Cơ hội (Opportunities)

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 89 - 93)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.5.3 Cơ hội (Opportunities)

Sự quan tâm của chính quyền từ tỉnh đến địa phương về việc khai thác du lịch cộng đồng tại Hà Giang ngày càng được chú trọng và đầu tư với kế hoạch rõ ràng và cụ thể: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025. Nghị quyết xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận của người dân, đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 và Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Cơng viên Địa chất tồn cầu Cao ngun đá Đồng Văn giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn 2030... Trong đó xác định phát triển du lịch là khâu đột phá trong phát triển kinh

79

tế của tỉnh theo hướng bền vững; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ mơi trường, nhất là quản lý tốt quy hoạch Cơng viên Địa chất tồn cầu Cao ngun đá Đồng Văn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tập trung huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả. Tăng cường liên kết, hợp tác, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Giang. Mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, gắn với nâng cao nhận thức và đời sống cho nhân dân, giảm nghèo bền vững, phát huy văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc bản địa. Xây dựng du lịch Hà Giang theo hướng chun nghiệp, có tính cạnh tranh cao, gắn với các sản phẩm nơng nghiệp đặc trưng của địa phương, đảm bảo phát triển bền vững. Chú trọng phát triển du lịch nội địa, kết hợp phục hồi kinh tế - xã hội gắn với kiểm soát dịch bệnh Covid-19, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đồng bộ, hiện đại. Hình thành một số khu, điểm du lịch, dịch vụ tổng hợp có quy mơ lớn. Phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, nhất là du lịch cộng đồng. Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang là điểm đến an toàn, hấp dẫn, đặc sắc trong khu vực miền núi phía Bắc. Đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, có 1 khu du lịch được cơng nhận là khu du lịch cấp tỉnh; thu hút 3 triệu lượt khách du lịch; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 7.800 tỷ đồng, đóng góp 10,34% giá trị du lịch vào tổng sản phẩm trên địa bàn; tạo ra 28.200 việc làm, trong đó, có 14.100 việc làm trực tiếp. Định hướng đến năm 2030, Công viên Địa chất tồn cầu Cao ngun đá Đồng Văn được cơng nhận là khu du lịch quốc gia; thu hút 5 triệu lượt khách du lịch; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 20.600 tỷ đồng, đóng góp 14,34% giá trị du lịch vào tổng sản phẩm trên địa bàn; tạo việc làm cho trên 20.000 lao động trực tiếp. Bên cạnh đó, với vị trí nằm trên trục quốc lộ nối Hà Giang với Lào Cai nên Hà Giang có cơ hội đón tiếp du khách theo tour từ Lào Cai sang Hà Giang và ngược lại.

Thực hiện “Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2025”, ngành du lịch tỉnh đã chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường trang bị kiến thức, kỹ năng cho nguồn nhân lực du lịch, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ tại địa phương.

80

Mặt khác, công tác xúc tiến quảng bá được đẩy mạnh, đặc biệt là Hội nghị Xúc tiến du lịch “Hùng vĩ Hà Giang” tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội; Chương trình phát động thị trường tại Nhật Bản. Tổ chức đoàn khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh đã thu hút được sự quan tâm các doanh nghiệp lữ hành, các nhà đầu tư trong và ngồi nước, các hãng truyền thơng và khách du lịch. Cũng trong sự kiện này, Hà Giang đã ký kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố lớn du lịch phát triển như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, Huế, Vũng Tàu… Phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch, Chi hội Lữ hành được thành lập, góp phần thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp tại các địa phương trong cả nước. Với ấn tượng của phim quảng bá “Trái tim của đá”, ngành cịn tích cực tham dự Hội chợ du lịch, tổ chức các lễ hội, sự kiện như: Lễ hội Lồng Tồng; Lễ hội chợ tình Khâu Vai, Giải bán marathon “Chạy trên cung đường Hạnh phúc”, Lễ hội Hoa Tam giác mạch… hình ảnh du lịch Hà Giang được quảng bá rộng rãi, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Điều đó được thể hiện bằng các con số khơng ngừng tăng, khách du lịch đến Hà Giang ước đạt hơn 1 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế 169.689 lượt người, tăng 20% so với năm 2016. Tổng thu từ khách du lịch đạt 913,6 tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm 2016. Chất lượng và số lượng phòng nghỉ của các cơ sở lưu trú ngày càng được nâng lên, tình hình an ninh - trật tự được đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho du khách lưu trú trong quá trình tham quan tại các khu, điểm du lịch. Hiện nay, trên tồn tỉnh có 239 cơ sở lưu trú, trong đó có 1 khách sạn 3 sao, 20 khách sạn 2 sao, 44 khách sạn 1 sao, 137 nhà nghỉ du lịch, 37 homestays; cơng suất sử dụng phịng bình qn đạt 60 – 70 %, tăng 56 cơ sở so với năm 2016.

Hà Giang đã xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc thù, riêng có như: Tour “Chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi”; Dù lượn trên Cao nguyên đá; Tour hẻm vực Tu Sản; Tour khám phá Bắc Mê - Na Hang; Tour khám phá động Lùng Khúy; Ẩm thực vùng cao, 8 Làng Du lịch văn hóa tiêu biểu gắn với xây dựng Nông thôn mới được UBND tỉnh cơng nhận đạt tiêu chí theo tun bố Panhou… Ngành chú trọng tham mưu xây dựng và phát triển các sản phẩm đặc sản trở thành mặt hàng chủ lực phục vụ du lịch như: Chè; mật ong; dược liệu; thực phẩm chế biến từ thịt bị; đan lát, dệt may, thủ cơng mỹ nghệ, chế tác; rượu; tam giác mạch, quả hồng. Đồng thời, Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn đã vượt qua kỳ tái thẩm định, tiếp

81

tục được trao danh hiệu của UNESCO nhiệm kỳ 2018 – 2022 góp phần thúc đẩy và tạo thêm nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn tại Hà Giang.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng lượng khách đến với Hà Giang vẫn tăng. Điều đó cho thấy du lịch Hà Giang đã và đang khẳng định vị trí của mình trong lịng du khách. Với quyết tâm thực hiện nhiệm vụ kép "vừa phát triển kinh tế du lịch vừa gắn với phịng chống dịch" dù tình hình dịch bệnh trong nước 9 tháng qua diễn biến phức tạp nhưng Hà Giang luôn đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá và kích cầu du lịch tỉnh. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động như: Chương trình đón những vị khách du lịch đầu tiên đến Hà Giang trong năm 2021; Chương trình xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch Hà Giang; Tham gia Chương trình Lễ hội kích cầu du lịch và giới thiệu văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2021. Vì vậy mà 9 tháng qua lượng du khách đến với Hà Giang cơ bản được duy trì.

Cùng với xu hướng tồn cầu hóa, Việt Nam đã xây dựng được quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hịa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Là thành viên của các tổ chức như: tổ chức Liên Hợp Quốc, ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương), WTO (Tổ chức thương mại thế giới), … Nước ta cũng đã miễn thị thực cho các nước thuộc khối ASEAN, Anh, Belarus, Đan Mạch, Đức, Na Uy, Nga, Nhật Bản, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Ý, Úc, Chile, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Đài Loan, Thái Lan,... Việc miễn thị thực giúp đơn giản hóa thủ tục khi di chuyển giữa các nước khác khí đến Việt Nam, có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch của Việt Nam, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận điểm đến du lịch Hà Giang đến với khách outbound. Đồng thời, sự thay đổi xu hướng du lịch sau hậu Covid-19 khiến cho nhu cầu du lịch trải nghiệm, du lịch khám phá của du khách, kể cả du khách trong nước ngày càng nâng cao, góp phần giúp cho du lịch cộng đồng phát triển, trở thành một trong những loại hình du lịch phổ biến nhất được du khách lựa chọn trải nghiệm trong mỗi chuyến đi. Từ đó tạo nên động lực nội tại để

82

thúc đẩy du lịch cộng đồng Hà Giang phát triển vượt bậc trong bối cảnh du lịch hậu Covid-19 với lượng khách nội địa là chủ yếu.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)