Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất ·····································································

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 33 - 35)

1.3 Nguyên tắc xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ···················

1.3.4 Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất ·····································································

22 PPP có thể được áp dụng bằng nhiều cơng cụ từ các quy định luật pháp trực tiếp đến thuế và phí (OECD, 1975).

Mơi trường với đặc thù của mình, khơng có sự phân biệt về địa giới địa lý hoặc hành chính. Một dịng sơng, một dãy núi có thể trải dài trên nhiều đơn vị hành chính và bất kể một hành vi nào ảnh hưởng đến mơi trường đều có thể ảnh hưởng chung đến cả cộng đồng. Chính vì vậy, ngun tắc này cho rằng môi trường là một thể thống nhất, không của riêng cá nhân, tổ chức nào. Khoản 2 điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định “Bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của tồn xã hội,

quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”. Có

thể nói, nguyên tắc này là một trong những định hướng quan trọng của quá trình ban hành chính sách, pháp luật và thực thi các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên thực tế. Nguyên tắc này yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm đối với vấn đề bảo vệ mơi trường. Vì vậy, ngun tắc cũng đặt ra những yêu cầu cụ thể cho công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Trước hết, nguyên tắc này có nghĩa là trên phạm vi tồn cầu các quốc gia cần phải có sự hợp tác để bảo vệ mơi trường chung. Trong phạm vi quốc gia, việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm phải đặt dưới sự quản lý thống nhất của trung ương theo hướng hình thành cơ chế mang tính liên vùng, bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương. Thứ hai, cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn bản quy phạm pháp luật trong việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên cơ sở phù hợp với bản chất của từng trường hợp gây ô nhiễm. Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm như luật bảo vệ môi trường, các nghị định, thông tư hướng dẫn của từng bộ, từng ngành… phải đặt trong một chỉnh thể thống nhất. Đồng thời, trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh vực phải đảm bảo phù hợp theo hướng quy việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường về một đầu mối: ở trung ương là chính phủ, ở địa phương là uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành pháp luật yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, giữa các địa phương và người dân. Chỉ khi các bên liên quan đến một cơ sở gây ô nhiễm môi trường nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình thì cơng tác phối hợp để xử lý mới có thể thực hiện tốt. Điển hình là trường hợp kênh Ba Bò giữa địa bàn tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tượng ơ nhiễm kênh Ba Bị xuất phát từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhưng những hộ gia đình tại quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh mới là người chịu hậu quả trực tiếp nhất. Trong khi Bình Dương chưa xử lý dứt điểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ơ nhiễm kênh này, thì thành phố Hồ Chí Minh lại vướng mắc trong quá trình giải toả, đền bù cho dự án cải tạo kênh. Chính sự thiếu phối hợp giữa địa phương quản lý nguồn gây ơ nhiễm chính là Bình

Dương, với địa phương hạ nguồn kênh là thành phố Hồ Chí Minh đã khiến kênh Ba Bị tuy ô nhiễm nhiều năm nhưng dự án cải tạo kênh lại triển khai chậm chạp.

Như vậy, nguyên tắc này đòi hỏi một cơ chế phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bên liên quan nhằm xử lý hiệu quả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Sự phối hợp cần được thực hiện hiệu quả theo địa phương, theo từng ngành, đồng thời trách nhiệm về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường sẽ không chỉ thuộc về cơ quan nhà nước mà cịn thuộc về người dân, cơ sở gây ơ nhiễm và cả cộng đồng. Đây có thể xem là một định hướng quan trọng trong q trình ban hành các quy định pháp luật, chính sách liên quan đến xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)