Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ·······································································

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 30 - 33)

1.3 Nguyên tắc xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ···················

1.3.3 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ·······································································

Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (Polluter Pays Principle - PPP) là một trong những nguyên tắc quan trọng trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường. Nguyên tắc được xuất phát từ việc coi môi trường là một loại hàng hố đặc biệt, vì nó mang tính cộng đồng và không thuộc sở hữu của bất kỳ ai. Vì vậy, khi bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào khai thác, sử dụng những

thành phần của mơi trường thì đều phải trả tiền dưới những hình thức khác nhau.

Chủ thể phải trả tiền là những chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Theo đó, hành vi “khai thác, sử dụng” bao gồm cả những hành vi khai thác, sử

dụng hợp pháp và khơng hợp pháp. Mục đích của ngun tắc này là nhằm đảm bảo sự cơng bằng trong q trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Bởi khi tài nguyên thiên nhiên, môi trường bị ảnh hưởng, xấu đi thì tồn thể cộng đồng, đều phải gánh chịu những hậu quả xấu. Chi phí để khắc phục tình trạng ơ nhiễm hầu hết đều được lấy từ nguồn quỹ công, từ sự đóng góp của tất cả cộng đồng. Áp dụng nguyên tắc này sẽ trực tiếp đánh vào lợi ích kinh tế của các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Từ đó, làm cho các chủ thể phải cân nhắc giữa lợi ích từ việc khai thác, sử dụng mơi trường và thiệt hại về mặt kinh tế phải gánh chịu.

Cần phân biệt khái niệm “gây ô nhiễm” trong nguyên tắc này với khái niệm ô nhiễm trong luật bảo vệ môi trường năm 2005. Khi nói đến PPP, gây ơ nhiễm mơi trường được hiểu theo nghĩa rộng tức là gây ô nhiễm trong phạm vi khuôn khổ pháp

luật cho phép bằng cách khai thác và sử dụng tài nguyên, thiên nhiên20. Trong khi

đó, gây ơ nhiễm trong luật bảo vệ môi trường năm 2005 là những hành vi trái với quy định của pháp luật về môi trường. Như vậy khái niệm gây ô nhiễm trong nguyên tắc PPP rộng hơn khái niệm gây ô nhiễm theo luật. Khi đề cập đến việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, thông thường chỉ đề cập đến các hành vi trái

20 Xem thêm Võ Trung Tín (2010), “Trao đổi về nguyên tắc người gây ơ nhiễm phải trả tiền” , Tạp chí Tài

pháp luật của các cơ sở này, tuy nhiên, việc xem xét nguyên tắc PPP vẫn rất có giá trị. Bởi lẽ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động sẽ thực hiện nhiều hành vi. Có những hành vi trái pháp luật và những hành vi không trái pháp luật. Những hành vi trái pháp luật đương nhiên bị xử lý theo những quy định cụ thể, còn những hành vi phù hợp với pháp luật nhưng có hại cho mơi trường chỉ có thể được điều chỉnh bởi nguyên tắc PPP. Nguyên tắc này có thể tác động về mặt kinh tế để các cơ sở gây ô nhiễm sẽ thay đổi những hành vi không trái pháp luật (nhưng có hại cho mơi trường) theo hướng vừa tốt hơn, vừa phù hợp với môi trường hơn.

Cũng cần phân biệt nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và hành vi gây ơ nhiễm bị xử phạt hành chính. Nếu như hành vi gây ô nhiễm bị xử phạt hành chính là những hành vi vi phạm pháp luật thì những hành vi mà người gây ô nhiễm phải trả tiền lại là những hành vi cịn trong khn khổ pháp luật cho phép. Đặc biệt, tính chất “cân nhắc, lựa chọn” của người gây ô nhiễm khi khai thác, sử dụng môi trường tạo ra sự khác biệt giữa việc người gây ô nhiễm trả tiền theo nguyên tắc này và các tổ chức cá nhân phải trả tiền phạt khi có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Tiền xử phạt thì mang tính chất chế tài, bắt buộc, xảy ra sau khi hành vi gây ô nhiễm môi trường bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt. Trong khi đó, số tiền phải trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thường được phân thành 02 dạng. Thứ nhất: là việc “trả tiền” để được quyền “khai thác, sử dụng”,

nói cách khác là “trả tiền trước” để “mua quyền khai thác, sử dụng”. Các hình

thức có thể kể đến như: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đấu giá quyền khai thác tài nguyên…Thứ hai: là việc “trả tiền” cho hành vi phát thải, sử dụng các dịch vụ mơi trường. Các hình thức có thể kể đến như: thuế mơi trường, phí xả thải, phí bảo vệ mơi trường…Như vậy, người gây ơ nhiễm sẽ được lựa chọn giữa việc gây ô nhiễm và trả tiền mua quyền hoặc trả tiền sử dụng dịch vụ. Trong khi đó, đối với tiền phạt thì người gây ơ nhiễm sẽ khơng có quyền đưa ra lựa chọn mà phải tuyệt đối chấp hành theo quyết định xử phạt của cơ quan chức năng.

Việc áp dụng nguyên tắc này trong quá trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể. Các yêu cầu này được xuất phát từ những đặc điểm quan trọng của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

Khi nghiên cứu PPP, cần phải xem xét về phạm vi và mức độ chi phí mà người gây ơ nhiễm phải trả. Tài liệu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) – Tổ chức đưa ra nguyên tắc này – khẳng định rằng bản thân PPP không phải là một nguyên tắc nhằm nội hoá một cách đầy đủ các chi phí ơ nhiễm (OECD, 1975). Như vậy, khi áp dụng nguyên tắc này đối với các cơ sở gây ô nhiễm, ta chỉ đề cập đến việc cơ sở gây ơ nhiễm phải trả các chi phí cho các biện pháp kiểm sốt

và ngăn ngừa ô nhiễm. Nguyên tắc này sẽ không đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khôi phục thiệt hại mà việc gây ô nhiễm của cơ sở đã gây ra.

Một khía cạnh khác của nguyên tắc này cần được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng khi áp dụng để xử lý các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường, đó chính là yếu tố

“người gây ô nhiễm”. Thực tế cho thấy rằng, để xác định ai là người chiụ trách

nhiệm thực sự cho việc gây ơ nhiễm là rất khó khăn. Đối với các cơ sở gây ơ nhiễm môi trường, cần phải đánh giá công bằng trách nhiệm của các cơ sở đó trong việc gây ơ nhiễm. Bởi lẽ, như phần trên đã phân tích, để đánh giá là “ơ nhiễm” cịn tuỳ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia, ở từng giai đoạn. Nhiều cơ sở được xem là không gây ô nhiễm trong thời gian trước, nhưng khi điều chỉnh chính sách, chủ trương thì lại là cơ sở gây ơ nhiễm. Chính vì vậy, cần cân nhắc đến yếu tố chia sẻ trách nhiệm về chi phí giữa những người có trách nhiệm. Theo đó, cơ quan nhà nước cần chia sẻ một phần trách nhiệm đối với các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường vì để mơi trường ơ nhiễm, một phần trách nhiệm là do công tác quản lý của nhà nước. Như vậy, khi áp dụng nguyên tắc này đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, nhà nước cần chia sẻ chi phí để quản lý mơi trường, chia sẻ các chi phí để nghiên cứu phát triển về khoa học công nghệ để giúp cơ sở xử lý ơ nhiễm. Theo đó các quy định về chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhất là hỗ trợ, ưu đãi về tài chính cần được ban hành cùng lúc các biện pháp khác để xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

PPP đề cập đến yếu tố công bằng, nhưng sự cơng bằng ở đây nghĩa là chi phí

để ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm phải được chi trả bởi người có trách nhiệm21

. Nguyên tắc này không đề cập đến cuối cùng ai sẽ phải chịu chi phí để xử lý ơ nhiễm. Nói cách khác, PPP đề cập đến người phải đóng tiền, chứ không đề cập đến người thực sự trả tiền. Điều này có nghĩa là, khi áp dụng các nguyên tắc này đối với các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường, có thể người thực sự phải trả tiền lại chính là người tiêu dùng bởi lẽ các chi phí này sẽ được cơ sở gây ơ nhiễm tính vào giá cả của hàng hố, dịch vụ. Chính vì vậy, khi áp dụng các chính sách có liên quan đến nguyên tắc này, cơ quan nhà nước cần phải cân nhắc tác động của chính sách đối với đời sống người dân. Cần xem xét thị phần của cơ sở gây ô nhiễm, bởi lẽ nếu cơ sở này ở vị trị độc quyền hoặc có quyền chi phối thị trường thì khi áp dụng PPP, mọi chi phí có thể đều phải do người dân gánh chịu, như vậy, tác động đến cơ sở gây ô nhiễm môi trường sẽ khơng cịn, việc áp dụng ngun tắc này sẽ không hiệu quả.

21 Lê Thị Kim Oanh (2010), “Bàn về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền trong chính sách mơi trường”, Tạp chí khoa học và cơng nghệ - Đại học Đà Nẵng, (439), tr.190.

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền hàm ý là khơng chỉ có phương tiện thuế và phí được sử dụng. Sự chi trả bao gồm bất cứ trách nhiệm tài chính nào

để kiểm sốt và xử lý ơ nhiễm22. Vì vậy, khi xem xét các chính sách, quy định liên

quan đến nguyên tắc này đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, nhà nước có thể áp dụng các công cụ tài chính khác nhau. Các cơng cụ này đương nhiên là có tính hiệu lực và hiệu quả khơng giống nhau, vì vậy mức độ áp dụng phải ln được cân nhắc. Các hình thức có thể sử dụng bao gồm:

* Hình thức thứ 1, Thuế tài nguyên: Yêu cầu các cơ sở gây ô nhiễm trả tiền

cho việc khai thác Tài nguyên thiên nhiên như: nước, rừng, khống sản, thủy sản.

* Hình thức thứ 2, Thuế môi trường: tiền phải trả cho hành vi gây tác động

xấu đến mơi trường.

* Hình thức thứ 3, Phí bảo vệ mơi trường. Ví dụ: u cầu các cơ sở gây ô

nhiễm môi trường nộp phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải, nộp phí bảo vệ mơi trường đối với khai thác khống sản…

* Hình thức thứ 4, Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ. Ví dụ: u cầu các

cơ sở gây ơ nhiễm môi trường trả tiền cho các dịch vụ thu gom rác, dịch vụ quản lý chất thải nguy hại…

* Hình thức thứ 5, Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng. Ví dụ: các

cơ sở gây ô nhiễm môi trưởng phải trả tiền thuê kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập trung…

* Hình thức thứ 6, Chi phí phục hồi môi trường. Yêu cầu các cơ sở gây ơ

nhiễm mơi trường phải trả chi phí phục hồi mơi trường trong khai thác tài nguyên. Như vậy, nếu như nguyên tắc “phát triển bền vững”, nguyên tắc “quyền con

người được sống trong một môi trường trong lành” là mục tiêu mà các quy phạm

pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hướng đến, thì ngun tắc

“người gây ơ nhiễm phải trả tiền” gợi mở nhiều giải pháp thiết thực để mục tiêu xử

lý các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường có thể đạt đến như: thuế mơi trường, phí mơi trường, phí xả thải, phí bảo vệ môi trường…các giải pháp này đều trực tiếp đánh vào lợi ích kinh tế của các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường, qua đó, tạo động lực để các cơ sở này tự điều chỉnh hành vi, bởi vì thực tế mức tiền phạt hiện tại vẫn chưa đủ sức răn đe đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cần tiếp tục nghiên cứu sử dụng các biện pháp tài chính như những biện pháp hiệu quả, văn minh, tạo điều kiện cho các cơ sở gây ô nhiễm tự điều chỉnh hành vi.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)