Phân tích môi trƣờng nội bộ của VCBS

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam tại đồng nai (Trang 49 - 98)

4.4.1.1 Năng lực tài chính

Giá trị nuôi dưỡng VCBS: “Năng lực tài chính vững mạnh là nền tảng”

Là một công ty con thuộc sở hữu toàn phần của Ngân hàng mẹ (Vietcombank) - một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần lớn nhất

hiện nay, VCBS có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn vốn lớn với chi phí thấp và phát triển các đại lý nhận lệnh trên cơ sở mạng lƣới chi nhánh rộng khắp. Đây chính là lợi thế về uy tín trong và ngoài nƣớc để từ đó đa dạng hóa và chủ động về nguồn tài chính.

Bảng 4.4: Tài sản - nguồn vốn VCBS năm 2009-2011

Đvt :1000 Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2011/2010

  Tài sản 1,807,609,735 2,076,944,236 3,191,764,465 1,114,820,229 54% Tài sản ngắn hạn 1,669,005,398 1,966,774,359 3,008,907,156 1,042,132,797 53% Tài sản dài hạn 138,604,337 110,169,877 182,857,309 72,687,432 66% Nguồn vốn 1,807,609,735 2,076,944,236 3,191,764,465 1,114,820,229 54% Nợ phải trả 1,002,096,625 1,251,236,126 2,356,260,756 1,105,024,630 88% Vốn chủ sở hữu 805,513,110 825,708,110 835,503,709 9,795,599 1.2%

(Nguồn:Bảng cân đối kế toán của VCBS 2009-2011[Phụ lục 10])

Tốc độ tăng trung bình hàng năm của tài sản và nguồn vốn

TTài sản = TNguồn vốn =

1807609735 3191764465

- 1 = 0.7131 (lần) hay 71.31%

Nhƣ thống kê trên ta có thể thấy VCBS hiện đang sở hữu một danh mục tài sản Có lớn hơn gấp 13 lần so với thời điểm cuối năm bắt đầu đi vào hoạt động. Chỉ sau hơn 10 năm gia nhập thị trƣờng chứng khoán, quy mô nguồn vốn của VCBS đã đạt đƣợc sự tăng trƣởng đáng kể, từ 242 tỷ đồng vào cuối năm 2002 lên đến 3191 tỷ đồng vào cuối năm 2011, với tốc độ tăng trung bình của tài sản và nguồn vốn từ năm 2009 đến năm 2011 là 71.31%.

Và tính đến thời điểm hiện tại VCBS đã nâng vốn điều lệ ban đầu từ 60 tỷ lên tới 700 tỷ. Đây chính là một nhân tố vững mạnh để VCBS vững vàng và bền bỉ trong mọi hoàn cảnh, tiếp tục khẳng định bản lĩnh của mình khi phát huy một cách hiệu quả tiềm lực tài chính với kỹ thuật nghiệp vụ trên

nền tảng của tinh thần đồng tâm trong nội bộ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu cạnh tranh trên thị trƣờng.

4.4.1.2 Nguồn nhân lực

Cơ cấu lao động theo trình độ

75% 18% 7% Trên đại học Đại học Khác

Cơ cấu lao động theo độ tuổi

80% 16% 5% Dƣới 30 T ừ 30-45 T rên 45 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự VCBS)

Biểu đồ 4.3: Cơ cấu lao động của VCBS theo trình độ và theo độ tuổi

“Con người là tài sản”

Với tiêu chí: nguồn nhân lực trí thức cao, có kinh nghiệm thực tiễn, có tính đồng đội, nhiệt huyết, năng động, trẻ trung, kỷ luật tốt, đạo đức kinh doanh trung thực...thì hiện VCBS đã xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có đạo đức kinh doanh tốt và đƣợc đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp bài bản tại các quốc gia hàng đầu ở Mỹ, Anh, Pháp, ÚC, Nhật Bản..., và đội ngũ chuyên viên tốt nghiệp tại các trƣờng đại học có uy tín trong và ngoài nƣớc. Tính tới thời điểm này tổng số nhân sự của VCBS trên 220 ngƣời. Trong đó, 18% có học vị thạc sỹ, tiến sỹ; 75% đại học. Về cơ cấu nhân sự theo độ tuổi thì độ tuổi nhân sự bình quan của VCBS từ 25-28 tuổi, chiếm 80% trong tổng số. Dựa trên cơ cấu nhân sự trên cho thấy nguồn nhân lực của VCBS có trí thức cao, thể hiện độ chín cần thiết đối với ngƣời làm việc trong ngành tài chính. Có kinh nghiệm thực tiễn, nhiệt tình, năng động, trẻ trung và sự am hiểu kiến thức sâu rộng và một phong cách làm việc hiệu quả này VCBS sẽ giúp NĐT

có những cách nhìn khách quan, sâu rộng hơn về thị trƣờng, qua đó đƣa ra các quyết định đầu tƣ phù hợp và hiệu quả.

Nhƣ vậy, nguồn nhân lực của VCBS thể hiện cái sức mạnh tiềm tàng, nó chính là một lợi thế cạnh tranh trong việc tạo nên sự uy tín và niềm tin tƣởng của khách hàng vào đội ngũ nhân viên VCBS khi thực hiện các giao dịch của công ty.

4.4.1.3 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản

Bảng 4.5: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của VCBS

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 1 Cơ cấu tài sản %

Tài sản ngắn hạn/ tổng TS 94.70% 94.27%

Tài sản dài hạn/tổng TS 5.30% 5.73%

2 Cơ cấu nguồn vốn %

Nợ phải trả/Tổng NV 60.24% 73.82%

Vốn CSH/Tổng NV 39.76% 26.18%

3 Khả năng thanh toán Lần

Khả năng thanh toán hiện hành 1.57 1.28

Khả năng thanh toán nhanh 1.57 1.28

Khả năng thanh toán bằng tiền 1.35 1.13

4 Tỷ suất lợi nhuận %

Tỷ suất LNST/ Doanh thu thuần 6.05% 7.29%

Tỷ suất LNST/Tổng TS (ROA) 1.30% 0.34%

Tỷ suất LNST/VCSH (ROE) 3.27% 1.30%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 của VCBS[Phụ lục10])

Dựa vào Bảng 4.5, nhóm chỉ tiêu cân đối vốn của công ty có hệ số từ tài trợ năm 2011 là 26.18% nghĩa là trong tổng số nguồn vốn của công ty, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 26.18%. Hệ số này giảm 13.58% so với năm 2010 cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty trong năm 2011 không cao. Tỷ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn chiếm 73.82%, thực tế cho thấy tài sản của công ty đƣợc tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Trong năm công ty đi vay mƣợn nhiều hơn số vốn hiện có. Tuy nhiên dựa vào các hệ số khả năng thanh toán trên đều lớn hơn 1. Nghĩa là công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Hay việc sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả của công ty đã tạo ra đƣợc khả năng cạnh tranh mạnh so với các CTCK khác trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng vừa qua với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 1.3%.

Biểu đồ 4.4 dƣới đây thể hiện tỷ suất sinh lợi của VCBS so với các đối thủ cạnh tranh có mạng lƣới hoạt động trên địa bàn Đồng Nai. Đứng thứ 2 so với Kimeng, ORG và IVS.

ROE -16.56% 0.06% 1.55% 1.30% -20.00% -15.00% -10.00% -5.00% 0.00% 5.00% VCB S K im eng O RG IVS

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính của các công ty)

Biểu đồ 4.4: Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của VCBS-Kimeng-ORS-IVS 2011 4.4.1.4 Cơ sở hạ tầng công nghệ

“Công nghệ hiện đại là uy thế”

 Cổng thông tin

VCBS luôn cải tiến cập nhật những phiên bản website mới với một giao diện thân thiện cung cấp đầy đủ thông tin và những tiện ích cho khách hàng nhƣ các bản tin thị trƣờng, bình luận thị trƣờng của VCBS, thông tin của các công ty niêm yết, phân tích kỹ thuật... giúp cho các NĐT có nhiều cơ hộ nắm bắt thông tin thị trƣờng kịp thời và hiệu quả.

 Hệ thống giao dịch: VCBS cung cấp rất nhiều sự lựa chọn cho khách hàng nhƣ đặt lệnh trực tiếp tại sàn, giao dịch qua điện thoại, giao dịch

qua Internet, tra cứu kết quả giao dịch trên Internet... đáp ứng đƣợc các nhu cầu đa dạng trong giao dịch của khách hàng.

4.4.1.5 Khả năng phát triển thị trƣờng

Tận dụng lợi thế cạnh tranh về thƣơng hiệu và hệ thống Ngân hàng Vietcombank trên toàn quốc, hiện tại VCBS đã có hệ thống mạng lƣới rộng khắp các tỉnh, thành phố lớn trên cả nƣớc: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, An Giang, Vũng Tàu, Đồng Nai và các phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh khác. Đây chính là lợi thế để VCBS khẳng định vị thế trong việc chiếm lĩnh thị phần tạo thƣơng hiệu riêng của mình trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, với năng lực quan hệ đối ngoại tốt VCBS đã xây dựng mạng lƣới hợp tác với các đối tác trong nƣớc và các định chế tài chính quốc tế hoạt động trong nƣớc và quốc tế. Hiện nay, VCBS đang là đối tác tin cậy của rất nhiều định chế tài chính là các Ngân hàng trong nƣớc nhƣ Ngân hàng TMCP Eximbank, Ngân hàng phát triển đồng bằng Sông Cửu Long và các Ngân hàng nƣớc ngoài nhƣ Tập đoàn Citigroup, Ngân hàng HSBC, Standard Charterrd, Deustchebank, Ngân hàng Đầu tƣ ING...Các định chế tài chính này vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp dịc vụ cho VCBS. Nó chính là thế mạnh của VCBS so với các CTCK khác, giúp VCBS sử dụng đƣợc ƣu thế công nghệ và kinh nghiệm từ các đối tác, đồng thời giúp các bên trao đổi thông tin linh hoạt, nhanh chóng phục vụ cho việc mở rộng hoạt động và chất lƣợng dịch vụ tài chính tới nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

4.4.2 Phân tích môi trƣờng ngành 4.4.2.1 Sản phẩm dịch vụ cung cấp

Với mô hình hoạt động đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán, đƣợc phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. VCBS đã cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng mang lại nhiều lợi ích đến cho khách hàng cũng nhƣ đem về lợi nhuận lớn cho công ty. Các sản phẩm dịch vụ của

VCBS gồm: dịch vụ chứng khoán ( môi giới chứng khoán, giao dịch trực tuyến, lƣu ký chứng khoán...) và dịch vụ ngân hàng đầu tƣ ( tƣ vấn chuyển đổi doạnh nghiệp, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn niêm yết, mua bán sát nhập...)

4.4.2.2 Khách hàng

Với tôn chỉ “ Khách hàng là trọng tâm” và “Cùng khách hàng vƣơn tới sự thịnh vƣợng” VCBS luôn hƣớng tới mục tiêu cuối cùng là phục vụ tất cả các đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng. Để phân tích và đánh giá mức độ hài lòng cũng nhƣ thấu hiểu hành vi, nhu cầu của khách hàng từ đó VCBS đƣa ra cac giải pháp nhằm ngày càng nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng hơn thì tác giả tiến hành nghiên cứu bằng cách thực hiện phát phiếu khảo sát [Phụ lục 5]

đến khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của VCBS tại chi nhánh Đồng Nai. Tổng kết số lƣợng phiếu nhƣ sau:

Số phiếu phát ra: 135 phiếu

Số phiếu thực tế thu về: 130 phiếu

Số phiếu không hợp lệ : 5 phiếu

Số phiếu hợp lệ : 125 phiếu (đạt 92.59%)

Nhƣ vậy có 125 khách hàng đã tham gia cuộc khảo sát đạt yêu cầu. Số lƣợng mẫu là 125 > 100 [13]. Dựa vào số phiếu khảo sát thu về, kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS nhƣ sau:

Thống kê thông tin khách hàng tham gia cuộc khảo sát: Bảng 4.6: Thống kê mẫu theo giới tính

Tần Số Tần Suất (%) Tần Suất Hợp Lệ (%) Tần Suất Tích Lũy(%)

H

ợp Lệ

Nam 81 64.8 64.8 64.8

Nữ 44 35.2 35.2 100.0

Tổng 125 100.0 100.0

Bảng 4.6 cho thấy trong tổng số 125 khách hàng tham gia cuộc khảo sát, có 81 khách hàng là Nam chiếm tỷ lệ 64.8% và có 44 khách hàng là Nữ chiếm tỷ lệ 35.2%.

Bảng 4.7: Thống kê mẫu theo độ tuổi

Tần Số Tần Suất (%) Tần Suất Hợp Lệ (%) Tần Suất Tích Lũy(%)

H ợp Lệ Dƣới 20 5 4.0 4.0 4.0 Từ 20 đến 40 45 36.0 36.0 40.0 Từ 41 đến 60 59 47.2 47.2 87.2 Trên 60 16 12.8 12.8 100.0 Tổng 125 100.0 100.0

(Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 4/2012)

Bảng 4.7 cho thấy trong 125 khách hàng tham gia cuộc khảo sát thì khách hàng có độ tuổi từ 41 đến 60 đạt cao nhất với 59 khách hàng (chiếm tỷ lệ 47.2%), thứ nhì là nhóm khách hàng có độ tuổi từ 20 đến 40 là 45 khách hàng (chiếm tỷ lệ 36%), thứ 3 là nhóm khách hàng có độ tuổi trên 60 có 16 khách hàng (chiếm tỷ lệ 12.8%) và cuối cùng là nhóm khách hàng có độ tuổi dƣới 20 chiếm 5 khách hàng (tƣơng ứng với tỷ lệ 4.0%).

Nhƣ vậy, khách hàng VCBS tham gia vào kênh đầu tƣ chứng khoán chủ yếu là Nam (chiếm 64.8%) và đa số ở độ tuổi thanh niên, trung niên đã có nghề nghiệp khá ổn định và thu nhập tƣơng đối cao. Ngoài ra, qua khảo sát về thời gian tham gia đầu tƣ chứng khoán đƣợc biết phần lớn khách hàng đã tham gia giao dịch CK kể từ khi VCBS thành lập chi nhánh tại Đồng Nai. Chỉ một phần nhỏ chiếm trong 36% nhóm khách hàng có độ tuổi từ 20 – 40 và 4.0% nhóm khách hàng dƣới 20 tuổi là mới mở tài khoản và giao dịch chứng khoán tại công ty.

Với một thị trƣờng luôn có những đối thủ cạnh tranh, điều này buộc VCBS phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và không ngừng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới đa dạng hơn giúp khách hàng giao dịch thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn, đảm bảo an toàn bảo mật, uy tín hơn để “giữ chân” đƣợc

các NĐT và ngày càng thu hút giới đầu tƣ trẻ tham gia giao dịch chứng khoán tại công ty.

Phân tích các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng với sản phẩm dịch vụ của VCBS

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Dựa trên kết quả bảng phân tích nhân tố lần 6[Phụ lục 7] thì 16 biến đƣợc rút trích sau khi phân tích nhân tố, tƣơng ứng 7 biến biến quan sát bị loại (TC6,TT10,TT15, PT19, NV21, NV24 và HA30). Đồng thời 16 biến rút trích này góp phần giải thích đƣợc khoảng 67.666% sự biến thiên của các biến quan sát. Để xác định mối tƣơng quan giữa các biến với nhau ta đặt giả thuyết sau:

H0: Các biến quan sát không có mối tương quan với nhau

Hr: Tồn tại mối tương quan giữa các biến quan sát

Bảng 4.8 : Hệ số KMO và mức kiểm định Bartlett's lần 6

Hệ số đo lƣờng sự tƣơng quan mẫu – KMO . 0.588

Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 351.565

Df 120

Sig. 0.000

(Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 4/2012)

Nhìn vào bảng 4.8 ta nhận thấy: hệ số KMO = 0.588 > 0.5  Thỏa điều kiện phân tích nhân tố. Và đồng thời mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s có Sig = 0.000 < 0.05 (Chọn mức ý nghĩa α = 0.05 (5%) tương ứng với độ tin cậy 95%. )  Bác bỏ H0, chấp nhận Hr. Có nghĩa là tồn tại mối tương quan giữa các biến quan sát với nhau

Bảng 4.9: Ma trận xoay nhân tố lần 6 Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 G27 .879 G28 .809 G26 .694 TC8 .833 TC5 .771 TC7 .579 HA31 .869 HA32 .758 TT14 .836 TT13 .720 NV23 .743 NV22 .722 TT12 .754 TT16 .722 PT18 .741 TT11 .709

(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý tháng 4/2012)

Nhìn Bảng 4.9 ta rút ra đƣợc 16 câu hỏi (biến quan sát), phân thành 7 nhóm nhân tố. Mỗi nhóm đều có Eigenvalues >1, đồng thời tổng phƣơng sai trích là 67.666% > 50%  Thang đo đƣợc chấp nhận. Hay 16 biến quan sát này có ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với VCBS, tác giả đặt tên các nhóm nhƣ Bảng 4.10 nhƣ sau:

Bảng 4.10: Ký hiệu và đặt tên cho các nhóm Kí hiệu Đặt tên nhóm Các biến

F1 Phí giao dịch G26, G27, G28

F2 Độ tin cậy TC5, TC7, TC8

F3 Hình ảnh và Marketing HA31, HA32

F4 Nhân viên NV22, NV23, NV24

F5 Sự thuận tiện TT13, TT14

F6 Phƣơng thức giao dịch TT12, TT16

Kiểm định độ tin cậy của thang đo:

Nhìn bảng 4.11, ta tiến hành kiểm định thang đo lần 1 cho các nhóm sau:

Nhóm F1: Ta thấy Cronbach Alpha = 0.766 > 0.6, đồng thời các

biến đều có hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên nhóm F1 đạt độ tin cậy để phân tích. Tuy nhiên dựa vào lý thuyết, tác giả sẽ loại biến G26 nhằm mục đích để nâng hệ số Cronbach Alpha ở nhóm F1 lên 0.797 > 0.766.

Nhóm F2: Ta thấy Cronbach Alpha = 0.609 > 0.6 đồng thời các

biến đều có hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên nhóm F2 đạt độ tin cậy để phân tích. Tuy nhiên dựa vào lý thuyết, tác giả sẽ loại biến TC7 nhằm mục đích để nâng hệ số Cronbach Alpha ở nhóm F1 lên 0.668 > 0.609.

Nhóm F3: Ta thấy Cronbach Alpha = 0.655 > 0.6 đồng thời

các biến đều có hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên nhóm F3 đạt độ tin cậy để phân tích.

Nhóm F4: Ta thấy Cronbach Alpha = 0.448 < 0  F4 không đạt độ tin cậy  Loại nhóm F4.

Nhóm F5: Ta thấy Cronbach Alpha = 0.365 < 0.6  F5 không đạt độ tin cậy  Loại nhóm F5.

Nhóm F6: Ta thấy Cronbach Alpha = 0.398 < 0.6  F6 không đạt độ tin cậy  Loại nhóm F6.

Nhóm F7: Ta thấy Cronbach Alpha = 0.247 < 0.6  F7 không

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam tại đồng nai (Trang 49 - 98)