Đánh giá về loại hình sản phẩm du lịch cộng đồng tại Hà Giang

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.4 Đánh giá về loại hình sản phẩm du lịch cộng đồng tại Hà Giang

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang)

Hà Giang tiếp tục là điểm sáng về du lịch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến tồn ngành gặp khó khăn. Địa phương này đã xây dựng các sản phẩm, sự kiện trong bốn mùa, nhờ đó khắc phục được tính mùa vụ và thu hút du khách đến quanh năm. Theo thơng tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, tháng 3/2021, lượng khách đến Hà Giang tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 104.000 lượt. Cả quý I/2021, Hà Giang đã đón hơn 352.000 lượt khách, doanh thu đạt 581 tỷ đồng.

2.4 Đánh giá về loại hình sản phẩm du lịch cộng đồng tại HàGiang Giang

2.4.1 Những mặt tích cực

Lượng khách du lịch Quốc tế và nội địa đạt mức tăng trưởng cao (năm 2020 số lượt khách du lịch tăng hơn 4,5 lần so với năm 2011, trong đó khách quốc tế tăng hơn 5,5 lần) với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch Quốc tế giai đoạn 2011 - 2020 đạt xấp xỉ 20%/năm. Tổng thu từ hoạt động du lịch từng bước được nâng cao, đóng

72

góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương, thể hiện qua số liệu đóng góp của du lịch.

Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid–19, ngành du lịch toàn cầu và du lịch Việt Nam đối mặt rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, năm 2020 du lịch Hà Giang đã có bước đột phá, kết quả thu hút 1,5 triệu lượt khách, tăng 7% so với năm 2019 và đạt 100% kế hoạch đề ra.

Ông Nguyễn Hồng Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết: “Năm 2020, dù ngành du lịch cả nước gặp khó khăn nhưng Hà Giang vẫn có sự tăng trưởng về lượng khách. Sức hấp dẫn của du lịch Hà Giang nằm ở những giá trị văn hóa bản địa và du lịch cộng đồng. Sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc bản địa đã giúp các mơ hình du lịch cộng đồng thành công và “trụ vững” ngay trong đại dịch Covid-19.”

Để đặt được những thành công này, tỉnh Hà Giang đã áp dụng hàng loạt giải pháp thu hút khách du lịch và phục hồi hoạt động du lịch. Địa phương đã xây dựng và đảm bảo thương hiệu điểm đến an toàn, tạo tâm lý an tâm cho du khách trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tỉnh Hà Giang đã triển khai quyết liệt đủ 4 tiêu chí: phương tiện vận chuyển khách an toàn, cơ sở lưu trú an toàn, nhà hàng an toàn và điểm đến an toàn.

Sản phẩm du lịch đang từng bước được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng như: du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu, du lịch cộng đồng... Trong đó du lịch cộng đồng Hà Giang phát triển mạnh và đang hình thành loại hình du lịch mới du lịch địa chất gắn với CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch cũng đang từng bước được hoàn thiện với việc kết hợp với các cơ sở đào tạo trên cả nước để đào tạo lại và đào tạo bổ sung nguồn nhân lực. Hợp tác phát triển du lịch trong nước và quốc tế đạt được những thành quả nhất định góp phần thu hút khách du lịch.

2.4.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch Hà Giang còn một số hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Hà Giang sở hữu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, song lượng du khách trong nước và quốc tế vẫn

73

cịn ít so với tiềm năng (lượng khách quốc tế không đạt so với dự báo trong quy hoạch cũ); du lịch có tính mùa vụ cao (70% du khách tham quan trong tháng 9 và tháng 10); sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa phát triển nên khách du lịch chủ yếu là khách phổ thông với chi tiêu thấp và lưu trú ngắn ngày. Đóng góp của du lịch vào kinh tế địa phương còn khiêm tốn (2,36%), việc phát triển du lịch chưa đem lại những tác động lớn về mặt kinh tế xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương.

Nguyên nhân chủ yếu:

 Hạn chế về hạ tầng giao thông: hạ tầng giao thông kết nối từ các trung tâm du lịch lớn của quốc gia đến Hà Giang và từ trung tâm thành phố Hà Giang đến các đơ thị của tỉnh, đến các điểm du lịch chính của Hà Giang rất khó khăn. Đây được xem là nguyên nhân chính cản trở phát triển du lịch của Hà Giang. Nhiều tài nguyên du lịch có giá trị của Hà Giang nằm xa khu dân cư, điều kiện tiếp cận cịn khó khăn. Để khai thác có hiệu quả những tiềm năng tài nguyên du lịch này cần phải đầu tư lớn, trước hết là cơ sở hạ tầng.

 Khó thu hút đầu tư phát triển du lịch: Hà Giang là tỉnh đặc biệt khó khăn, trình độ phát triển của nền kinh tế ở mức thấp so với mặt bằng chung toàn quốc, phần lớn dân số của tỉnh là người dân tộc thiểu số, dân trí thấp. Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang có địa hình phức tạp, vị trí địa lý nằm xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thơng đi lại khó khăn, chỉ vận chuyển bằng đường bộ. Đây là nguyên nhân hạn chế chính trong việc thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch (đến nay vẫn chưa có dự án FDI nào được cấp phép đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ khách sạn) trong khi nội lực của địa phương khơng thể bố trí đủ các nguồn vốn cho phát triển du lịch, đặc biệt đầu tư về hạ tầng, nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá… Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, tuy nhiên, do mức sống cũng như trình độ dân trí chưa cao nên rất khó khăn trong việc huy động cộng đồng tham gia phát triển du lịch.

 Thiếu CSVCKT và chất lượng nguồn nhân lực du lịch thấp: CSVCKT du lịch Hà Giang hiện được đánh giá là kém phát triển (chủ yếu cơ sở lưu trú 1-2 sao, homestay chủ yếu cung cấp chỗ ngủ và bữa ăn, thiếu các dịch vụ gia tăng). Việc thiếu cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng cho đối tượng khách trung và cao cấp cùng với hạn

74

chế về nhân lực (cả về số lượng và chất lượng) cũng là một trong các nguyên nhân chưa thu hút được nhiều khách du lịch, đặc biệt khách du lịch có khả năng chi trả cao.

75

2.5 Phân tích ma trận SWOT cho loại hình sản phẩm du lịch cộng đồng tại điểm đến Hà Giang

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)