Tích cực xử lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh hà nội (Trang 27 - 28)

1.4 Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong NHTM

1.4.5 Tích cực xử lý nợ quá hạn

Khi ngân hàng đã tồn tại các khoản nợ quá hạn thì việc tìm ra biện pháp để điều chỉnh nợ quá hạn là điều quan trọng nhất. Việc đầu tiên là phải phân tích từng loại nợ q hạn, nợ khó địi để tìm hiểu rõ ngun nhân phát sinh, trên cơ sở đó phân thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn khơng có khả năng thu hồi mà phải xử lý.

❖ Đảo nợ quá hạn

Đây là những khoản nợ quá nhưng vẫn có khả năng thu hồi. Là những khoản vay có thời hạn đã đến hạn nhưng khách hàng hiện tại khơng có khả năng tài chính để trả nợ nên ngân hàng cho vay và khách hàng ngồi lại với nhau đưa ra biện pháp đảo nợ để biến các khoản nợ đến hạn đó thành khoản nợ kỳ hạn khác với các điều kiện thoả thuận giữa ngân hàng cho vay và khách hàng.

❖ Giảm nợ quá hạn

Là những khoản vay của khách hàng trong hạn hoặc đến hạn nhưng khách hàng gặp phải rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hạn hán hay các đại dịch như H5N1…làm cho khách hàng rơi vào tình trạng tài chính yếu kém khơng thể trả đầy đủ những món vay. Ngân hàng cho vay có thể giảm một phần trong khoản vay để tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng cho vay.

❖ Xử lý nợ quá hạn bằng tài sản thế chấp

Khi khoản nợ là nợ q hạn khơng có khả năng thu hổi thì Ngân hàng bắt buộc phải xử lý khoản nợ bằng tài sản đảm bảo. Đôi khi việc thanh lý tài sản thế chấp gặp khó khăn do số tiền thanh lý nhỏ hơn vốn cần cần phải thu hồi, thời gian thanh lý dài, nhiều chi phí phát sinh, thậm chí là khơng thanh lí được, trong những trường hợp này, ngân hàng nên dùng tài sản để cho thuê và trực tiếp đứng ra thu tiền hoặc làm vốn góp liên doanh. Nợ quá hạn là điều không ai muốn xảy ra, nhất là cán bộ tín dụng. Song

18

Thang Long University Library

nếu đã xảy ra thì ngân hàng nên có biện pháp tích cực để thu hồi nợ về, tránh rủi ro xảy ra.

❖ Xoá nợ

Đây là những khoản vay của khách hàng đang trong hạn hoặc hết hạn, ngân hàng đã sử dụng 2 biện pháp trên nhưng khách hàng khơng thể trả nợ hay cùng với chính sách chỉ định của chính phủ xố nợ cho những đối tượng khách hàng gập rủi ro mà không thể khắc phục lại được như lũ cuốn, lũ quét, động đất, sóng thần… nhằm ổn định xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân và những đối tượng gập rủi ro không thể chống cự này.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh hà nội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)