.2 Kết quả huy động vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh hà nội (Trang 39)

Tỷ đồng 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nguồn vốn huy động

( Nguồn: Phịng tín dụng – kinh doanh)

Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đơng Á trong những năm qua có sự biến động như sau: Trong năm 2012, tổng dư nợ là 4680 tỷ đồng, tăng 23,15% so với tổng dư nợ năm 2011, tương đương là 880 tỷ đồng. Đây là mức tăng khá tốt cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Đông Á. Đặc biệt trong năm 2013, tổng dự nợ là 5800 tỷ đồng, tăng 23,93% so với năm 2012, tương đương 1120 tỷ.

Nhìn chung, ngân hàng Đơng Á có lượng huy động vốn khá ổn định và tăng đều qua các năm, mỗi năm có mức độ tăng trưởng tương đối cao là xấp xỉ 20%. Có được kết quả này đó là sự nỗ lực của ban quản trị và nhân viên ngân hàng. Tuy nhên, với mức huy động này đòi hỏi hoạt động tín dụng cần có những phương án kinh doanh hợp lý và hiệu quả để phù hợp.

2.2.3 Tình hình hoạt động sử dụng vốn của CN Hà Nội (chủ yếu là cho vay)

Nhờ nguồn vốn huy động dồi dào, Ngân hàng Đông Á – chi nhánh Hà Nội đã đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng, chiếm hơn 90% tổng số vốn được sử dụng. Việc mở rộng quy mơ tín dụng được chi nhánh quan tâm gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, đây là vấn đề then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của chi nhánh

Bên cạnh đó với quyết tâm cao, Chi nhánh Hà Nôi đã vận dụng kịp thời, linh hoạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Ngành, bám sát từng đơn vị kinh tế

5800 4680

30

Thang Long University Library

và có những giải pháp tích cực nên kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đơng Á đạt được những kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng lẫn chất lượng các khoản đầu tư. Ngân hàng đã thực hiện cho vay với các thành phần kinh tế khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó tăng cường đầu tư cho khu vực kinh tế quốc dân, các ngành kinh tế trọng điểm, kinh tế mũi nhọn, sản xuất kinh doanh lớn như: may mặc, xây dựng, dầu khí, cơng nghiệp, dịch vụ giao thơng vận tải, ưu tiên đầu tư cho các dự án lớn, khả thi, có hiệu quả. Với lợi thế về mặt địa lý, chi nhánh thu hút được khá nhiều khách hàng lớn như: công ty Cổ phần Thành Long, Công ty TNHH KPM Quốc tế, công ty TNHH thương mai dịch vụ Trang Hoàng Ngân, Công ty CP Xuất nhập khẩu Thiên Á,… Do đó, thời gian qua chi nhánh Hà Nội đã đạt kết quả đầu tư vốn khá khả quan. Hình 2.3 Kết quả tổng dư nợ Tỷ đồng 5000 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ cho vay

( Nguồn: Phịng tín dụng – kinh doanh)

Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng Đơng Á trong những năm qua có sự biến động như sau: Trong năm 2012, tổng dư nợ là 3790 tỷ đồng, tăng 23,05% so với tổng dư nợ năm 2011, tương đương là 710 tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng dư nợ lý tưởng cho hoạt đồng tín dụng của Ngân hàng Đông Á. Đặc biệt trong năm 2013, tổng dự nợ là 4700 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2012, tương đương 910 tỷ đồng. Ngân hàng Đông Á cần giữ được tốc độ tăng trưởng từ 20% -25% trong tương lai để đạt được những kết quả kinh doanh tốt nhất.

Trên thực tế, Ngân hàng Đông Á kém lợi thế so với khu vực kinh tế quốc doanh nhưng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn là thị trường tiềm năng của ngân hàng.

4700 3790

3

Song hiện nay khả năng quản lý của các doanh nghiệp tư nhân yếu, thị trường có nhiều biến động phức tạp, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân thấp nên mức độ rủi ro khi cho vay khu vực này là cao đã hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng. Hơn nữa, do số vốn tự có thấp, ít có tài sản thế chấp, lại thiếu phương án kinh doanh có hiệu quả… vì thế số doanh nghiệp tư nhân có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng là rất ít. Xuất phát từ thực tế đó, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đơng Á hiện nay chỉ ở mức cầm chừng, Ngân hàng chỉ cho vay với những khách hàng quen thuộc, có uy tín và hoạt động có hiệu quả cịn những khách hàng mới đến giao dịch phải có đủ điều kiện vay vốn theo quy định và phải qua những bước kiểm định chặt chẽ mới được xét duyệt cho vay.

Mức dư nợ cho vay của Ngân hàng Đơng Á tương đối cao. Đó là do hoạt động tín dụng của ngân hàng thực hiện theo định hướng của nhà nước, tác động tích cực đến q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng hố nhiều thành phần. Tăng cường vai trị chủ đạo của các ngành nghề kinh tế then chốt, khuyến khích sự phát triển lành mạnh của các thành phần kinh tế.

2.2.4 Mối liên hệ giữa tình hình huy động vốn và tổng dư nợ của CN Hà Nội

Trong hơn 20 năm hoạt động, Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội luôn đi sát với chủ trương và mục tiêu của hội đồng quản trị ngân hàng đề ra. Mặc dù trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhưng chi nhánh Hà Nội vẫn cố gắng hết mình và đạt được những kết quả tương đối tốt. Cụ thể tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội trong năm 2011, 2012, 2013 như sau:

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của CN Hà Nội

Đơn vị : Tỷ đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013

Tổng nguồn vốn huy động 3800 4680 5800

Tổng dư nợ cho vay 3080 3790 4700

Tỷ trọngtổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động

81,05% 80,98% 81,03%

( Nguồn: Phịng tín dụng – kinh doanh)

Số liệu trên cho ta thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng Đơng Á tương đối ổn định. Tỷ trọng tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn năm 2011 là 81,05%, năm 2012 là 80,98% và năm 2013 là 81,03%. Ngoại trừ năm 2012 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng giảm một chút nhưng khơng đáng kể và có dấu hiệu phục hồi trong năm 2013. Sự giảm sút dư nợ năm 2012 là do năm này hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều

32

Thang Long University Library

Lập hồ sơ tín dụng Phân tích tín dụng Quyết định tín dụng Thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng Giám sát tín dụng Giải ngân

gặp khó khăn, sức mua giảm sút, mơi trường kinh doanh không thuận lợi, các doanh nghiệp hạn chế mở rộng sản xuất nên nhu cầu vay vốn giảm. Sang năm 2013, tình hình nền kinh tế phần nào được cải thiện, kết hợp với sự quyết tâm cao của cán bộ tín dụng đã nâng cao khả năng sử dụng vốn của ngân hàng.

Hệ số sử dụng vốn ở mức 80% là tương đối cao đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, các ngân hàng khác hệ số sử dụng vốn chỉ ở mức 65% -70%. Đây là một thành công lớn của cán bộ công nhân viên, điều này càng khẳng định hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Đơng Á

2.3 Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đông Á – CN Hà Nội

2.3.1 Quy trình hoạt động tín dụng

Quy trình tín dụng là những quy tắc, quy định của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể trong hoạt động tín dụng sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng và quản lý vồn tốt hơn. Đây là một q trình gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hồn, theo một trật tự nhất định, có quan hệ chặt chẽ, gắn bó và ảnh hưởng lẫn nhau. HIện nay, Quy trình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đông Á gồm 6 bước như sau:

Sơ đồ 2.1 Quy trình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đơng Á

(Nguồn: Phịng tín dụng - kinh doanh)

❖ Bước 1: Lập hồ sơ tín dụng

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:

- Những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng và các giấy tờ này phải phù hợp với các quy định pháp lý (giấy phép thành lập kinh doanh, đăng kí kinh doanh, …);

- Giấy đề nghị vay vốn;

3

- Báo cáo tài chính;

- Hợp đồng cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh cùng các giấy tờ gốc có liên quan đến sở hữu tài sản đảm bảo;

- Các giấy tờ liên quan.

❖ Bước 2: Phân tích tín dụng

Đây là bước quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng của phân tích tín dụng. Ngân hàng sẽ xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả nợ vay. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng; kiểm tra tính chính xác của các thơng tin do khách hàng cung cấp. Nội dung phân tích chủ yếu của bước này là phải tập trung vào:

- Đánh giá tài sản của khách hàng: tài sản của khách hàng luôn được coi là vật đảm bảo cho khoản vay, tạo khả năng thu hồi nợ khi khách hàng mất khả năng sinh lời. Khi đánh giá tài sản của khách hàng thì Ngân hàng tập trung vào: Ngân quỹ, các chứng khốn có giá, hàng tồn kho, tài sản cố định.

- Đánh giá các khoản nợ của khách hàng: thông qua việc đánh giá các khoản nợ mà Ngân hàng biết được tình khả năng tài chính của khách hàng,

- Phân tích luồng tiền: Thơng qua việc xác định hoặc dự báo dịng tiền thực nhập quỹ, dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường và dịng tiền thực xuất quỹ Ngân hàng có thể biết được tình trạng ngân quỹ của khách hàng trongtháng, quý, hay năm. Từ đó Ngân hàng có thể thiết lập kế hoạch thu nợ, giảingân hợp lý, nâng cao chất lượng khoản vay.

❖ Bước 3: Quyết định tín dụng

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Việc đưa ra quyết định Ngân hàng cần cân nhắc và thẩm định kỹ lưỡng vì việc đồng ý cho vay khách hàng không tốt hay từ chối cho vay khách hàng tốt thì cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Khi quyết định chấp nhận cấp tín dụng cho khách hàng phải đưa ra bản hợp đồng tín dụng để ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa hai bên.

❖ Bước 4: Giải ngân

Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền cho khách hàng như thoả thuận. Giải Ngân phải có nguyên tắc như sau: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ.

34

Thang Long University Library

Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.

❖ Bước 5: Giám sát tín dụng

Khi Ngân hàng giải ngân cho khách hàng, ngân hàng sẽ kiểm sốt mục đích của khách hàng sử dụng tiền vay, tiến độ cơng trình. Q trình này cho phép ngân hàng thu thập thêm thơng tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt cho thấy chất lượng tín dụng đang được bảo đảm. Ngược lại khi các khoản vay bị đe doạ Ngân hàng có các biện pháp sử lý kịp thời. Ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng. Ngân hàng có thể u cầu khách hàng bổ xung tài sản thế chấp, giảm số tiền vay... khi thấy cần thiết để đảm bảo an tồn tín dụng. Đây cũng là q giúp Ngân hàng đưa ra quyết định cụ thể nhằm ngăn chặn kịp thời các khoản tín dụng xấu.

❖ Bước 6:Thu nợvà thanh lý hợp đồng tín dụng

Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi. Ngồi những khoản tín dụng được đảm bảo trả đầy đủ và đúng hạn cịn có những khoản nợ q hạn địi hỏi Ngân hàng phải tìm ra nguyên nhân để kịp thời đưa ra những quyết định mới liên quan đến tín an tồn của tín dụng.

- Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng hoặc làm ăn yếu kém khơng cịn phương cách cứu vãn, ngân hàng áp dụng phương án thanh lý, tức là sử dụng các biện pháp có thể được để thu hồi được khoản nợ, bao gồm phong toả, bán các tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi...

- Trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính, song vẫn kiên quyết tìm cáchkhắc phục để trả nợ, ngân hàng thường áp dụng phương án khai thác, bao gồmgia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm

Quy trình hoạt động tín dụng chặt chẽ là những yếu tố quan trọng giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro, nâng cao kết quả kinh doanh tín dụng.

2.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động luôn được ngân hàng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ và quy trình thủ tục nhằm rút ngắn thời gian đi vay của khách hàng. Các loại hình cấp tín dụng của ngân hàng Đơng Á rất đa dạng cho cả đối tượng khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân như bổ sung vốn lưu động, xuất nhập khẩu, xây dựng, sửa chữa nhà, tiêu dùng, mua bán,…

Điểm nổi bật trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là ngay từ đầu thành lập, ngân hàng Đông Á đã chú trọng đến đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong việc cho vay các khách hàng là tổ chức kinh tế, ngân hàng Đông Á xác định hoạt động

3

kinh doanh ln mang tính chu kỳ, do đó khơng chỉ cho vay khi khách hàng thiếu vốn hoặc khi khách hàng phát triển mà điều quan trọng là phải cùng với khách hàng tháo gỡ khi khách hàng gặp khó khăn và đồng hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Năm 2010, ngân hàng Đông Á đã tái cơ cấu tổ chức Khối khách hàng doanh nghiệp, trong đó phịng khách hàng cá nhân và phịng khách hàng doanh nghiệp có vai trị làm cầu nối giữa nhu cầu về vốn của doanh nghiệp đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định về cho vay, bảo lãnh của Ngân hàng. Từ thời điểm tái cơ cấu đến nay, Khối doanh nghiệp khách hàng ln tiếp tục có những họat động mạnh mẽ nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Với việc triển khai hiệu quả cấp tín dụng ở Việt Nam, Ngân hàng Đơng Á nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã và đang được các tổ chức Tài chính quốc tế tín nhiệm và lựa chọn tham gia vào các dự án tại Việt Nam như:

- Dự án Phát triển Nông thôn (Rural Finance Project): Do World Bank tài trợ

nhằm mục đích cho vay phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Dự án đã phát triển thành 03 quỹ phát triển nông thôn và DongAbank tham gia và cả 03 quỹ này.

- Dự án Tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME Finance Project): Do Japan

International Cooperation Agency (JICA) tài trợ nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận những khoản vay trung và dài hạn để đầu tư công nghệvà cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự án hiện đã phát triển thành 03 giai đoạn với việc hình thành 03 dự án nhỏ và DongA Bank tham gia cả 03 dự án này.

- Dự án Tài chính nhà ở: Do Asian Development Bank (ADB) tài trợ với mục tiêu

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)