Lên kế hoạch xử lý ························································································································

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 65 - 68)

2.2 Thực trạng pháp luật về xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

2.2.2Lên kế hoạch xử lý ························································································································

Sau khi xem xét danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, việc quyết định danh sách và lên kế hoạch xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là vơ cùng quan trọng, địi hỏi các biện pháp xử lý phải phù hợp với tính chất, mức độ gây ơ nhiễm, vị trí, vai trị của từng cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Hiện nay ở Việt Nam, việc xử lý các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng có sự phân hóa theo thời điểm xác lập Danh sách, cụ thể là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xác định trong QĐ 64/2003/QĐ-TTg và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong danh sách xác lập hàng năm.

 Đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xác định

trong QĐ 64/2003/QĐ-TTg

Đối với các cơ sở gây ô nhiễm được xác định trong QĐ 64/2003/QĐ-TTg, chúng ta đã xây dựng được kế hoạch thực hiện với mục tiêu, bước đi cụ thể như sau: Giai đoạn I (2003-2007): Tập trung xử lý triệt để 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nêu tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này, trong

đó: Từ năm 2003 đến năm 2005, tập trung xử lý ngay 51 cơ sở gây ô nhiễm môi

trường đặc biệt nghiêm trọng, gồm: 29 cơ sở sản xuất kinh doanh, 03 khu tồn lưu chất độc hoá học, 01 kho bom do chiến tranh để lại, 15 kho thuốc bảo vệ thực vật và 03 bãi rác (Phụ lục 1). Đồng thời khẩn trương xây dựng kế hoạch, tiến hành xử lý và hoàn thành việc xử lý 388 cơ sở gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng cịn lại của giai đoạn I (Phụ lục 2), bao gồm: Đổi mới và nâng cấp cải tạo công nghệ tại 55

cơ sở sản xuất kinh doanh; Xây dựng cơng trình xử lý chất thải tại 200 cơ sở sản xuất kinh doanh; Khống chế ô nhiễm, nâng cấp cải tạo và xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm tại 49 bãi rác cũ và bãi rác đang sử dụng; Xử lý ô nhiễm môi trường tại 84 bệnh viện.

Giai đoạn II (2008-2012): Trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm việc xử lý của giai đoạn 2003-2007, tiến hành đồng bộ các biện pháp, tiếp tục xử lý triệt để 3.856 cơ sở gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng cịn lại.

Về biện pháp xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm, QĐ 64/2003/QĐ-TTg đưa ra những biện pháp cụ thể cho từng cơ sở như: Di chuyển địa điểm (bao gồm di chuyển tồn bộ hoặc một phần); Thay đổi cơng nghệ; Di chuyển địa điểm đồng thời đầu tư công nghệ và thiết bị xử lý; Di dời hoặc khống chế ơ nhiễm; Đình chỉ hoạt động chờ hồn thành công tác khống chế ô nhiễm;

 Đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xác định

trong danh sách xác lập hàng năm

Về trách nhiệm và thẩm quyền quyết định danh sách và lên kế hoạch xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được quy định tại điểm c, d khoản 3 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 như sau:

“c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan quyết định danh sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền quản lý;

d) Bộ tài ngun và mơi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có quy mô vượt quá thẩm quyền hoặc khả năng xử lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

Tuy nhiên cho đến trước ngày 01/03/2013, vì chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể thế nào là “các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng có quy mơ

vượt quá thẩm quyền hoặc khả năng xử lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh”, dẫn đến nhiều địa phương, Bộ, ngành

không hiểu hoặc hiểu khơng thống nhất trong q trình triển khai thực hiện. Vì vậy, nhiều địa phương đã đề nghị có hướng dẫn cụ thể, để thống nhất thẩm quyền quyết định danh sách, biện pháp xử lý đối với các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường trong q trình thực hiện. Với u cầu đó, ngày 14/01/2013, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 04/2013/QĐ-TTg về thẩm quyền quyết định danh mục và biện pháp

xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/3/2013, Điều 2 Quyết định nêu rõ

“1. Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục và biện pháp xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau đây:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện, bãi chôn lấp chất thải rắn, khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được Bộ tài nguyên và môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện, bãi chôn lấp chất thải rắn, khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc đối tượng phải lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ tài nguyên và môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về đánh giá mơi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

c) Cơ sở giam giữ (trại giam, trại tạm giam), cải tạo phạm nhân; các Trường giáo dưỡng, Trung tâm giáo dưỡng; Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ thuộc lực lượng công an nhân dân; các đơn vị huấn luyện quân sự; các cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự;

d) Cơ sở bảo trợ xã hội, Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội do Bộ lao động - thương binh và xã hội quản lý.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định danh mục và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với các cơ sở trên địa bàn quản lý, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này”.

Như vậy, thẩm quyết quyết định danh sách và lên kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được nêu rõ.

Khác với việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong danh sách của Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, việc xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phát sinh sau này thiên về hướng coi hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là hành vi vi phạm pháp luật và phương án, kế hoạch xử lý mang tính cá biệt cho từng trường hợp cụ thể, biện pháp xử lý thường đồng thời là hình thức chế tài. Trên cơ sở điều 49 của Luật bảo vệ môi trường 2005, Nghị định 117/2009/NĐ-CP đã dành toàn bộ Chương 3 để quy định về việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong danh sách hoặc cơ sở thuộc đối tượng là cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng theo tiêu chí của Bộ tài nguyên và

môi trường với những biện pháp xử lý cụ thể như tạm đình chỉ hoạt động, công khai thông tin, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cưỡng chế, di dời, đình chỉ hoạt động…. Những biện pháp áp dụng tại Chương 3 của Nghị định 117/2009/NĐ-CP áp dụng trực tiếp cho các cơ sở gây ô nhiễm môi trường phát sinh sau Quyết định 64/2003/QĐ - TTg và cả những cơ sở nằm trong danh sách của Quyết định 64/2003/QĐ-TTg nếu chúng không thực hiện các biện pháp xử lý đã được phê duyệt.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 65 - 68)