Nguy cơ (Threats)

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 93 - 95)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.5.4 Nguy cơ (Threats)

Hiện nay, nguồn nhân lực hoạt động trên lĩnh vực du lịch của tỉnh Hà Giang khoảng trên 9.000 người. Trong đó, trình độ từ đại học trở lên là 120 người, cao đẳng, trung cấp 405 người, đào tạo khác 940 người và chưa qua đào tạo là 7.575 người. Tuy tăng về số lượng, nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay cịn ở trình độ thấp, đa số chưa được đào tạo cơ bản, chủ yếu mới qua tập huấn và bồi dưỡng ngắn hạn. Lực lượng lao động có chun mơn, nghiệp vụ, tay nghề cao chưa nhiều, tính chuyên nghiệp chưa cao, đặc biệt yếu về trình độ ngoại ngữ và cơng nghệ thơng tin, trong khi đây là những yếu tố giúp tăng khả năng cạnh tranh, thu hút du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Tiềm năng của loại hình du lịch cộng đồng Hà Giang cần được khơi dậy bằng các giải pháp đồng bộ, như việc xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm của các làng nghề truyền thống; khôi phục các lễ hội nông nghiệp truyền thống; phát triển các làng nghề gắn với phát triển du lịch cộng đồng; tăng cường các hoạt động trải nghiệm “Ba cùng” của du khách với người dân địa phương (cùng ăn, cùng ở, cùng tham gia trải nghiệm trong các làng nghề truyền thống); tập huấn cho người dân về kỹ năng chế biến thực phẩm an toàn, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh và giao tiếp với khách nước ngồi… Qua đó có thể thấy việc thay đổi nhận thức và hướng người dân địa phương tiếp cận và phát triển mơ hình kinh doanh du lịch cộng đồng là vơ cùng khó khăn, cần phải có một kế hoạch “dài hơi” và quy hoạch chi tiết để có thể phát triển du lịch cộng đồng tại Hà Giang nhưng không xâm hại đến thiên nhiên, làm mất đi bản sắc văn hóa của người dân địa phương tại Hà Giang.

Bên cạnh đó, cơng tác phát triển lĩnh vực Du lịch - Dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hà Giang chưa đồng đều; những kết quả đạt được chưa bền vững, tương xứng với tiềm năng thế mạnh, cơ hội phát triển thực tế đặt ra. Với đặc tính phát triển du lịch theo hình thức tự phát cao và khơng có sự định hướng của chính quyền địa phương dẫn đến tăng nguy cơ cạnh tranh ngay trọng cộng đồng dân cư tại Hà Giang. Ngân sách Nhà nước phục vụ cho lĩnh vực du lịch cộng đồng Hà Giang chưa đáp ứng yêu cầu thực tế

83

đặt ra. Công tác quản lý nhà nước về du lịch đặc biệt là công tác quy hoạch, đầu tư, khai thác, quản lý vệ sinh môi trường ở các điểm du lịch chưa được giải quyết tốt.

Mặt khác, đại dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp từ đầu năm 2020 đến nay ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội, trong đó có ngành du lịch Hà Giang. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch phải thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động, ảnh hưởng đến doanh thu và phát triển của doanh nghiệp. Nhiều lao động trong ngành du lịch phải nghỉ việc, giãn việc. Cũng do ảnh hưởng từ đại dịch đã khiến một số sự kiện du lịch của tỉnh Hà Giang phải hủy bỏ. Mới đây nhất, Tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hồng Su Phì năm 2021” đã phải dừng tổ chức, tạo nên rào cản khiến cho du khách trong nước và đặc biệt và nước ngồi tiếp cận đến với loại hình du lịch cộng đồng Hà Giang.

84

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI ĐIỂM ĐẾN HÀ GIANG

GIAI ĐOẠN HẬU COVID-19

Hà Giang với sự dồi dào và phong phú của tài nguyên du lịch cùng với sự đa dạng các dân tộc đã tạo nên cho nơi đây lợi thế lớn trong việc phát triển du lịch cộng đồng. Hiện nay, tồn tỉnh có 36 làng văn hóa du lịch cộng đồng, nằm rải rác trên địa bàn 11 huyện, thành phố. Gắn với mỗi làng có đặc trưng riêng theo vùng miền văn hóa và canh tác sản xuất khác nhau, tạo sự hấp dẫn cho du khách. Du lịch cộng đồng Hà Giang đang phát triển rất nhanh trong thời gian vừa qua, tuy nhiên vẫn cần thêm các biện pháp cụ thể nhằm phát triển nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng tại đây, đặc biệt là trong thời kỳ hậu Covid đầy khó khăn. Các giải pháp này luôn phải gắn với phát huy và bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, làng nghề, các nghề thủ công truyền thống, nhằm hướng đến tương lai bền vững.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 93 - 95)