Theo mô hình Kim cƣơng của nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Michael Porter có ít nhất 5 nhóm chỉ tiêu tác động tới khả năng cạnh tranh của DN: (1) cƣờng độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại, (2) nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ tiềm ẩn, (3) mối đe dọa từ các sản phẩm dịch vụ thay thế, (4) quyền lực thƣơng lƣợng của khách hàng và (5) quyền lực thƣơng lƣợng của nhà cung ứng .
(Nguồn:Michael E.Porter - Trang 4 [14])
Hình 2.1: Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
Theo tiếp cận truyền thống những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh đƣợc dựa trên mô hình của James Crag và Robert Grant [10] , là sự kết hợp cả quan điểm của tổ chức công nghiệp và quan điểm dựa trên nguồn lực.
( Nguồn: Craig and Rober Grant (1993)- Trang 63 [10] )
Sơ đồ 2.6: Những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
Năng lực tài chính Nguồn nhân lực Sản phẩm dịch vụ cung cấp Cơ sở hạ tầng công nghệ NĂNG LỰC CẠNH TRANH Khả năng phát triển thị trƣờng Các chỉ tiêu tài chính CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM THAY THẾ NHÀ CUNG ỨNG CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH
Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
Quyền lực thƣơng lƣợng của khách hàng
Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế Quyền lực thƣơng lƣợng từ nhà cung ứng Nguy cơ đe dọa từ các đối thủ ngành
Năng lực tài chính: thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động vốn,
hiệu quả sử dụng vốn và năng lực quản trị tài chính trong DN, là tiền đề cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ, phản ánh sức mạnh kinh tế của DN. Vì vậy, DN cần phải củng cố và phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay dƣới nhiều hình thức.
Nguồn nhân lực: Một DN hoạt động bất kỳ một lĩnh vực nào thì nguồn
nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của DN. Đối với CTCK nói riêng một đội ngũ chuyên viên có năng lực, chuyên môn giỏi, và dày dặn kinh nghiệm là một tài sản vô hình tạo nên sức mạnh tiềm tàng của công ty.
Sản phẩm dịch vụ cung cấp: Sản phẩm dịch vụ là kết quả của mọi quá
trình quyết định đến sự vận hành và phát triển của mọi CTCK. Mọi dịch vụ hiện đại, nhiều tính năng, chi phí ƣu đãi quyết định đến mức hài lòng tạo nên sự thu hút của khách hàng đối với công ty. Đó là sự khác biệt của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Cơ sở hạ tầng công nghệ: đánh giá mức độ và hiệu quả của việc áp dụng
các tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin phát triển các phần mềm hiện đại phục vụ cho nhu cầu phong phú cho khách hàng.
Khả năng phát triển thị trƣờng: Chỉ tiêu này phản ánh thị phần của
CTCK so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Thị phần của công ty cho biết khả năng chiếm giữ thị trƣờng của một CTCK thông qua tỷ lệ phần trăm của từng CTCK so với tổng thể. Từ đó đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty so với các công ty khác.
Nhóm chỉ tiêu tài chính [Phụ lục 3]: bao gồm các chỉ tiêu về lợi nhuận, tính thanh khoản và mức độ sinh lời của công ty...Nhóm chỉ tiêu này sẽ giúp CTCK đánh giá đƣợc năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ cạnh tranh qua các thời kỳ.