Thực trạng về áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính ······················

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 41 - 42)

2.1 Thực trạng pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ···········

2.1.1Thực trạng về áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính ······················

Xử lý vi phạm hành chính có thể xem là biện pháp thường xuyên được áp dụng nhất trong việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Trong thời gian qua, trước những tác hại nghiêm trọng do các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường gây ra, hình thức xử lý hành chính đối với các cơ sở này ngày càng quyết liệt hơn, ngồi việc xử phạt hành chính, cịn buộc các cơ sở này phải thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi mơi trường, tạm đình chỉ, cấm hoạt động, buộc phải di dời. Khoản 1, 2 Điều 49 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định về các hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm mơi trường đó là:

“a) Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;

b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết;

c) Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;”

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì ngồi việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, cũng bị xử lý bằng một trong các biện pháp sau đây:

a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường theo quy định tại Điều 93 của Luật này;

b) Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường;

c) Cấm hoạt động.

Ngồi quy định của điều 49 Luật bảo vệ mơi trường năm 2005 thì việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường bằng các biện pháp hành chính cịn được quy định cụ thể tại các văn bản dưới luật khác. Trong đó, quan trọng nhất là Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đặc biệt, điều 04 Nghị định 117/2009/NĐ-CP đã quy định thêm các biện pháp có thể áp dụng đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đó là “Buộc di dời

cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường; Cấm hoạt động; Bị công khai thơng tin về tình hình ơ nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở tài nguyên và môi trường, Bộ tài nguyên và Môi trường; Báo Tài nguyên và Môi trường và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.”

Có thể nói rằng, Nghị định 117/2009/NĐ-CP là một bước phát triển mới so với Nghị định 81/2006/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã hết hiệu lực từ ngày 01/03/2010, hiện tại, Nghị định 117/2009/NĐ-CP là văn bản chủ yếu dùng để xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Thực trạng của việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thơng qua các hình thức như phạt tiền, tạm đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động….vẫn còn nhiều hạn chế xuất phát từ những bất cập, thiếu sót của Nghị định 117/2009/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 41 - 42)