Thực hiện kế hoạch xử lí ············································································································

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 68 - 71)

2.2 Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

2.2.3Thực hiện kế hoạch xử lí ············································································································

Sau 9 năm thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã đạt được những kết quả quan trọng. Một số lượng lớn các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được xử lý triệt để. Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, đến tháng 07 năm 2012 tổng số kinh phí đầu tư cho xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là 4.831,270 tỷ đồng, Trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải tiến hành xử lý dứt điểm trong giai đoạn 1 (2003-2007), đã có 370 cơ sở đã hồn thành các biện pháp xử lý, khơng cịn gây ơ nhiễm mơi trường (chiếm 84,3%). Các cơ sở khác mới phát sinh phải xử lý triệt để trong giai đoạn 2 (2008-2012) đến nay chỉ cịn 372 cơ sở gây ơ nhiễm môi trường đang tiến hành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Đây là một nỗ lực rất lớn của các địa phương, Bộ, Ngành. Nhưng tính đến tháng 07 năm 2012, vẫn còn 3 tỉnh là Đắk Nơng, Hà Nam và Hưng n chưa có cơ sở nào được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Ngoài ra, cả nước lại làm phát sinh mới hơn 3.800 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

khác.36 Với nhiều biện pháp kết hợp hiệu quả, qua nhiều năm, có thể thấy hệ thống

cơ chế chính sách về xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bước đầu được hình thành, phát triển và ngày càng hoàn thiện; nhận thức trách nhiệm của cơ quan quản lý môi trường các cấp và doanh nghiệp được nâng cao. Từ năm 2007 đến nay, nhiều địa phương, bộ ngành không phát sinh thêm cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như Bộ quốc phòng, các tỉnh Bạc Liêu, Bắc Giang, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh....

 Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quyết

định 64/2003/QĐ-TTg

36 Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), Báo cáo tóm tắt Kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện Quyết định

số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2010 và định hướng xây dựng Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, Tài liệu trình bày tại Hội nghị trực tuyến

kiểm điểm, đánh giá tình thực hiện quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Hà Nội, tr.3.

Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được đề cập tại Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, đã có nhiều cơ sở trong số này chủ động đầu tư, xử lý ơ nhiễm, khơng cịn gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Một số cơ sở do sức ép cạnh tranh, do áp lực của cộng đồng và xã hội vì hành vi gây ơ nhiễm đã buộc phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc chuyển đổi loại hình sản xuất khơng cịn gây ơ nhiễm mơi trường. Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được nêu trên, việc xử lý các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế. Việc xử lý triệt để đối với 439 cơ sở có tên tại Phụ lục 1 và 2 của Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg vẫn chưa hoàn thành theo tiến độ đề ra. Cho đến nay vẫn còn các cơ sở đang triển khai xử lý ô nhiễm. Hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Về nguyên nhân khách quan, ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu các năm 2008 - 2009 khiến nhiều doanh nghiệp, cơ sở gặp khó khăn, làm cho việc đầu tư cơng tác xử lý ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, do trình độ cơng nghệ xử lý triệt để ơ nhiễm mơi trường hiện nay ở nước ta cịn ở mức thấp nên nhiều cơ sở gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, tiếp cận với các mơ hình cơng nghệ phù hợp. Một số địa phương có cơ sở gây ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng được đưa vào danh sách cịn thiếu tích cực, chủ động tìm kiếm nguồn vốn, cịn có tư tưởng ỷ lại, trơng chờ vào vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Việc xử lý ô nhiễm tại một số loại hình cơ sở đặc thù như: bãi rác, bệnh viện, xử lý ô nhiễm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề cịn gặp khơng ít khó khăn, bất cập do tính đặc thù các loại hình cơ sở này.

Về nguyên nhân chủ quan, trước khi Nghị định 117/2009/NĐ-CP ra đời, hành vi không thực hiện đúng kế hoạch, biện pháp khắc phục đã được phê duyệt của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg khơng được coi là vi phạm hành chính và hầu như không bị xử lý. Đến Nghị định 117/2009/NĐ-CP, hành vi không thực hiện kế hoạch xử lý môi trường trong thời hạn được duyệt sẽ phải áp dụng các hình thức xử phạt và khắc phục hậu quả theo quy định như đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động,…(Điều 48 của Nghị định 117/2009/NĐ-CP).

 Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được đưa

vào danh sách sau quyết định 64/2003/QĐ-TTg

Hành vi gây ô nhiễm nghiêm trọng của các cơ sở đưa vào danh sách sau khi có quyết định 64/2003/QĐ-TTg sẽ bị xử lý với ý nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện một cơ sở có hành vi gây ơ nhiễm nghiêm trọng theo tiêu chí của Thông tư 07/2007/TT-BTNMT và sau này là thông tư 04/2012/TT-BTNMT, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm hình thức

xử phạt chính như cảnh cáo, phạt tiền, các hình thức xử lý khác theo quy định tại điều 4 Nghị định 117/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phát sinh sau quyết định số 64/2003/QĐ-TTg vẫn tồn tại nhiều hạn chế.

Các cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ sở thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tuy đã được ban hành song còn chậm được triển khai. Một số văn bản về chính sách đất đai đã bộc lộ hạn chế, dẫn đến chính quyền các địa phương gặp nhiều khó khăn khi phải bố trí đất di dời cho các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc đa dạng hóa các nguồn vốn cho công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tuy đã được thực hiện, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng vẫn cịn khó tiếp cận với nguồn vốn vay. Việc hỗ trợ chuyển giao công nghệ xử lý ơ nhiễm cho cơ sở cịn hạn chế dẫn đến nhiều cơ sở vẫn cịn lúng túng trong việc tìm kiếm cơng nghệ xử lý.

Trước ngày 01 tháng 3 năm 2010, việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được áp dụng chủ yếu theo Nghị định số 81/2006/NĐ-CP, mức phạt thấp chưa có tính răn đe; đặc biệt, thiếu các quy định về biện pháp xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khơng hồn thành đúng tiến độ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Do đó, việc xử lý đối với các cơ sở này trong thời gian qua còn gặp nhiều lúng túng, chưa triệt để. Vấn đề này chỉ đã được khắc phục tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP. Tuy vậy, nghị định này sau gần 04 năm triển khai thực hiện cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế đã được tác giả phân tích ở phần trên đòi hỏi phải được kịp thời sửa đổi, bổ sung.

Trong khi đó, nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân, các nhà quản lý, các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng vẫn cịn nhiều hạn chế. Vẫn còn một số Bộ, ngành, địa phương thiếu tích cực, chủ động trong việc tổ chức xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc trách nhiệm quản lý của mình. Ví dụ như trong năm 2010, một số địa phương không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở cơng ích gây ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng chậm hoàn thành xử lý triệt để theo biên bản vi phạm hành chính do các đồn thanh tra, kiểm tra của Bộ tài nguyên và môi trường lập như: Đà Nẵng, Phú n, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Trị. Ngồi ra, mặc dù Luật bảo vệ môi trường 2005 đã xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của các cá nhân có thẩm quyền trong xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nhưng lại chưa đưa ra những hình thức xử lý trong trường hợp người có thẩm quyền không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao. Trên thực tế hầu như tình trạng vi

phạm những quy định về xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của người quản lý không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 68 - 71)