Giải pháp về công tác quản lý

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 95 - 98)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

3.1. Giải pháp về công tác quản lý

Các sở, bộ, ban, ngành cần đề ra kịp thời các giải pháp nhằm phát triển và xây dựng các làng văn hóa du lịch cộng đồng. Để vừa phục vụ tốt cho du lịch vừa nâng cao đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư, việc xây dựng các làng văn hóa du lịch cộng đồng phải gắn với các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới như: Cải thiện cảnh quan môi trường; các hộ làm dịch vụ lưu trú chỉnh trang tường rào, mở rộng đường vào nhà, làm sân để xe, di dời chuồng trại ra xa nhà ở; vận động các hộ mua sắm trang thiết bị, trang trí, trưng bày các sản phẩm văn hóa tại gia đình; trồng cây cảnh quan tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đặc biệt là thị trường khách du lịch nội địa giai đoạn hậu Covid, sau đó là tương lai xa cho thị trường khách quốc tế sau khi dịch bệnh qua đi và nhà nước mở cửa lại du lịch quốc tế.

Song song với đó, Tỉnh và các ban ngành cần chú trọng bảo tồn và phát triển và mở rộng các chương trình trải nghiệm các làng nghề thủ công truyền thống, cùng với những sản phẩm thủ cơng được du khách trong và ngồi nước ưa chuộng như: Sản phẩm dệt lanh của dân tộc Mông xã Lùng Tám, Cán Tỷ; rượu ngô men lá Thanh Vân; dược liệu Nặm Đăm, xã Quản Bạ; dược liệu, mật ong Thanh Long, xã Thanh Vân. Đồng thời, tích cực khơi phục và tổ chức các lễ hội truyền thống của dân tộc Mông,

85

Tày, Dao, Nùng, Bố Y… nhằm nâng cao thu nhập cho người dân ở các bản, làng và thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, trải nghiệm. Theo dự báo đây sẽ là những dịch vụ thu hút khách thời kỳ hậu Covid, nên cần phải được chú trọng và quan tâm một cách kĩ càng.

Việc phát triển du lịch cộng đồng khơng thể nóng vội, chạy theo phong trào mà cần có chiến lược bài bản, đảm bảo phát triển theo hướng bền vững. Bởi vậy, UBND tỉnh Hà Giang cần xây dựng những chiến lược dài hơi để phát triển, như xây dựng Đề án phát triển riêng cho du lịch cộng đồng của Tỉnh, trong đó nhấn mạnh yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan chuyên ngành cần thực hiện các biện pháp nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào và đề cao vai trị của người dân trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng. Đặc biệt trong tình hình bình thường mới hiện nay, cần có sự chung tay, góp sức của nhiều bộ phận triển khai và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh tránh né các rủi ro, biến Hà Giang trở thành điểm đến an toàn và lý tưởng.

Thành lập ban, các ban, trung tâm quản lý khu du lịch trọng điểm, triển khai công tác xúc tiến khu du lịch một cách có hiệu quả. Nghiên cứu thành lập các phòng quản lý du lịch tại các huyện, thành phố trọng điểm phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực quản lý về du lịch. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người lao động góp vốn vào doanh nghiệp. Mở rộng các thành phần kinh tế trong du lịch, khuyến khích tồn xã hội tham gia hoạt động đầu tư phát triển khai thác du lịch. Thu hút thêm vốn đầu tư để mở rộng và nâng cao cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

Bảo vệ môi trường bền vững trong phát triển du lịch. Hoạt động du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sinh thái, việc phát triển du lịch chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến mơi trường. Do vậy, trong q trình đầu tư phát triển du lịch cần có kế hoạch hợp lý để bảo vệ môi trường, tránh không để môi trường bị ô nhiễm, bị xuống cấp:

 Trước hết cần bảo vệ các khu rừng hiện có nhằm chống xói mịn đất, giữ nước và điều hịa khí hậu.

86

 Có chiến lược trồng cây xanh vừa tạo bóng mát tại các điểm du lịch vừa góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái.

 Tại các điểm du lịch, khu du lịch cần có những nội quy nghiêm ngặt về giữ gìn vệ sinh mơi trường như: để rác đúng nơi quy định, tuyên truyền nhân dân và du khách tham gia vào bảo vệ mơi trường nhân văn, đó là nếp sống văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tránh xa các văn hóa phẩm đồi trụy… Hơn hết là có những quy định về phịng chống dịch khu, điểm du lịch cũng như nơi lưu trú về phòng tránh dịch như: thực hiện quy tắc 5k, giãn cách, áp dụng thẻ xanh Covid, hộ chiếu vacxin,... nhằm bảo vệ sức khỏe du khách cũng như cộng đồng dân cư.

Để thúc đẩy du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng, tỉnh cần đề cao sự tham gia của người dân và đưa người dân trở thành chủ thể phát triển du lịch. Đồng thời, liên kết chặt chẽ về quyền lợi, nghĩa vụ giữa Nhà nước, người dân tham gia làm du lịch, doanh nghiệp du lịch và nhà tư vấn. Các ngành phối hợp với địa phương tổ chức đào tạo, định hướng cho người dân làm du lịch cộng đồng; hỗ trợ người dân làm du lịch cộng đồng thơng qua các hình thức ưu đãi vay vốn ngân hàng; xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với những nét văn hóa đặc trưng của địa phương, hạn chế sự trùng lặp, sản phẩm du lịch giống nhau; coi trọng chất liệu truyền thống để xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng; nâng cao chất lượng tuyên truyền, thay đổi nhận thức người dân về xây dựng các làng văn hóa du lịch cộng đồng và các sản phẩm du lịch. Hơn hết giúp người dân nắm bắt và hiểu rõ được sự nguy hiểm của dịch bệnh, cũng như cách phòng tránh và lồng ghép các yếu tố đó vào q trình phục vụ du lịch giai đoạn hậu Covid.

Hà Giang cần chú trọng cơ chế ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư hệ thống cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cao cấp hài hịa với văn hóa bản địa; nghiên cứu, hồn thiện cơ chế chính sách và hành lang pháp lý cho phát triển du lịch biên giới; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối các khu, điểm du lịch; tập trung, hình thành các sản phẩm du lịch khác biệt; nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển du lịch, quảng bá sản phẩm.

Tăng cường liên kết hợp tác liên tỉnh, liên vùng nhất là vùng Trung du miền núi phía Bắc nhằm khai thác tiềm năng tài ngun sẵn có, nâng cao chất lượng và đa dạng hố sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch liên vùng nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu

87

quả hoạt động du lịch, tạo thương hiệu của sản phẩm du lịch đặc trưng của mình. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa trong việc cải tạo nguồn thu nhập và nâng cao đời sống của một bộ phận đồng bào, mà còn giúp người dân mở mang kiến thức, góp phần giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong vùng.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH sản PHẨM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại điểm đến hà GIANG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 95 - 98)