Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại viettinbank chi nhánh hoàng mai (Trang 74)

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng phương pháp nhận dạng rủi ro

Vì hiệu quả của việc quản trị RRTD phụ thuộc rất nhiều vào việc phân loại, nhận dạng rủi ro. Cơ sở khoa học về việc phân loại rủi ro đã tạo điều kiện cho các nhà quản trị NH có thể xác định rõ ràng vị trí của các loại rủi ro trong hệ thống rủi ro. Việc nhận dạng rủi ro họp lý, chất lượng sẽ giúp nâng cao khả năng và hiệu quả áp dụng những phương pháp phù hợp trong công tác quản trị rủi ro. Vì vậy phải khơng ngừng nâng cao tính hiệu quả của các phương pháp nhận dạng rủi ro. Một số phương pháp là:

- Phương pháp dùng bảng so sánh:

64

với KH (bao gồm các nội dung đã cam kết trong khế ước vay nợ và các tỷ số tài chính tối thiểu cần duy trì). Bảng theo dõi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu từng tháng của KH trong suốt thời gian vay. Qua bảng này chúng ta có thể thấy sự tăng giảm về chất lượng khoản vay một cách khá dễ dàng. Kết cấu của bảng như sau:

Bảng 0.1. Bảng so sánh các chỉ tiêu

Cột chỉ tiêu cần theo dõi có thể là: Doanh số bán hàng so với kế hoạch; hàng tồn kho so với kế hoạch; tỷ lệ phạn ữăm tổng lợi nhuận; Tỷ lệ phần trăm lãi ròng; khoản phải thu, phải trả (hay các hệ số vòng quay của nó).

Chú ý: khi lên bảng số liệu, cán bộ QHKH phải kiểm tra tính thời điểm của thơng tin, tính pháp lý của thơng tin.

Sau khi lập bảng, cán bộ QHKH sẽ thấy được mức độ so sánh giữa các chỉ tiêu theo 2 chiều: so với kế hoạch ban đầu và so với thời gian trước đó (tháng trước). Từ đó phải giải thích được nếu sự sai biệt này q một mức nào đó (ví dụ 5%-10%). Đồng thời có một phương hướng giải quyết thích họp tiếp theo.

- Phương pháp đồ thị:

Sở dĩ có phương pháp này là vì: KH vay vốn để thực hiện mục tiêu của mình và NH trước khi chấp nhận cho vay sẽ đánh giá mục đích của KH là hiệu quả mới giao vốn của mình cho KH sử dụng, việc đồng ý này được thực hiện bằng hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên trong thực tế việc sử dụng vốn vay của KH không phải lúc nào cũng đúng như cam kết vì nhiều nguyên nhân (có thể đo đạo đức của KH, có thể do các nhân tố thuộc về mơi trường kinh tế xã hội). Vì vậy có thể theo dõi những thay đổi này qua sự chệch hướng đồ thị thực tế và đồ thị kế hoạch đã đặt ra.

+ Nội dung của phương pháp này theo dõi giám sát KH bằng cách: Khi nhận được các số liệu kế hoạch (trong phần xét duyệt cho vay) cán bộ QHKH sẽ đưa nó lên một đồ thị mà một trục là tháng, một trục là các mức độ của chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu được theo dõi bằng một đồ thị riêng.

65

University

Thang Long Library

Sơ đồ 0.3. Phương pháp nhận dạng rủi ro bằng đồ thị

Khi nhận được số liệu thực tế, sau khi đã kiểm tra, cán bộ tín dụng tiếp tục đặt nó lên đồ thị. Các đường biểu diễn này phản ánh rõ xu hướng chất lượng khoản vay.

+ Đánh giá: Qua phương pháp nhận dạng rủi ro bằng đồ thị thì NH có thể theo dõi sát KH, thấy được những thay đổi bất thường của KH trong quá trình sử dụng vốn, như yậy sẽ dễ dàng phát hiện sớm những dấu hiệu rủi ro, giúp nhận dạng rủi ro kịp thời. Như vậy đây là phương pháp nhận dạng rủi ro khơng những hiệu quả mà cịn sát với thực tế, dễ làm.

- Phương pháp phân tích lưu đồ:

+ Nội dung: Đây là phương pháp phân tích dựa trên việc xem xét q trình diễn ra hoạt động cho vay, từ khâu đầu tiên là tiếp xúc với KH, qua các khâu trung gian và đến khâu cuối cùng là công tác thu nợ và lãi, tất toán thánh lý hợp đồng. Đây là khâu phân tích hỗ trợ cho phương pháp bảng liệt kê trong việc xem xét tất cả các khâu trong quy trình cho vay để từ đó nhận ra rủi ro có thể phát sinh trong từng khâu, khâu nào rủi ro tập trung nhiều nhất, từ đó xác định rủi ro trong khâu đó có thể thuộc nguồn nào, các yếu tố nghi vấn gây rủi ro và cơ chế của chúng.

Qua phương pháp lưu đồ kết hợp với bảng liệt kê, ta có thể xem xét trong suốt quy trình cho vay của NH qua tất cả các khâu. Mỗi khâu trong quy trình đó sẽ hàm chứa nguồn rủi ro. Trong từng nguồn đó, ta sử dụng phương pháp bảng liệt kê để liệt kê ra những yếu tố rủi ro có thể có của từng nguồn vàcơ chế gây ra rủi ro để từ đó xem xét một cách tồn diện những rủi ro có khả năng xảy ra mà phương pháp phân tích số liệu trong quá khứ không phát hiện được

Ứng với từng nguồn gây ra rủi ro trong suốt quá trình cho vay thì NH phải linh hoạt ứng dụng trong từng thời điểm, từng đối tượng KH cụ thể để loại bỏ bớt những khả năng khơng có căn cứ, hoặc những khả năng mà KH khơng có nguy cơ nhiều đồng thời thêm vào những khả năng mới để từ đó xác định được những nguy cơ rủi ro cho vay nào mà KH có thể gặp phải. Đây là bước đầu tiên quan trọng để phục vụ cho việc

66

đo lường mức độ rủi ro, từ đó quyết định cho vay hay khơng. - Phương pháp bảng liệt kê:

+ Sử dụng phương pháp này vì: Bảng liệt kê trong nhận dạng rủi ro có tác dụng tốt trong việc tìm ra những rủi ro có thể có, bằng việc xác định theo từng nguồn gây ra rủi ro để đặt ra các yếu tố nghi vấn về khả năng gây ra rủi ro (nhân tố gây ra rủi ro) rồi tìm cách giải thích cách thức hoặc cơ chế gây ra rủi ro (tức là các yếu tố nghi vấn gây ra rủi ro bằng cách nào, như thế nào).

+ Nội dung phương pháp: Thơng qua q trình rà sốt tất cả các nguồn gây rủi ro từ thực tế, nhà quản trị sẽ xác định được rủi ro chủ yếu từ nguồn nào, yếu tố rủi ro của nguồn đó, đồng thời loại bỏ những nghi vấn khơng có cơ sở hoặc quá mờ nhạt, giữ

lại và bổ sung các nghi vấn mới có cơ sở rõ ràngễ Việc làm này giúp nhà quản trị nhận

dạng được các yếu tố rủi ro từ các nguồn, cách thức gây rủi ro và tính chất nghiêm trọng của chúng.

Có thể minh họa một bảng liệt kê RRTD theo nguồn thông tin:

Bảng 0.2. Bảng sử dụng trong phương pháp liệt kê

Nghi vấn về nhân tố gây ra rủi ro Nguy cơ rủi ro

- Thông tin không cân xứng về KH

- Thông tin không cân xứng về lĩnh

vực đầu tư

- Sai lâm trong lựa chọn KH, lẽ ra

phải chọn KH tốt thì lại chọn KH khơng tốt - Đầu tư trong lĩnh vực mà rủi ro cao - .......

3.2.3.2. Thông lệ tốt nhất về báo cáo rủi ro tín dụng và cơng bố thơng tin

Trong q trình KH vay vốn, NH phải thường xuyên yêu cầu từng KH hợp tác để cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời thông qua các BCTC hàng quý, hàng năm. Tại NH, các cán bộ tín dụng và cán bộ QTRR có trách nhiệm lập báo cáo hàng tháng với các nội dung:

Tổng quát về danh mục tín dụng ( xếp hạng tín dụng, hạn mức, dư nợ, TSĐB, ngày xem xét, ngày phê duyệt, ngành KD…)

- Tổng quát về NQH: số lượng KH quá hạn

- Các trường hợp vượt hạn mức (KH nào, số tiền là bao nhiêu, thời điểm vượt)

- Sự tuân thủ về TSĐB (KH nào, giá trị TSĐB bị thiếu, thời hạn bảo đảm)

- Sự tuân thủ ràng buộc hợp đồng (KH nào, ràng buộc tài chính, phi tài chính, chấp

thuận đối với trường hợp vi phạm hợp đồng)

- Tình trạng hồ sơ (KH nào chưa có hồ sơ/thất lạc, khi nào)

- Rủi ro quốc gia (cho vay quốc gia, cho vay xuyên biên giới, báo cáo về tổng cho

vay quốc gia/bảng cân đối)

67

University

Thang Long Library

- Các khoản tín dụng có vấn đề (KH, hạn mức, dư nợ, tình trạng hồ sơ, quản lý

phòng QHKH chịu trách nhiệm giải quyết)

- Dự phòng RRTD (KH, dự phòng quý trước, dự phịng trích lập bổ sung, thu hồi

bằng tiền mặt, dự phòng tháng này)

3.2.3.3. Các phản ứng có thể của Ngân hàng trước các vấn đề của Doanh nghiệp

Trong quá trình vay vốn, việc KH gặp các vấn đề trong hoạt động kinh doanh là không thể tránh khỏi. Sau khi nắm bắt được thơng tin chính xác, kịp thời về tình trạng của KH, NH cần đồng hành cùng KH đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro một cách tối đa.

- Tìm kiếm lối thốt cùng DN như: tư vấn tài chính để giúp DN cải thiện dịng tiền…

- Trong ngắn hạn, NH có thể gia hạn tín dụng cho DN.

- NH có thể chiết khấu khoản nợ và thoái vốn

- NH thỏa thuận với DN về việc thanh lý TSĐB

3.2.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong mọi lĩnh vực. Các giải pháp khác liệu có thể thực hiện được hay khơng khi mà yếu tố về con người không được đảm bảo, vì thế chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực là chiến lược lâu dài nên chi nhánh cần có định hướng cụ thể và tiến hành thường xuyên. Cụ thể:

+ Lựa chọn các cán bộ có kiến thức, trình độ và đạo đức nghề nghiệp làm cơng tác tín dụng và quản lý RRTD. Phải có kế hoạch cụ thể về tuyển dụng và đào tạo cán bộ cho từng thời kỳ, đáp ứng yêu càu của công việc cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho những cán bộ trong lĩnh vực tín dụng và quản trị rủi ro.

+ Có chính sách thưởng phạt công bằng, nghiêm minh với mục đích gắn kết trách nhiệm của các cán bộ QHKH... những như toàn thể nhân viên trong NH. Chi nhánh tổ chức thi đua cán bộ xuất sắc, giỏi trong tồn hệ thống và có chế độ thưởng, phạt thích họp với từng mức độ đạt được.

+ Khi đã có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, nhà quản lý cũng cần biết cách sử dụng nhân viên, phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu của họ để bố trí phân cơng cơng việc hợp lý. Từ đó phát huy cao nhất năng suất cũng như tinh thần làm việc của từng nhân viên.

+ Văn hóa NH là yếu tố quyết định đến hình ảnh, uy tín của NH. Vì vậy, chi nhánh cần xây dựng văn hóa NH thật tốt nhằm tạo sư gắn bó của nhân viên với NH, với các đồng nghiệp của mình, đảm bảo đạo tạo được phẩm chất của các cán bộ nhân viên tốt, người đi trước làm tấm gương cho người đi sau. Từ đó xây dựng được văn hóa đẹp cho NH.

68

3.2.3.5. Phối hợp giữa các phòng quan hệ khách hàng, phịng quản trị tín dụng và phịng quản lý rủi ro một cách khoa học và hiệu quả

Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính cơng bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu RRTD được nhanh chóng, hịêu quả và kịp thời cũng như tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận. Đồng thời, mỗi bộ phận trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động cấp tín dụng (tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, số lượng và nhóm KH cần thiết lập, mức độ tăng trưởng tín dụng...), các giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng giữa các bộ phận tác nghiệp khi thực thi các mục tiêu quản trị RRTD đã đề ra, phù hợp với đặc thù của NHCT cũng như chính sách tín dụng mà NHCT đề ra.

- Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi RRTD để đáp ứng trong mơ hình mới TA2. Theo

đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý RRTD có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. NH có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ RRTD như trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua cơng tác tại bộ phận quan hệ KH... Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý RRTD có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử ỉý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong q trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng. Đồng thời, cần nâng cao tính chun nghiệp của cán bộ NH, theo đó mỗi cán bộ NH trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì cơng việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên,

liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Mơ hình TA2 chỉ có thể thành cơng khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chun mơn hóa và nâng cao tính khách quan nhưng khơng làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm sốt thơng tin của bộ phận quản lý RRTD. Muốn vậy, những thơng tin trọng yếu trong q trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ KH cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý RRTD phân tích, đánh giá những rủi ro tiêm ân. Như vậy, sự vận hành của mơ hình mới có thể thơng suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận quản lý RRTD trong các nhận định cấp tín dụng.

69

University

Thang Long Library

3.2.3.6. Đầu tư hệ thống hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng

Cơng nghệ NH là “địn bẩy” cho sự đột phá trong hoạt động kinh doanh. Do vậy, hiện đại hóa NH là yêu cầu tất yểu trong bối cảnh hiện nay. Ngay khi ký một hợp đồng đấu thầu cơng nghệ cốt lõi (corebanking) thì thường dự án đó đã lỗi thời cách đây 3 năm đối với nhà cung cấp. Điều quan trọng trong đầu tư công nghệ NH là để phát triển được những ứng dụng trên cơng nghệ đã đầu tư. Vì vậy khơng nhất thiết phải có một cơng nghệ NH quá đắt đỏ hoặc quá chuyên biệt.

Việc quan trọng nhất NH cần thực hiện đó là:

- Ưu tiên vốn đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tiếp nhận và

triển khai có hiệu quả các dự án cơng nghệ thơng tin từ nguồn tài trợ trong nước và quốc tế.

- Tăng cường ứng dụng và triển khai công nghệ thông tin trong hoạt động, đặt nền

tảng vững chắc cho việc hiện đại hóa cơng nghệ NH: lựa chọn kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại và có khả năng mở rộng, phát triển trong tương lai

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các nghiệp vụ NH, đặc biệt là hệ thống

thanh toán theo hướng tự động hoá, phát triển các dịch vụ NH điện tử.

- Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông

tin, để sãn sàng và chủ động tiếp nhận, chuyển giao công nghệ hiện đại, bảo đảm hoạt động tốt và an toàn.

70

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, cạnh tranh là vơ cùng khốc liệt.Điều đó buộc các nhà lãnh đạo NH phải đổi mới cả trong tư duy lẫn thực tiễn tại NH mình.Các NHTM cần phải nắm bắt được cơ hội, vượt qua thử thách.Một trong những thách thức lớn nhất đối với hệ thống NH Việt Nam là việc giải quyết vấn đề nợ xấu và nâng cao chất lượng quản trị RRTD. Khóa luận “ Nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại NH Công thương Việt Nam chi nhánh

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại viettinbank chi nhánh hoàng mai (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)