Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự ·········································································

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 57 - 60)

2.1 Thực trạng pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ···········

2.1.2Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự ·········································································

Bên cạnh khả năng bị xử lý vi phạm hành chính, các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy

32

định 10 hành vi phạm tội về mơi trường, sau đó, năm 2009, dưới tình hình tội phạm về mơi trường ngày càng phức tạp, Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế và bãi bỏ một số điều luật. Hiện nay, đã có 11 hành vi phạm tội được quy định về vấn đề này tại chương XVII của bộ luật. Là luật chi tiết và khơng có điều khoản hướng dẫn thi hành, mỗi điều khoản về tội phạm mơi trường trong Bộ luật hình sự đều xác định hành vi phạm tội, căn cứ truy cứu hình sự, định khung và định hình tương ứng với ba mức độ hậu quả gây ra. Từ khi được ra đời đến nay, chưa có bất kỳ trường hợp vi phạm của cơ sở gây ô nhiễm môi trường nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sau khi được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009, Bộ luật hình sự vẫn tồn tại nhiều bất cập khiến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mơi trường cịn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như một số hành vi bị nghiêm cấm trong Điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 vẫn chưa được bổ sung trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2009 như: hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép; hành vi cản trở hoạt động bảo vệ mơi trường...chính vì vậy, đã phần nào làm giảm sức mạnh của việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, khi đề cập đến sửa đổi quan trọng nhất của Bộ luật hình sự đối với các quy định về tội phạm môi trường, cần đề cập đến việc các nhà lập pháp đã gộp các Tội gây ô nhiễm khơng khí, Tội gây ơ nhiễm nguồn nước, Tội gây ô nhiễm đất thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182 Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Điều 182 quy định:

“1. Người nào thải vào khơng khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a. Có tổ chức;

b. Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Về bản chất, cấu thành tội phạm của tội gây ô nhiễm môi trường đã được sửa đổi khác so với cấu thành tội phạm của ba hành vi gây ô nhiễm môi trường trong Bộ luật hình sự năm 1999 chưa được sửa đổi, bổ sung. Đó là bỏ đi dấu hiệu “đã bị xử

phạt hành chính mà cịn vi phạm”. Chỉ cần việc xả thải ra mơi trường nước, khơng

khí và đất “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác” thì hành vi đã cấu thành tội phạm. Đây rõ ràng là một tiến bộ vượt bậc

về mặt lập pháp, khắc phục được hạn chế về cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự các cá nhân gây ơ nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc áp dụng Điều 182 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 vẫn còn khá nhiều vướng mắc. Trước hết, dấu hiệu về mặt khách quan của Tội gây ô nhiễm mơi trường là phải có hành vi “thải vào khơng khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ”. Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi kèm theo một

trong ba trường hợp sau:

- Vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng, hoặc;

- Làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, hoặc; - Gây hậu quả nghiêm trọng.

Hiện nay, vẫn chưa có văn bản quy định rõ mức vượt quá quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam bao nhiêu lần thì được coi là mức độ nghiêm trọng và như thế nào thì được coi là làm cho môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, hoặc thế nào là gây hậu quả

nghiêm trọng khác. Ta không thể đồng nhất được khái niệm “làm môi trường bị ô

nhiễm nghiêm trọng” được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ

sung năm 2009 và khái niệm “cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” trong

Thơng tư 04/2012/TT-BTNMT về “Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm

môi trường, gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng”. Ngồi văn bản này ra, chưa có

một văn bản nào khác hướng dẫn thế nào là “thải vào khơng khí, nguồn nước, đất

các chất gây ơ nhiễm mơi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng, làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đó là chưa kể, tại điểm b khoản 2 điều 182 Bộ luật hình sự có quy định:

“Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác” hay tại điều 182a quy định về quản lý chất thải

nguy hại, điều 182b tội vi phạm quy định về phịng ngừa sự cố mơi trường nhưng chưa có quy định mức như thế nào được coi là làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, đến nay chưa có vi

phạm pháp luật nào về 2 tội danh này bị xử lý hình sự. Điều 185 quy định tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam, khoản 1 điều này quy định: Người nào lợi dụng việc nhập khẩu cơng nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm nhưng thực tế lại chưa có quy định số lượng chất thải đưa

vào bao nhiêu thì được coi là số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng tới mức phải xử lý hình sự…Như vậy, Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã thiếu các điều khoản “định lượng” về hậu quả của tội phạm về môi trường. Do vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng rất khó để có thể khởi tố về Tội gây ơ nhiễm mơi trường vì khơng có cơ sở pháp lý một cách rõ ràng. Về tình tiết “gây hậu quả

nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, hiện tại, có một số văn bản hướng dẫn đối với từng nhóm tội phạm trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

từng lĩnh vực cụ thể như hướng dẫn đối với các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình, các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Tuy nhiên, không thể lấy “hậu quả” đã được hướng dẫn đối với các tội phạm trong các lĩnh vực khác để áp dụng cho Tội gây ô nhiễm môi

trường33. Mặc dù hầu hết các tội trong chương XVII đã bỏ quy định về “đã bị xử

phạt vi phạm hành chính”. Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc của Bộ luật

hình sự Việt Nam là “cá thể hố trách nhiệm hình sự”. Bộ luật hình sự nước ta chỉ quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, không áp dụng cho các đối tượng là các tổ chức, cơng ty, tập đồn có tư cách pháp nhân. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn Vedan là điển hình, mặc dù gây ơ nhiễm mơi trường đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến đời sống hàng ngàn hộ dân nhưng cơ quan nhà nước chỉ có thể xử lý hành chính cơng ty này. Chính quy định này cũng khiến việc truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 57 - 60)