.4 Núi Đơi Quản Bạ

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 79)

Theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất thì Núi Đơi được cấu tạo bằng đá Đơlơmit. Do q trình phong hóa đá lăn đồng đều theo sườn núi làm lùi dần sườn và hạ thấp dần đỉnh núi. Cuối cùng tạo nên hình nón như hiện nay. Đá Đơlơmit bị phong hóa (do q trình tự vỡ) thành các hạt sạn và cát rất dễ dàng di chuyển theo sườn xuống dưới chân do trọng lực và nước chảy tràn trong mùa mưa. Đặc biệt, cịn đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành hình nón của Núi Đơi nói riêng và của các ngọn núi có hình chóp nón nói chung là có sự đan xen của các đứt gãy, hướng khác nhau làm đá bị phá hủy dễ dàng hơn. Núi Đơi thuộc kỷ Đệ Tứ - có niên đại cách ngày nay khoảng 1,6 triệu đến 2 triệu năm trở lại đây. Ngồi Núi Đơi ra cịn có một mực cao hơn gồm các đồi dạng nón được hình thành theo con đường tương tự nhưng ở giai

36

đoạn cổ hơn, thể hiện rõ nhất là ba ngọn núi đang tồn tại ở khu vực thị trấn Tam Sơn hiện nay. Danh thắng Núi Đôi Quản Bạ xếp hạng quốc gia ngày 16/11/2009.

Khu rừng nguyên sinh Vần Chải

Thuộc xã Vần Chải - huyện Đồng Văn, đây là khu rừng nguyên sinh rộng khoảng 500ha với những thân cây cổ thụ mọc chen giữa các tảng đá lớn, con đường đi xuyên qua rừng được xếp bằng những khối đá lớn theo kiểu bậc thang dẫn lên đỉnh núi. Đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt nhìn ra xung quanh, du khách sẽ thấy vẻ đẹp của thiên nhiên với một thung lũng khá bằng phẳng, một khu rừng xanh tốt với nhiều loài thực vật phong phú. Đặc biệt, nằm trong khu rừng nguyên sinh này có hang Tướng phỉ Vàng Vạn Ly, cách huyện lỵ UBND Đồng Văn khoảng 4km, nằm trên núi Tùng Tò Sá cao gần 2000m. Nơi đây đã gắn liền với tên tuổi của người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Sùng Dúng Lù, một mình dũng cảm vào hang đá gọi Tướng phỉ Vàng Vạn Ly ra hàng.

Rừng nguyên sinh Đèo Gió, Thác Tiên

Thuộc xã Nấm Dẩn - huyện Xín Mần, là nơi thượng nguồn con sông Chảy với chiều dài qua huyện 40km. Rừng nguyên sinh Đèo Gió ở độ cao 1400m so với mặt nước biển, hệ sinh thái rừng phong phú có nhiều lồi động, thực vật, đặc biệt có nhiều lồi gỗ q hiếm sinh trưởng gần 500 tuổi. Dòng suối đầu nguồn trong mát giữa rừng đã tạo nên một Thác Tiên thơ mộng huyền bí, khí hậu mát mẻ trong lành là khu du lịch lý tưởng cho các du khách thập phương đến tham quan.

Hồ Noong

Cách thành phố Hà Giang chừng 17km, thuộc xã Phú Linh. Đối với người dân địa phương, hồ Noong được ví như “con mắt của rừng”, với diện tích mặt nước rộng khoảng 20ha, nằm giữa cánh rừng nguyên sinh rộng gần 100ha bao quanh khiến cho hồ Noong có cảnh sắc hoang sơ kỳ thú. Điểm đặc biệt của hồ Noong là những gốc cây

những dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm hàng hóa, xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, nổi trội để kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách.

71

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tăng TB

(%/năm)

Dịch vụ 171,0 205,0 273,0 420,0 680,0 41,2

Ăn uống 128,0 153,0 205,0 350,0 643,0 49,7

Vui chơi giải trí 60,0 71,0 79,0 210,0 160,0 27,8

Mua sắm 111,0 133,0 170,0 280,0 297,0 27,9

Đi lại 256,0 307,0 375,0 562,0 520,0 19,4

Khác 69,0 44,0 48,0 178,0 177,0 26,6

Tổng cộng 795,0 913,0 1.150,0 2.000,0 2.477,0 32,8

Bảng 3.2. Cơ cấu tổng thu từ du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2020

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang)

Hà Giang tiếp tục là điểm sáng về du lịch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến tồn ngành gặp khó khăn. Địa phương này đã xây dựng các sản phẩm, sự kiện trong bốn mùa, nhờ đó khắc phục được tính mùa vụ và thu hút du khách đến quanh năm. Theo thơng tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, tháng 3/2021, lượng khách đến Hà Giang tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 104.000 lượt. Cả quý I/2021, Hà Giang đã đón hơn 352.000 lượt khách, doanh thu đạt 581 tỷ đồng.

2.4 Đánh giá về loại hình sản phẩm du lịch cộng đồng tại HàGiang Giang

2.4.1 Những mặt tích cực

Lượng khách du lịch Quốc tế và nội địa đạt mức tăng trưởng cao (năm 2020 số lượt khách du lịch tăng hơn 4,5 lần so với năm 2011, trong đó khách quốc tế tăng hơn 5,5 lần) với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch Quốc tế giai đoạn 2011 - 2020 đạt xấp xỉ 20%/năm. Tổng thu từ hoạt động du lịch từng bước được nâng cao, đóng

72

góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương, thể hiện qua số liệu đóng góp của du lịch.

Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid–19, ngành du lịch toàn cầu và du lịch Việt Nam đối mặt rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, năm 2020 du lịch Hà Giang đã có bước đột phá, kết quả thu hút 1,5 triệu lượt khách, tăng 7% so với năm 2019 và đạt 100% kế hoạch đề ra.

Ông Nguyễn Hồng Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết: “Năm 2020, dù ngành du lịch cả nước gặp khó khăn nhưng Hà Giang vẫn có sự tăng trưởng về lượng khách. Sức hấp dẫn của du lịch Hà Giang nằm ở những giá trị văn hóa bản địa và du lịch cộng đồng. Sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc bản địa đã giúp các mơ hình du lịch cộng đồng thành cơng và “trụ vững” ngay trong đại dịch Covid-19.”

Để đặt được những thành công này, tỉnh Hà Giang đã áp dụng hàng loạt giải pháp thu hút khách du lịch và phục hồi hoạt động du lịch. Địa phương đã xây dựng và đảm bảo thương hiệu điểm đến an toàn, tạo tâm lý an tâm cho du khách trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tỉnh Hà Giang đã triển khai quyết liệt đủ 4 tiêu chí: phương tiện vận chuyển khách an tồn, cơ sở lưu trú an toàn, nhà hàng an toàn và điểm đến an toàn.

Sản phẩm du lịch đang từng bước được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng như: du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu, du lịch cộng đồng... Trong đó du lịch cộng đồng Hà Giang phát triển mạnh và đang hình thành loại hình du lịch mới du lịch địa chất gắn với CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch cũng đang từng bước được hoàn thiện với việc kết hợp với các cơ sở đào tạo trên cả nước để đào tạo lại và đào tạo bổ sung nguồn nhân lực. Hợp tác phát triển du lịch trong nước và quốc tế đạt được những thành quả nhất định góp phần thu hút khách du lịch.

2.4.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch Hà Giang còn một số hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Hà Giang sở hữu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, song lượng du khách trong nước và quốc tế vẫn

73

cịn ít so với tiềm năng (lượng khách quốc tế không đạt so với dự báo trong quy hoạch cũ); du lịch có tính mùa vụ cao (70% du khách tham quan trong tháng 9 và tháng 10); sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa phát triển nên khách du lịch chủ yếu là khách phổ thông với chi tiêu thấp và lưu trú ngắn ngày. Đóng góp của du lịch vào kinh tế địa phương cịn khiêm tốn (2,36%), việc phát triển du lịch chưa đem lại những tác động lớn về mặt kinh tế xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương.

Nguyên nhân chủ yếu:

 Hạn chế về hạ tầng giao thông: hạ tầng giao thông kết nối từ các trung tâm du lịch lớn của quốc gia đến Hà Giang và từ trung tâm thành phố Hà Giang đến các đô thị của tỉnh, đến các điểm du lịch chính của Hà Giang rất khó khăn. Đây được xem là nguyên nhân chính cản trở phát triển du lịch của Hà Giang. Nhiều tài nguyên du lịch có giá trị của Hà Giang nằm xa khu dân cư, điều kiện tiếp cận cịn khó khăn. Để khai thác có hiệu quả những tiềm năng tài nguyên du lịch này cần phải đầu tư lớn, trước hết là cơ sở hạ tầng.

 Khó thu hút đầu tư phát triển du lịch: Hà Giang là tỉnh đặc biệt khó khăn, trình độ phát triển của nền kinh tế ở mức thấp so với mặt bằng chung toàn quốc, phần lớn dân số của tỉnh là người dân tộc thiểu số, dân trí thấp. Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang có địa hình phức tạp, vị trí địa lý nằm xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thơng đi lại khó khăn, chỉ vận chuyển bằng đường bộ. Đây là nguyên nhân hạn chế chính trong việc thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch (đến nay vẫn chưa có dự án FDI nào được cấp phép đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ khách sạn) trong khi nội lực của địa phương khơng thể bố trí đủ các nguồn vốn cho phát triển du lịch, đặc biệt đầu tư về hạ tầng, nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá… Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, tuy nhiên, do mức sống cũng như trình độ dân trí chưa cao nên rất khó khăn trong việc huy động cộng đồng tham gia phát triển du lịch.

 Thiếu CSVCKT và chất lượng nguồn nhân lực du lịch thấp: CSVCKT du lịch Hà Giang hiện được đánh giá là kém phát triển (chủ yếu cơ sở lưu trú 1-2 sao, homestay chủ yếu cung cấp chỗ ngủ và bữa ăn, thiếu các dịch vụ gia tăng). Việc thiếu cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng cho đối tượng khách trung và cao cấp cùng với hạn

74

chế về nhân lực (cả về số lượng và chất lượng) cũng là một trong các nguyên nhân chưa thu hút được nhiều khách du lịch, đặc biệt khách du lịch có khả năng chi trả cao.

75

2.5 Phân tích ma trận SWOT cho loại hình sản phẩm du lịch cộng đồng tại điểm đến Hà Giang

2.5.1 Điểm mạnh (Strenght)

Với điều kiện địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi cao, suối sâu tạo nên phong cảnh núi non hùng vĩ, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và những hang động kỳ thú. Hà Giang thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ của Cơng viên địa chất tồn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, di sản ruộng bậc thang Hồng Su Phì và giá trị di sản văn hóa cộng đồng của 19 dân tộc đang sinh sống vẫn còn giữ được bản sắc văn hóa phong phú và nguyên sơ, tất cả đã tạo nên thế mạnh để du lịch Hà Giang bứt phá. Tồn tỉnh Hà Giang hiện có 36 làng văn hóa du lịch cộng đồng, nằm rải rác trên địa bàn 11 huyện, thành phố. Gắn với mỗi làng có đặc trưng riêng theo vùng miền văn hóa và canh tác sản xuất khác nhau, tạo sự hấp dẫn cho du khách. Những mặt hàng nông sản như: gạo, cam sành, chè, thịt bị khơ vùng cao; hàng dược liệu (tam thất, chè giảo cổ lam, mật ong bạc hà...); các thương hiệu rượu địa phương; thổ cẩm và trang phục quần áo dân tộc; hàng thủ công mỹ nghệ; khèn Mông..., đang dần khôi phục và trở thành sản phẩm quà tặng lưu niệm tại các điểm du lịch. Ông Nguyễn Hồng Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang - cho biết: “Dù phát triển ở giai đoạn nào, dựa trên tiêu chí nào thì các làng văn hóa du lịch cộng đồng ở Hà Giang vẫn được biết đến là giá trị văn hóa truyền thống. Du khách sẽ được sinh hoạt cộng đồng, trải nghiệm phương thức canh tác sản xuất, thưởng thức văn hóa ẩm thực, nghệ thuật truyền thống các dân tộc do chính chủ thể di sản hướng dẫn và trình diễn”. Bên cạnh đó, 5 năm trở lại đây, các làng văn hóa du lịch cộng đồng ở Hà Giang đã được kết nối trong tour, tuyến bán phục vụ cho du khách. Thơng qua đó, người dân bắt đầu được hưởng lợi từ hoạt động du lịch cộng đồng như: Giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, tiêu thụ lượng lớn sản phẩm nơng - lâm sản, nghề truyền thống... góp phần nâng thu nhập bình qn hàng năm của các hộ gia đình đạt 300 triệu đồng/năm. Từ hiệu quả đó, ý thức trong cơng tác bảo tồn văn hóa, xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng du lịch cộng đồng được nâng lên, tính cạnh tranh về sản phẩm bước đầu tác động đến các chủ thể, góp phần làm cho du lịch cộng đồng ở Hà Giang ngày càng được cải thiện, đáp ứng nhu cầu của du khách" – ông Hải cho hay.

76

Mă ‘c dù không trực tiếp nằm trên hành lang kinh tế, song với vị trí "cực Bắc" của tổ quốc khơng chỉ của Hà Giang mà của toàn vùng trong mối quan hê ‘ giữa vùng du lịch Bắc Trung Bô ‘ với thị trường Trung Quốc, Hà Giang cịn có vị trí đă ‘c biê ‘t trong sự liên kết vùng để thực hiê ‘n thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển du lịch Viê ‘t Nam. Với địa điểm là địa phương ở cực Bắc của đất nước với cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Hà Giang có vị trí là mơ ‘t trong những "cửa ngõ" của toàn vùng trung du miền núi Bắc Bơ ‘ để đón các luồng khách du lịch quốc tế từ thị trường Trung Quốc. Với các trục giao thông quan trọng như tuyến Quốc lộ 4C, Quốc lộ 2, Quốc lộ 279 và các tuyến Tỉnh lộ 177, 178, 183... đã hình thành nên 5 tuyến du lịch chính của tỉnh là: Hà Giang - Hà Nội - các tỉnh phía Nam; Hà Giang - Lào Cai - Yên Bái và các tỉnh phía Tây Bắc; Hà Giang - Cao Bằng và các tỉnh phía Đơng Bắc; Hà Giang - Vân Nam - Trung Quốc; Hà Giang đi các huyện vùng cao núi đá phía Bắc đã góp phần tăng khả năng tiếp cận điểm đến du lịch Hà Giang đến với du khách.

Bên cạnh đó, đi kèm với hệ thống giao thơng thuận lợi và lượng khách tăng nhanh, tỉnh có 124 cơ sở lưu trú đã xếp hạng khách sạn, nhà nghỉ với 1.841 phòng nghỉ bao gồm: 01 khách sạn 3 sao, 31 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 - 2 sao và các nhà nghỉ được đầu tư nâng cấp các trang thiết bị và chất lượng phục vụ đảm bảo theo tiêu chuẩn, có quy mơ đủ điều kiện đón khách. Cơng suất buồng trung bình hàng năm đạt cao so mặt bằng cả nước. Theo thống kê chính thức được tổng hợp từ các cơ sở lưu trú thì cơng suất sử dụng phòng nghỉ vào khoảng 75% từ 2010 đến nay, thời gian lưu trú bình quân đạt 1,5 - 1,8 ngày. Gắn với việc quảng bá, các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp vận tải, lữ hành, điểm tham quan đều ký kết tham gia làm đối tác chính thức của Cơng viên Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn để thông qua trang thông tin điện tử thu hút khách đến với cơ sở của mình.

Những năm gần đây tỉnh Hà Giang đã thực hiện chính sách đồng bộ đổi mới và mở cửa tạo cơ chế thơng thống, thu hút đầu tư, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020 thành ngành kinh tế mũi nhọn với tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Hiện nay, làng văn hóa du lịch tiêu biểu trên địa bàn các huyện, thành phố của Hà giang đã thành lập Ban quản lý du lịch cộng đồng thôn hoặc Hợp tác xã dịch vụ du lịch, nhằm thay mặt người dân trong thôn phối hợp với bên liên quan tổ chức triển khai các hoạt động phát triển và quản lý du lịch bền vững; thu hút cộng đồng tham gia, điều

77

hành hoạt động du lịch và cung ứng dịch vụ phù hợp, công bằng, hiệu quả, đảm bảo

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)