Nhận biết rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại viettinbank chi nhánh hoàng mai (Trang 27 - 31)

1.7. Quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng Thương mại

1.7.3.1. Nhận biết rủi ro tín dụng

Đây là việc làm của bản thân NH thương mại. Một số quan điểm cho rằng NH thương mại nhìn nhận từ phía KH vay vốn để nhận biết rủi ro qua dấu hiệu báo trước. Nhưng NH thương mại cũng phải nhìn nhận lại chính mình để thấy nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Do đó cơng việc quản lý RRTD sẽ được xét trên 2 gó độ từ phía NH và từ phía KH.

Về phía NH: RRTD được thể hiện qua quy mơ tín dụng, cơ cấu tín dụng, NQH, nợ xấu, và DPRR do đó, khi các yếu tố này có xu hướng thiên lệch như quy mơ tín dụng tăng q nhanh vượt quá khả năng quản lý của NH, hay cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro, hoặc các chỉ tiêu NQH, nợ xấu có dấu hiệu vượt quá ngưỡng cho phép, DPRR được sử dụng hết, NH đứng trước nguy cơ rủi ro. Về phía KH: khi KH có những đấu hiệu khó có khả năng trả nợ được, tình hình tài chính xấu. Lúc đó NH cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để quyết định kịp thời.

17

University

Thang Long Library

Do đó để nhận biết rủi ro các cơng việc mà NH cần làm:

Phân tích danh mục tín dụng của NH:

Phân tích chung tồn bộ doanh mục của NH để nhận biết những rủi ro về quy mơ, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Cần kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung cho tồn bộ danh mục tín dụng.

Phân tích đánh giá KH:

Phân tích đánh giá KH nhằm phát hiện ra các nguy cơ rủi ro trong từng KH, từng khoản nợ cụ thể.

Phân tích đánh giá KH để được thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc với KH, phân tích trong q trình cho vay và sau q trình cho vay.

Thu thập thông tin:

Thu thập thơng tin về KH có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông tin của KH thường dựa vào BCTC trong những năm gần đây của KH. Bên cạnh việc thu thập thông tin từ KH, cần thu thập thông tin từ đối tác của KH, từ những NH mà NH có quan hệ từ cơ quan quản lý KH, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro….Nội dung phân tích KH theo chỉ tiêu định lượng và định tính để có những kết quả chính xác về tình trạng của KH.

Các chỉ tiêu đinh tính: tiêu chí định tính là tiêu chí khơng lượng hóa bằng con

số mà phản ánh tính chất đặc điểm của KH, các tiêu chí được thể hiện rõ qua phương pháp 6C:

Character (tư cách người vay): Cán bộ tín dụng phải đánh giá tính đúng đắn và hợp lý của mục đích xin vay, xác định xem có phù hơp với chính sách tín dụng hiện hành của NH hay khơng. Thậm chí cho dù mục đích tín dụng đi vay là tốt thì cán bộ tín dụng phải xác định xem người vay có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, có thiện chí và có nỗ lực hồn trả nợ khi đáo hạn. Trong thực tế có rất nhiều DN cũng như cá nhân có khả năng trả nợ nhưng khơng thanh tốn cho NH, mà chiếm dụng vốn với mục đích cá nhân và các khoản đầu tư kiếm lợi nhuận khác

Capacity (năng lực của người đi vay): cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người

xin vay có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng, người đại diện đặt bút kí là người được ủy quyền hợp pháp của cơng ty, có tư cách pháp nhân.

Cash flow (dịng tiền mặt): nhìn chung người đi vay có 3 khả năng tạo ra tiền: tiền từ doanh thu bán hàng hay lợi nhuận thu nhập,tiền từ thanh lý tài sản, tiền từ chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. NH ưu tiên hơn về khả năng trả nợ của KH theo nguồn thu từ khoản vay đầu tiên, vì việc thanh lý tài sản sẽ làm cho năng lực của KH trở nên yếu đi, ngồi ra, đó cũng là một biểu hiện không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, khiến quan hệ tín dụng trở nên có vấn đề.

18

Collateral (bảo đảm tiền vay): KH được cấp tín dụng dựa trên giá trị tài sản đảm

bảo: cầm cố, thế chấp, tín chấp, hay bảo lãnh từ bên thứ ba,… Việc nhận bảo đảm tín dụng nhằm hai mục đích: thứ nhất là nếu người đi vay khơng trả nợ theo thỏa thuận thì NH sẽ thanh lý tài sản đó để thu hồi nợ đọng; thứ hai là để rằng buộc người vay phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để thu hồi tài sản đảm bảo của mình, tạo uy tín và trở thành KH thân thiết của các NH.

Condition(các điều kiên): cán bộ tín dụng và các chuyên gia phân tích tín dụng

phải biết được những xu hướng tiến triển gần đây của KH cũng như của ngành mà KH hoạt động, thấy được mức độ tác động của những thay đổi trong nền kinh tế đối với khoản cho vay. Một khoản cho vay dường như rất tốt trên giấy tờ nhưng có thể giá trị của nó bị sụt giảm do doanh thu hay thu nhập của KH giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế hoặc do lãi suất tăng cao trước sức éo của lạm pháp…

Control (kiểm soát): tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trong pháp luật

có ảnh hưởng đến người đi vay hay khơng. u cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của NH và của quản lý về chất lượng tín dụng hay khơng.

Các chỉ tiêu định lượng: hầu hết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của

DN đều có thể tính trực tiếp từ các BCTC của công ty. Dựa vào BCTC của DN và các nguồn thơng tin khác, cán bộ tín dụng tiến hành các bước công việc sau:

Thứ nhất, thu nhập thơng tin và phân tích tình hình tài chính KH

Nhóm chỉ tiêu về thu nhập: Doanh thu của DN: bao gồm các khoản thu có thể thu

được từ hoạt động của DN, để trang trải các chi phí và tạo lợi nhuận của DN. Để phản ánh sự tăng trưởng của doanh thu, người ta sử dụng chỉ tiêu thay đổi doanh thu là Tỷ lệ % thay đổi doanh thu (Phụ lục)

Chi phí của DN: là tồn bộ chi phí liên quan đến hoạt động của DN. Chi phí DN phản ánh cụ thể qua chỉ tiêu tỷ lệ % chi phí hoạt động trên doanh thu (Phụ lục)

Lợi nhuận của DN: là thước do cuối cùng trong quá trình đánh giá hoạt động của DN. Các chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động cua DN. Các chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của DN, là căn cứ để xây dựng kết hoạch tài chính.

Các nhóm chỉ tiêu cơ bản của lợi nhuận bao gồm Tỷ suất lợi nhuận trên doanh

thu, tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), chỉ tiêu lợi nhuận trên giá trị rủi ro VAR (RAPM). (Phụ lục)

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản bao gồm: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh tốn tức thời (Phụ lục)

Nhóm chỉ tiêu hoạt động bao gồm: Vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định.(Phụ lục)

19

University

Thang Long Library

Thứ hai, xử lý thông tin

Sau khi thu nhập thơng tin, cán bộ tín dụng có nhiệm vụ phải sàng lọc nguồn thơng tin đã thu nhập để phân tích, đánh giá KH, khả năng tài chính của KH trên cơ sở đó, xác định nguy cơ rủi ro đối với KH để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro.

Thứ ba, xác định các nguy cơ rủi ro của KH

Có rất nhiều yếu tố xác có thể gây ra rủi ro đối với một DN. Tuy nhiên một DN thường không phải gặp tất cả cá nguy cơ rủi ro mà chỉ có một số nguy cơ rủi ro chính. Vấn đề quan trọng là phải xác định được nguy cơ rủi ro chính đó là gì.

Bảng dưới đây liệt kê tất cả các loại rủi ro mà một DN có thể gặp phải và các cơng cụ phân tích tương ứng để xác định nguy cơ nào là có thực đối với DN, cụ thể:

Bảng 0.1. Nguy cơ rủi ro đối với KH

STT Nguy cơ

rủi ro Các biểu hiện

Cơng cụ phân tích phát hiện rủi ro 1 Rủi ro hoạt động

- Bộ máy quản lý khơng kiểm sốt được kinh doanh gây thất thoát tài sản, lỗ

- Tổ chức sản xuất kinh doanh khơng hợp lý làm tăng chi phí gây lỗ

- Sự gián đoạn trong sản xuất do hỏng hóc về cơng nghệ

- Hoạt động bán hàng khơng hiệu quả làm giảm doanh thu gây lỗ

- Năng lực điều hành của DN - Đạo đức của chủ DN - Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, đầu vào 2 Rủi ro tài chính

- Vốn vay lớn hơn lãi suất thay đổi làm chi phí lãi vay có thể biển động lớn

- Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý, lớn hơn nguồn trả nợ

- Rủi ro tỉ giá

Phân tích định lượng các số liệu tài chính, trong đó đặc biệt chú ý đến mức độ và sự biến động theo thời gian qua của:

- Hệ số đòn bẩy

- Các hệ số thanh khoản - Hệ số lợi nhuận

- Cơ cấu nợ vay

- Đặc thù kinh doanh (vay

ngoại tệ nhưng doanh thu là tiền đồng)

3 Rủi ro

quản lý

- Dịng tiền khơng đảm bảo - Chi phí tăng

Phân tích định lượng số liệu tài chính để đánh giá chất lượng quản lý DN:

- Dòng tiền

- Các khoản phải thu, phải trả

20

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại viettinbank chi nhánh hoàng mai (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)