Đánh giá về khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng la villa (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

d. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng LaVilla

2.2.2.2 Đánh giá về khả năng thanh toán

Bảng 2.12: Chỉ số tài chính liên quan đến khả năng thanh toán ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

TSLĐ Đồng 7,070,564,222 7,958,998,097 9,783,286,869 HTK Đồng 1,692,101,286 911,524,102 355,779,451 NNH Đồng 2,340,865,731 3,949,423,184 4,914,617,006 Tổng nợ Đồng 2,494,865,731 4,129,423,184 5,114,617,006 TTS Đồng 7,141,037,447 8,634,494,901 10,491,988,722 LNTT&LV Đồng 1,857,982,811 2,313,253,578 3,880,143,417 CPLV Đồng 57,458,573 67,433,853 74,365,620

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh 33

Bảng 2.13: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Chỉ số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Biến động(±) 2012/2011 2013/2012 Tỷ số thanh khoản hiện thời Lần 3.02 2.02 1.99 -1 -0.03 Tỷ số thanh khoản nhanh Lần 2.30 1.78 1.92 -0.52 0.14 Tỷ số nợ so với TTS Lần 0.36 0.49 0.50 0.13 0.01

Tỷ số trang trải lãi

vay Lần 32.34 34.30 52.18 1.97 17.87

(Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của nhà hàng La Villa)

Đánh giá:

Tỷ số thanh khoản hiện thời: ta thấy rằng tỷ số thanh khoản hiện thời giảm

rõ rệt qua mỗi năm. Nếu năm 2011 tỷ số này là 3.02 thì sang năm 2012 tỷ số giảm

đi 1, chỉ còn 2.02, đến năm 2013 chỉ còn 1.99. Điều này cho thấy khả năng thanh

toán nợ ngắn hạn của nhà hàng giảm đi đáng kể. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn

tăng nhiều trong khi tài sản lưu động chỉ tăng vọt rất ít. Tỷ số này cho biết với 1

đồng NNH thì nhà hàng có 3.02 đồng TSLĐ năm 2011, 2.02 đồng TSLĐ năm 2012

và 1.99 đồng TSLĐ năm 2013 sẵn sàng thanh toán.

Tuy tỷ số này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn nhưng nhà hàng cần phải quan tâm hơn.

Tỷ số thanh khoản nhanh: cũng giống như tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ

số thanh khoản nhanh cũng có xu hướng giảm. Cao nhất vẫn là năm 2011 với 2.39,

đến năm 2012 tỷ số này giảm còn 1.78. Đến năm 2013 tỷ số này có chuyển biến

tăng nhẹ 1.92.

Ta thấy được với 1 đồng NNH nhà hàng có 2.39 đồng năm 2011, 1.78 đồng năm 2012, 1.92 đồng năm 2013 (đã trừ khoản hàng tồn kho) sẵn sàng thanh toán.

Tỷ số nợ so với TTS: tỷ số này có xu hướng tăng. Năm 2011 tỷ số này là

0.36, sang đến năm 2012 tỷ số này tăng 0.13 lên mức 0.49, và đến năm 2013 tỷ số này ở mức 0.50 tăng 0.01 so với năm 2012. Hay nói cách khác, với 1 đồng tài sản của nhà hàng thì có 0.36 đồng nợ góp vào trong năm 2011, 0.49 đồng nợ góp vào

34 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh trong năm 2012, và 0.50 đồng nợ góp vào trong năm 2013. Như vậy, thành phần nợ

tham gia vào vốn kinh doanh đang ngày càng tăng, điều này làm khả năng tự chủ về mặt tài chính của nhà hàng giảm đi rất nhiều.

Tỷ số trang trãi lãi vay: nhìn chung, tỷ số này có xu hướng tăng qua mỗi

năm cho thấy nhà hàng đủ khả năng thanh toán lãi vay nhanh chóng. Nói một cách ngắn gọn, năm 2011 tỷ số này là 32.34, sang đến năm 2012 tỷ số này tăng lên 34.30 lần tăng 1.97 lần, đến năm 2013 tỷ số này là 52.18 lần tăng 17.87 lần.

 Tóm lại, qua các phân tích trên ta thấy rằng khả năng thanh toán của nhà hàng là khá tốt, nhưng lại khá biến động, thành phần nợ tham gia vào vốn đầu tư có xu hướng tăng. Nhà hàng cần chú ý điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhà hàng la villa (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)