1.3 Nguyên tắc xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ···················
1.3.2 Nguyên tắc quyền con người được sống trong một môi trường trong lành ··········
Tuyên bố Stockholm năm 1972 được xác định là cột mốc đầu tiên cho sự gắn kết hai vấn đề tưởng chừng là hai lĩnh vực riêng biệt trong hoạch định chính sách cơng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là quyền con người và môi trường. Trong tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 1 đã thiết lập nền tảng mối quan hệ giữa quyền con người với bảo vệ môi trường, rằng: “con người có các quyền cơ bản
về tự do, bình đẳng và điều kiện sống tối thiểu trong mơi trường trong lành, bình đẳng cho phép con người có cuộc sống trong nhân phẩm và hạnh phúc”. Tuyên bố
Rio de Janeiro cũng khẳng định tại nguyên tắc thứ nhất “Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hồ với tự nhiên”. Việt Nam là quốc gia
đã ký tuyên bố Stockholm và tuyên bố Rio de Janeiro, vì vậy điều 50 của Hiến pháp và Luật bảo vệ môi trường 2005 cũng đã thể hiện trách nhiệm của nước ta trong việc tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc này. Có thể thấy rằng, nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc phát triển bền vững. Nguyên tắc phát triển bền vững đưa con người là trung tâm. Nguyên tắc quyền con người được sống trong một môi trường trong lành yêu cầu thực thi vai trị trung tâm đó thơng qua việc đảm bảo một cuộc sống hữu ích, lành mạnh, hài hồ với tự nhiên. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và phát triển bền vững năm 1992, đã đưa ra công thức liên kết giữa quyền con người và bảo vệ mơi trường trong một số thuật ngữ có tính thủ tục. Nguyên tắc 10 tuyên bố: “Vấn đề môi trường phải được giải quyết một cách tốt nhất với sự tham gia của tất cả các cá nhân liên quan, ở cấp độ thích hợp. Cấp độ quốc gia, mỗi cá nhân sẽ được tiếp cận thơng tin thích hợp liên quan đến mơi trường, do các cơ quan công quyền lưu giữ, bao gồm cả thông tin về các chất và hoạt động nguy hiểm trong cộng đồng của họ, và có cơ hội được tham gia trong
quá trình ban hành các quyết định…”19. Như vậy, trong việc xử lý các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường, nguyên tắc này đặt ra những yêu cầu cụ thể, đó là:
Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền được sống trong một môi trường trong lành của người dân, vì vậy, yêu cầu trước hết là người dân cần được tiếp cận các thơng tin thích hợp liên quan đến việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Điều này có nghĩa là tồn bộ q trình xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần được công khai, minh bạch để người dân được rõ. Quá
19 Tường Duy Kiên (2010), “Môi trường với quyền con người và vận dụng quyền con người trong bảo vệ mơi trường ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (172), tr.1.
trình này bắt đầu từ việc công bố thông tin vi phạm, thủ đoạn gây ô nhiễm, hậu quả ô nhiễm môi trường, cho đến quy trình giải quyết, hậu quả mà các cơ sở gây ô nhiễm phải gánh chịu. Đặc biệt, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và phát triển bền vững năm 1992 nhấn mạnh đến quyền của người dân trong việc tiếp cận các thông tin về các chất và hoạt động gây nguy hiểm, mà cụ thể là về các chất gây ô nhiễm, cách thức, thủ đoạn và hậu quả gây ô nhiễm của các cơ sở vi phạm. Như vậy, thông tin cung cấp cho người dân đối với việc xử lý các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường chính là tiền đề để họ bảo vệ quyền lợi hợp pháp, bảo vệ quyền con người được sống trong môi trường trong lành của mình và thể hiện vai trị trung tâm trong sự phát triển bền vững. Thực tế hiện nay tại nước ta cho thấy rằng, yêu cầu này chưa được đảm bảo thực hiện. Điều này thể hiện qua việc các thông tin về xử lý cơ sở gây ơ nhiễm cịn manh mún, thiếu tính hệ thống, các số liệu cụ thể, chính xác chỉ mới được cơng bố và lưu giữ trong hệ thống truyền thơng mang tính chuyên ngành, còn hệ thống truyền thông công cộng vẫn chưa thực sự là cầu nối giúp người dân tiếp cận thơng tin hồn chỉnh và chính xác.
Bên cạnh đó, quyền con người được sống trong một môi trường trong lành không chỉ là quyền do cơ quan nhà nước “trao” cho con người, đây là quyền tự
thân và đương nhiên. Vì vậy, yêu cầu thứ hai mà nguyên tắc này đặt ra đó là phải đảm bảo người dân có đủ phương tiện để đảm bảo quyền được sống trong một môi trường trong lành của mình. Để làm được điều này cần đảm bảo quyền của người dân có thể tham gia vào các chính sách, quyết định của cơ quan nhà nước đối với việc đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, mà ở đây cụ thể là đảm bảo quyền người dân có thể tham gia vào q trình quyết định việc xử lý đối với các cơ sở gây ơ nhiễm. Các chính sách, quyết định này bao gồm các quy phạm pháp luật mang tính điều chỉnh chung và các quyết định liên quan đến cách thức xử lý trực tiếp của từng cơ sở gây ô nhiễm môi trường cụ thể. Nghĩa là người dân phải được quyền đóng góp ý kiến đối với những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, đồng thời cơ quan chức năng cần công khai danh sách và thực trạng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong khu vực họ sinh sống, công khai phương án, kế hoạch xử lý cơ sở gây ô nhiễm, tạo điều kiện để người dân có thể tham gia vào q trình thực hiện các kế hoạch đó. Cũng cần nói thêm rằng, để đảm bảo người dân có quyền trong các quyết định của cơ quan nhà nước, thì quyền khiếu nại, tố cáo, đòi bồi thường thiệt hại của người dân cũng phải được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, hợp lý.
Như vậy, nguyên tắc quyền con người được sống trong môi trường trong lành đòi hỏi mọi quyết định, hành vi liên quan đến khai thác tài nguyên thiên nhiên,
môi trường sống phải đặt quyền lợi của con người lên trên hết. Theo đó, q trình xử lý các cơ sở gây ơ nhiễm môi trường phải luôn quan tâm đến quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân, đồng thời, đưa người dân vào vị trí trung tâm trong q trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện để người dân tiếp cận thơng tin, góp ý kiến vào việc quyết định xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Có như vậy, mối quan hệ giữa con người và môi trường mới được duy trì cân bằng, chặt chẽ, góp phần hiệu quả vào mục tiêu phát triển bền vững.