ít rào cản, do một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm và chủ động triển khai; nhận thức của người dân về vai trò du lịch trong phát triển kinh tế còn hạn chế, chậm tiếp xúc các thơng tin; kinh phí xây dựng làng văn hóa tiêu biểu chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; chưa khai thác được không gian làng nghề truyền thống; chưa xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng; một số chuồng trại chăn nuôi gia súc để gần nhà; khu vệ sinh chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ du lịch; thiếu các kỹ năng phục vụ, giao tiếp với khách nước ngồi; một bộ phận nhân dân trơng chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước; chưa thành lập được Hợp tác xã liên kết cung ứng thành chuỗi dịch vụ khép kín; hạn chế trong việc khai thác tài nguyên văn hóa thành sản phẩm du lịch.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 88 - 89)