2.2. Thực trạng cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại VietinBank chi nhánh
2.2.1.2. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Xem xét nợ xấu, NQH
NQH, nợ xấu là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Xem xét NQH nói chung và nợ xấu nói riêng sẽ cho thấy hiệu quả của việc thẩm định trước khi cho vay, quản lý nợ vay.
Bảng 0.3. Các nhóm nợ trên tổng dư nợ của chi nhánh (năm 2011-2013)
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 1438,8 100% 2252,4 100% 2900 100% Nợ nhóm 1 1182,7 82,2% 1769,7 78,6% 1861,5 64,2% Nợ nhóm 2 256,1 17,8% 425,9 18,9% 914,1 31,5% Nợ nhóm 3 0 0% 3,2 0,2% 89,9 3,1% Nợ nhóm 4 0 0% 0 0% 0,6 0,02% Nợ nhóm 5 0 0% 0,1786 0,008% 34,4 1,27%
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh VietinBank - Hoàng Mai )
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng của nợ nhóm 1 trên tổng dư nợ giảm liên tục. Năm 2011 tỷ trọng của nợ nhóm 1 so với tổng dư nợ là 82,2%, năm 2012 là 78,6% và đến năm 2013 là 64,6%. Nợ nhóm 2 tăng liên tục, từ 17,8% năm 2011 đến năm 2012 là 18,9% và tăng mạnh năm 2013 là 31,5%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng nhóm nợ dao động từ 0% đến 4% là rất cao. Năm 2011, do quản lý tốt, cho vay theo đúng quy định và KH đều là những KH có năng lực tài chính tốt nên nợ xấu ko xảy ra. Nợ nhóm 2 chủ yếu là do dịng tiền KH khơng khớp với kỳ hạn trả nợ, ngồi ra cịn một số KH gặp khó khăn
36
do khủng hoảng kinh tế. Năm 2012 tăng do một số KH bị phá sản (nhóm 5). Cịn với nhóm 3 là do một số KH lớn được gia hạn nợ nhưng vẫn chưa trả được nợ. Nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng mạnh là do sự thiếu kiểm soát cho vay. Việc thiếu kiểm soát này là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế nặng về “chỉ huy” và kém minh bạch. NH vừa không đủ năng lực thẩm định chất lượng KH vừa khơng có động cơ để thẩm định nó. Ngồi ra, vì sự thiếu minh bạch đó làm cho nhóm lợi ích chi phối thị trường tài chính và dẫn đến rủi ro đạo đức. Nền kinh tế gặp khó khăn làm cho nợ xấu tăng và đồng thời cũng khiến cho nợ xấu được che dấu trước đó bung ra.
Bảng 0.4. Tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ 1438,8 2252,4 2900
Tổng NQH 256,1 482,7 1038,5
Tỷ lệ NQH 17,8% 21,4% 35,8%
Tỷ lệ NQH tăng rất nhanh qua các năm. Năm 2011 tỷ lệ này là 17,8%, năm 2012 là 21,4%, tăng 4,4%, nhưng đến năm 2013, tỷ lệ tăng đột biến thêm 14,45 thành 35,8%, chiếm hơn 1/3 tổng dư nợ của toàn NH. Điều này chứng tỏ rủi ro tăng cao. Tỷ lệ này cao là do: một số KH là DN và cá nhân hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, hàng hóa tồn động nhiều, làm cho khả năng thanh toán của họ bị yếu kém, dẫn đến một số cá nhân bị phá sản, giải thể không thể trả nợ đúng hạn. Mặt khác do chi chi nhánh thực hiện chuyển NQH theo cơng văn 1627/2001/QĐ/NHNN theo quy định đó nếu NH trễ hạn một kỳ hạn trả nợ hoặc một số giấy tờ thì tồn bộ dư nợ hợp đồng sẽ chuyển sang NQH làm cho dư NQH cao nhưng số dư thực tế thấp hơn.
Xem xét tình hình NQH với đối tượng cụ thể là DN vừa và nhỏ quốc doanh và DN vừa và nhỏ tư nhân, ta có:
Bảng 0.5. Cơ cấu NQH theo đối tượng DN vừa và nhỏ
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chỉ tiêu tiền Số trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ
Dư nợ DNV&N 688 100% 803 100% 909 100% DNV&N 175 25% 163 20% 146 16% DNV&N QD 513 75% 640 80% 763 84% NQH DNV&N 7,34 100% 6,34 100% 5,83 100% DNV&N 0,69 9,4% 0,46 7,2% 0,35 6% DNV&NQD 6,65 90,6% 5,88 92,8% 5,48 94%
37
University
Thang Long Library
NH cho đối tượng DNQD vay là chủ yếu. Năm 2013 NQH giảm đáng kể là điều đáng mừng đối với hoạt động của NH. Chứng tỏ NH có nhiều nỗ lực trong cơng tác thu hồi và xử lý nợ đến hạn. Mặt khác do cơng tác thẩm định ngày càng có hiệu quả, lựa chọn đúng KH, cho vay đúng thời điểm nên các DN làm ăn có hiệu quả, kinh tế tăng trưởng ổn định nhằm đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. Qua bảng trên ta thấy NQH của đối tượng DN vừa và nhỏ về số tuyệt đối có xu hướng giảm qua các năm.
Đối với DNV&NQD năm 2011 là 6,65 tỷ đồng, năm 2012 giảm xuống 5,88 tỷ đồng và đến năm 2013 giảm xuống còn 5,48 tỷ đồng bằng 82% so với năm 2011. Điều này đáng mừng là các KH lớn này ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn trước và giảm dần NQH cho NH.
Đối với DNV&N năm 2011 là 0,69 tỷ đồng và giảm dần qua các năm. Đến năm 2013 chỉ còn 0.35 tỷ đồng bằng 50,7% so với năm 2011. NQH giảm cho thấy sự khởi sắc trong sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế khác trong sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn theo hợp đồng, thực hiện tốt việc giao chỉ tiêu NQH đến từng phòng và NH cũng tiến hành miễn lãi, xóa nợ cho những KH có thiện chí trả nợ nhưng gặp khó khăn trong hoạt đồng sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, chi nhánh NHCT Hoàng Mai đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ đối với DN tư nhân, công ty TNHH sử dụng vốn vay ngân hàn; sàng lọc và loại bỏ những cơng ty làm ăn thua lỗ, tình hình tài chính thiếu lành mạnh khi có nhu cầu vay vốn, hạn chế cho vay đầu tư vào những dự án khơng khả thi và tính rủi ro cao.
Bảng 0.6. Tỷ lệ NQH của đối tượng DN vừa và nhỏ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tỷ lệ NQH của DNV&N tư nhân 0,4% 0,28% 0,24%
Tỷ lệ NQH của DNV&N QD 1,3% 0,92% 0,72%
Theo dõi tỷ lệ NQH của từng nhóm KH, ta thấy tỷ trọng NQH của các DN quốc doanh luôn cao hơn từ 3 đến 4 lần tỷ trọng này của các DN tư nhân. Điều này chứng tỏ việc cho vay các DN quốc doanh gặp nhiều vấn đề hơn các DN tư nhân. Tính thanh khoản cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến RRTD. Dù DN có tình trạng kinh tế tốt nhưng nếu tính thanh khoản hay khả năng huy động tiền mặt không cao thì DN có nhiều khả năng phải thanh toán NQH quy định. Điều này đồng nghĩa với việc cho vay các DN quốc doanh gặp nhiều rủi ro hơn. Nguyên nhân là do khi đánh giá rủi ro tính dụng, NH dựa trên BCTC khơng thật nên quyết định đưa ra bị sai, sau đó nhận ra rủi ro đối với KH đó cao dẫn đến hạn chế cho vay, hoặc cho vay với lãi suất cao, và địi hỏi phải có tài sản đảm bảo cao hơn đẫn đến DN khơng vay được vốn, hoặc có vay được nhưng chi phí đi vay quá cáo dẫn đến thua lỗ và đương nhiên không trả được.
38
Bảng 0.7. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ 1438,8 2252,4 2900
Tổng nợ xấu 0 3,38 124,92
Tỷ lệ nợ xấu 0% 1,5% 4%
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh VietinBank - Hoàng Mai )
Qua bảng trên ta thấy nợ xấu tăng đột biến qua các năm 2012, 2013. Năm 2011, trong cơ cấu tổng dư nợ khơng có nợ xấu, vậy mà năm 2012 tăng là 3,38 tỷ, chiếm 1,5% tổng nợ và năm 2013 thì nợ xấu tăng gấp 4 lần là 124,92 tỷ, chiếm 4% tổng nợ. Việc nợ xấu năm 2013 là 4%, vượt ngưỡng cho phép của NHNN là 3% là một điều đáng lo ngại cho NH. Năm 2011, NHCT VN đã thực hiện tốt công tác quản lý nợ xấu, thực hiện các biện pháp QLRR một cách chặt chẽ nên không xảy ra tình trạng nợ xấu. Nhưng đến năm 2012, do hạn chế về công tác quản lý dẫn đến nợ khó địi chuyển thành nợ xấu tăng lên khá lớn. Và trong năm 2013, nợ xấu tăng đột biến là do nhiều DN phá sản khơng có khả năng chi trả nợ cho NH. Điều này dẫn đến tỉ lệ nợ xấu tăng cao.
Bảng 0.8. Tỷ trọng các nhóm nợ 3, 4, 5 trong tổng nợ xấu
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng nợ xấu Triệu đồng 0 3,38 124,92
Nợ nhóm 3 % 0% 94,67% 72%
Nợ nhóm 4 % 0% 0% 0,46%
Nợ nhóm 5 % 0% 5,33% 27,54%
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh VietinBank - Hoàng Mai)
Qua bảng trên ta thấy nợ tổng nợ xấu tăng đột biến, chứng tỏ chất lượng tín dụng giảm mạnh. Trong tổng nợ xấu, nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2012 là 94,67%, năm 2013 giảm xuống là 72%. Năm 2012, nợ nhóm 4 là 0% nhưng năm 2013 đã tăng đáng kể lên 0,46%. Ngược lại với sự giảm ở nợ nhóm 3, nợ nhóm 5 tăng mạnh, năm 2012 là 5,33% thì năm 2013 đã tăng hơn 5 lần là 27,54%. Điều này cho thấy các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi là nhiều.
39
University
Thang Long Library
Bảng 0.9. Tình hình tổng dư nợ theo TSĐB
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng Dư nợ
TD cuối kỳ 1438,8 100% 2252,4 100% 2900 100%
Dư nợ có TSĐB 1040,25 72,3% 1838 81,6% 2482,4 85,6%
Dư nợ khơng có
TSĐB 398,55 27,7% 414,4 18,4% 417,6 14,4%
(Nguồn: Phịng tổng hợp Chi nhánh VietinBank - Hồng Mai)
Ta thấy dư nợ có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. năm 2011 là 72,3%, năm 2012 tăng lên 81,6% và năm 2013 là 85,6%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2011-2013, NH yêu cầu KH nâng hạng mức đảm bảo và chuyển dần TSĐB về chi nhánh nên tỷ lệ tăng liên tục. Mặt khác do dư nợ theo thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn, đối tượng cho vay truyền thống tập trung vào những tập đoàn kinh tế lớn do vậy thường là cho vay với số lượng lớn cần phải có TSĐB giá trị cao.
Xem xét tình hình trích lập DPRR:
Việc trích lập DPRR cho phép NH sử dụng quỹ dự phòng để xử lý các khoản nợ xấu, nợ khó địi, nợ đọng từ mấy năm trước cịn tồn tại.
Bảng 0.10. Tình hình trích lập dự phịng tại chi nhánh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ 1438,8 2252,4 2900
Trích lập DPRR 57,785 76,860 113,72
Tổng dư nợ được xử lý bằng DPRRTD 8,421 46,427 173,6
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh VietinBank - Hồng Mai )
Nhìn vào 2 bảng số liệu ta thấy năm 2013 số tiền trích lập dự phịng là 113,72 tỷ, tăng 24,81% so với năm 2012; năm 2012 là 76,860 tỷ, tăng tương ứng giảm 32,08% so với 2011 là 57,785 tỷ. Năm 2012, số nợ xấu bị xử lý là 46,427 tỷ chỉ bằng 18,14% so với năm 2011. Năm 2013, số nợ xấu bị xử lý tăng mạnh là 113,6 tỷ, tăng 26,74%.
40 GIÁM ĐỐC
Bảng 0.11. Khả năng bù đắp rủi ro tài chính
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Trích lập DPRR 57,785 76,860 113,72
NQH 256,1 482,7 1038,5
Hệ số khả năng bù đắp RRTD 22,6% 15,9% 10,9%
(Nguồn: Phịng tổng hợp Chi nhánh VietinBank - Hồng Mai )
Hệ số khả năng bù đắp RRTD cho ta biết khả năng bù đắp 1 đồng NQH của NH là bao nhiêu. Nếu hệ số này cao đồng nghĩa NQH thấp và RRTD thấp. Qua bảng trên, ta thấy hệ số giảm mạnh qua các năm, nguyên nhân do NQH tăng cao, trong khi đó với nguồn dự phịng dùng để bù đắp tương ứng tăng nhưng không đáp ứng kịp lượng tăng của NQH. Điều này chứng tỏ NH đang rơi vào tình trạng nguy hiểm, chất lượng tín dụng giảm sút, các khoản nợ xấu khơng có khả năng thu hồi lẫn khơng có khả năng bù đắp, đồng nghĩa RRTD tăng cao.
2.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietinBank chi nhánh Hồng Mai
2.2.2.1. Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng
Bộ phận quản lí rủi ro có nhiệm vụ làm bảo báo về thẩm định RRTD, đầu tư đối với KH DN, KH cá nhân và thực hiện các công việc liên quan đến cơng tác quản lí rủi ro theo thơng lệ, quản lý nợ có vấn đề.
Phân tích hoạt động SXKD (tổ chức, cá nhận), phân tích BCTC, hiểu và sử dụng các văn bản pháp lý ở mức độ từ đơn giản cho đến phức tạp nhằm phục vụ công tác thẩm định và đề xuất tín dụng. Thu nhập, phân tích và xử lý các thông tin liên quan đến KH/ngành/lĩnh vực kinh tế, phân tích tổng hợp đánh giá hoạt động của các ngành kinh tế.
Thực tế, hiện nay NHCT Việt Nam đang ở mơ hình Quản lý RRTD phân tán. NH đã thành lập Ủy ban QLRR để: Phòng Kho quỹ Phòng Tổ chức QLRR Phòng KH cá nhân Phịng KH DN Phịng Kế tốn Phịng Giao dịch PHĨ GIÁM ĐỐC
41
University
Thang Long Library
QLRR một cách hệ thống trên quy mơ tồn NH, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài, xây dựng chính sách QLRR thống nhất cho toàn hệ thống. Thiết lập và duy trì mơi trường QLRR đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.
Mỗi chi nhánh có nhiều KH khác nhau, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khách nhau, mỗi chi nhánh tự xây dựng cho riêng mình chính sách quản lý phù hợp với đặc điểm KH, lĩnh vực mà chi nhánh hoạt động.
2.2.2.2. Nội dụng quản trị rủi ro tín dụng
- Nhận biết RRTD
Để nhận biết sớm rủi ro, hồ sơ của KH phải được thẩm định qua 2 phòng (phòng quan hệ KH và quản lý RRTD)
Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Cán bộ quan hệ KH sau khi hướng dẫn và tư vấn cho KH lập hồ sơ xin cấp tín dụng sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ xin cấp tín dụng đó. Mẫu hồ sơ xin cấp tín dụng đã được NH lập sẵn, trong đó yêu cầu KH cung cấp các thông tin chi tiết phục vụ cho việc thậm định tín dụng sau này. Các thơng tin và tài liệu cung cấp như thông tin cơ bản về KH, tình hình tài chính hiện tại, mục đích vay, hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc và kế hoạch trả nợ sẽ được cán bộ tín dụng sử dụng nhiều kênh khác nhau để điều tra, đánh giá tính hợp pháp và hợp lệ.
Tiếp theo cán bộ tín dụng tiếp tục tiến hành thẩm định các nghĩa vụ thực hiện trong tương lai có liên quan đến khoản tín dụng mà KH đang xin vay. NH đã đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn về tín dụng nhằm thẩm định về dự án vốn vay nhằm xác định nhu cầu vốn thực tính, tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá tài sản đảm bảo và những rủi ro có thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ cấp tín dụng một cách hiệu quả. Căn cứ vào đó, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng (thơng thường là cấp lãnh đạo phịng KH hoặc phịng giao dịch). Sau khi nhận được tờ trình thẩm định do cán bộ quan hệ KH trình, lãnh đạo phòng KH hoặc phòng giao dịch trực tiếp làm việc với KH sẽ kiểm tra, rà sốt thơng tin trên tờ trình thẩm định một lần nữa. Để có thể tái tẩm định hồ sơ, cấp lãnh đạo phòng trực tiếp sẽ rà soát lại đầy đủ hợp lệ và hợp pháp của tất cả các thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vay vốn. Ngồi ra các thơng tin khác phục vụ nhằm thẩm định kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH do cán bộ tín dụng thực hiện cũng được các cấp lãnh đạo xem xét lại để đảm bảo không xảy ra sơ suất. Đồng thời, cấp lãnh đạo phòng trực tiếp sẽ căn cứ vào hồ sơ xin cấp tín dụng để đề xuất giới hạn cấp tín dụng cho KH.
42
Thẩm định rủi ro độc lập
Ngoài thẩm định cụ thể từng hồ sơ xin cấp tín dụng, phịng QLRR còn xem xét các giới hạn QLRR như các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của NHNN, các tỉ lệ về cơ cấu tín dụng theo loại bảo đảm, kỳ hạn..