Hà Nội
Như chương I đã trình bày thì hoạt động tín dụng chịu tác động bởi ba bên: mơi trường kinh doanh, khách hàng và ngân hàng,vì thế cũng chính từ những đơn vị này sẽ gây nên những rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, cụ thể trong đơn vị Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội như sau:
2.5.1 Rủi ro tín dụng xuất phát từ nền kinh tế
Do tình hình kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng nên kéo theo rất nhiều những khó khăn về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên những rủi ro tín dụng đáng kể.
❖ Rủi ro từ suy giảm hiệu quả kinh doanh khi nền kinh tế khủng hoảng
Nền kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp. Khi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có nhiều khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bị suy thối, mất ổn định đã làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất bị đình trệ. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp làm ăn khơng có hiệu quả và gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho
4
ngân hàng. Và rủi ro chính là xuất phát từ việc khách hàng giảm hoặc mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
Bên cạnh đó, chính sách quản lý vĩ mơ của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện nên chưa thật ổn định. Các doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế chính sách vĩ mơ. Từ đó dẫn đến kinh doanh thua lỗ hoặc khơng đủ điều kiện trả nợ cho Ngân hàng.
❖ Rủi ro tín dụng từ các chính sách nhà nước
Hệ thống pháp luật của nước ta tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn cịn nhiều bất cập so với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, thiếu và khơng đồng bộ, thậm chí cịn có những điểm chồng chéo mâu thuẫn giữa các văn bản luật và dưới luật.Do điều kiện pháp lý như vậy, việc thực hiện quy chế tín dụng cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc. Một trong những ví dụ đã được nên ở trên, ngày 23/4/2012, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 780/QĐ-NHNN cho phép tổ chức tín dụng gia hạn nợ cho khách hàng nhưng vẫn được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi điều chỉnh. Nhưng đến ngày01/06/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thơng tư 02/2013/TT- NHNNvới nội dung là tồn bộ khách hàng có nợ gia hạn đều bị chuyển nhóm nợ xấu. Với quyết định này của nhà nước đã làm cho tồn hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong q trình hoạt động.
2.5.2 Rủi ro tín dụng xuất phát từ khách hàng
❖ Rủi ro tín dụng do khách hàng bị phá sản
Đây là nguyên nhân lớn dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàngvà nó cũng gây ra tổn thất lớn nhất. Nguyên nhân đầu tiên là do nền kinh tế khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong mọi việc như: tìm kiếm nguồn đầu tư, tìm kiếm đối tác, khách hàng, nhà cung cấp. Vì trong mơi trường khốc liệt như vậy thì tính cạnh tranh ngày càng cao. Mặt khác cũng là do công ty chưa tạo ra sản phẩm tốt, có sức cạnh tranh. Hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật cơng nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém không đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập vừa phong phú về mẫu mã, chủng loại, chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Do vậy hàng hóa khó tiêu thụ, kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản và khơng có tiền trả nợ Ngân hàng.
❖ Rủi ro tín dụng do chưa thu hồi được vốn
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn của Ngân hàng Đông Á. Mặc dù nguyên nhân này chưa gây nên tổn thất cho ngân hàng nhưng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn. Hiện nay, tình hình các doanh nghiệp chưa thu hồi được vốn là tình trạng chung của rất nhiều doanh nghiệp. Nền kinh tế khó khăn, khan hiếm nguồn vốn khiến
50
Thang Long University Library
các nhà kinh doanh dành phải chiếm dụng vốn của nhau, bằng việc trả chậm các khoản đầu tư, trao đổi mua bán hàng hóa.
Một trong những trường hợp đó là Cơng ty xây dựng Trường Thịnh.Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, nhà ở,…Năm 2010, công ty này đã vay ngân hàng Đông Á 10 tỷ đồng để thực hiện một gói thầu xây dựng do Bộ Công An cấp phép, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 11% và thế chấp bằng Bất động sản của công ty. Nhưng đến nay công ty này vẫn chưa thanh tốn được khoản nợ vì lý do chưa thu hồi được công nợ.
❖ Rủi ro do khách hàng cố ý lừa đảo
Một trong những rủi ro tín dụng chính do khách hàng gây ra là cố ýlừa gạt ngân hàng, gây khó khăn trong quá trình trả nợ ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp do thiếu năng lực về khả năng quản lý tài chính lại khơng có tài sản thế chấp hợp lệ do đó khơng đủ điều kiện để đảm bảo an tồn cho việc vay vốn ngân hàng. Họ đã lập các số liệu, giấy tờ giả mạo hòng qua mắt ngân hàng và được ngân hàng cho vay vốn. Nếu ngân hàng khơng phát hiện ra thì khả năng rủi ro của khoản tín dụng này là rất lớn.
Một trong những trường hợp mà Ngân hàng Đông Á-CN Hồ Chí Minh đã gặp phải trong trường hợp này là: Trong năm 2010, Cty TNHH công nghiệp - thương mại Thái Sơn (trụ sở tại Hải Phịng) vay vốn của 13 tổ chức tín dụng với số nợ hơn 735 tỷ đồng, trong đó có Ngân hàng Đơng Á. Cơng ty này đã vay 270 tỷ đồng của chi nhánh Ngân hàng Đông Á (tại TPHCM) để mua 12.000 tấn thép, thế chấp bằng chính lơ hàng này. Nhưng số hàng này đã được bán đi bán lại nhiều lần. Công ty đã tạo hồ sơ hàng hố ảo, rồi lấy chính những hồ sơ này làm tài sản thế chấp vay tiền của nhiều ngân hàng, rút tiền trả cho những khoản nợ khác, thay vì trả tiền cho Ngân hàng Đơng Á. Đến đi mọi chuyện vở lở thì Ngân hàng Đơng Á và 11 Ngân hàng khác mới phát hiện đây chỉ là tài sản ảo. Sự việc của Chi nhánh Hồ Chí Minh là bài học cảnh tỉnh cho toàn bộ hệ thồng Ngân hàng Đơng Á về q trình thẩm định khác hàng, khơng chỉ về mặt tài chính, các giấy tờ, tài sản đảm bảo mà cịn cả đạo đức và uy tín trên thị trường.
2.5.3 Rủi ro tín dụngxuất phát từngân hàng
❖ Rủi ro từ việc định giá và tái định giá Tài sản đảm bảo
Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đơng Á.
Trong hoạt động cấp tín dụng, muốn xác định được tỷ lệ cho vay cần phải định giá tái sản thế chấp hay còn gọi là định giá tài sản đảm bảo. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, để nắm được xu hướng hoạt động của thị trường là một cơng việc hết sức khó khăn, vì chưa có một cơng cụ nào có thể dự báo thị trường một cách khả thi, chưa có
5
một kênh hoặc một thị trường tập trung để cung cấp và làm đầu mối thông tin đáng tin cậy. Đây chính là một điểm khó khăn dẫn đến rủi ro trong việc định giá TSĐB.
Trên thực tế, các ngân hàng định giá tài sản rất sát với thị trường giao dịch tại thời điểm cấp phát tín dụng. Nhưng thực trạng cho thấy các ngân hàng thương mại nói chung và ở Ngân hàng Đơng Á chi nhánh Hà Nội nói riêng, lơ là, khơng chú trọng trong vấn đề quản lý và theo dõi biến động của tài sản đảm bảotrong suốt thời gian của khoản tín dụng hay chính là cơng tác định kỳ tái định giá lại giá trị tài sản đảm bảo. Các chuyên viên khách hàng thông thường chỉ thực hiện tương đối kỹ càng công tác định giá tài sản đảm bảo tại thời điểm phát sinh nhu cầu tín dụng của người đi vay, cịn lại rất ít chú trọng đến việc định kỳ tái định giá lại tài sản đảm bảo. Việc thực hiện tái định giá tài sản đảm bảo thông thường chỉ được thực hiện lại tại thời điểm tái cấp hồ sơ tín dụng (thơng thường là 1 năm đối với các khách hàng doanh nghiệp vay hạn mức tín dụng ngắn hạn bổ sung vốn kinh doanh).
Đối với các hồ sơ vay vốn cá nhân, việc thực hiện công tác tái định giá tài sản đảm bảo càng ít được chú trọng hơn. Thơng thường các khoản vay cá nhận này hầu hết là vay trung dài hạn, ngân hàng chỉ thực hiện việc định giá tài sản đảm bảo tại thời điểm cấp phát tín dung và sau đó đóng hồ sơ. Cơng tác tái định giá cũng được thực hiện nhưng chỉ là trên bề mặt hồ sơ để đảm bảo đầy đủ chứng từ đối với hồ sơ tín dụng chứ khơng thực sự thẩm định thực tế lại tài sản đảm bảo. Rủi ro sẽ đến khi ngân hàng khơng nắm được tình hình biến động giá của các tài sản đảm bảo, ảnh hưởng nghiệm trọng khi khoản nợ có khả năng rơi vào tình trạng nợ q hạn, nợ xấu.
Chính vì thế, trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, những rủi ro tín dụng như: nợ quá hạn, nợ xấu,… có thể đến dễ dàng với ngân hàng nhưng việc khơng tập trung, cẩn trọng vào q trình định giá và tái định giá TSĐB sẽ gây nên những thiệt hại rất lớn cho kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
❖ Rủi ro tín dụng do đạo đức và trình độ của cán bộ tín dụng
Về mặt đạo đức, nhân viên tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, là người thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản, chính vì thế đạo đức, tính minh bạch của nhân viên tín dụng đóng vai trị quan trọng trong chất lượng của của các khoản tín dụng. Được biết trong khoảng thời gian trước khi cơ cấu, tổ chức lại bộ máy hoạt động, hoạt động tín dụng từ việc tìm kiếm khách hàng, thẩm định khách hàng, cho vay đều do một người phụ trách. Điều này là thiếu tính minh bạch và rõ ràng, dễ dàng tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp; làm trái với quy định; cấu kết, thông đồng với khách hàng gây nên những tổn thất lớn cho Ngân hàng.
Về mặt trình độ của cán bộ tín dụng, trong một số trường hợp như trường hợp Cty TNHH công nghiệp - thương mại Thái Sơn kể trên là một điển hình về trình độ
52
Thang Long University Library
nghiệp vụ của nhân viên. Khi trình độ của cán bộ tín dụng cịn yếu kém thì chính là rủi ro tiềm tàng đối với Ngân hàng. Vì khi cán bộ tín dụng khơng đủ năng lực thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản, đưa ra những phán đốn những quan điểm rõ ràng thì rất dễ đưa ra những quyết định sai lầm. Từ đó, sẽ dẫn đến chất lượng cho vay sẽ không được đảm bảo gây nên rủi ro cao.
Hơn nữa, vì một số cán bộ tín dụng cịn tương đối trẻ nên nắm bắt chưa sâu các kiến thức về xã hội, về thị trường, về thị hiếu của khách hàng; cịn ít kinh nghiệp trong lĩnh vực thẩm định. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
❖ Rủi ro tín dụng do thơng tin khơng đầy đủ, chính xác
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng mà Ngân hàng Đơng Á đã gặp phải trong thời gian qua. Một phần là do Trung tâm thơng tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước (CIC) và trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHCT Việt Nam (TPR) đã được thành lập và đi vào hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao do khả năng nắm bắt các thơng tin có giới hạn và phụ thuộc nhiều vào các tổ chức tín dụng nên lượng thơng tin cung cấp khơng đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó cũng là do ngân hàng chưa thực sự chủ động tìm kiếm các nguồn thơng tin đáng tin cậy. Vì thế, trước khi quyết định cho vay ngân hàng phải nắm được đầy đủ thơng tin về tình hình dư nợ tại các tổ chức tín dụng, quan hệ vay trả và khả năng tài chính,...của khách hàng để có những quyết định đúng đắn.
Trên đây là những nguyên nhân chính gây nên rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Ngun nhân thì đến từ nhiều phía, có những yếu tố mà Ngân hàng cũng không thể tác động và khống chế hết được. Tuy nhiên ta vẫn cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế được tối đa nhất những tổn thất mà Ngân hàng có thể gặp phải.