Các chính sách hỗ trợ ··················································································································

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 60 - 63)

2.1 Thực trạng pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ···········

2.1.3Các chính sách hỗ trợ ··················································································································

Tại chương I của luận văn, tác giả đã trình bày về khái niệm “xử lý các cơ sở

gây ô nhiễm môi trường”, theo đó, việc xử lý khơng chỉ bao gồm xử phạt mà còn

bao gồm các chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhằm giúp cơ sở gây ô nhiễm môi trường khắc phục tình trạng ơ nhiễm, thay đổi hành vi trong sản xuất, kinh doanh. Có thể thấy, bên cạnh việc xử phạt theo quy định của pháp luật, nhà nước ta cũng ban hành

33 Phạm Văn Beo (2011), “Một số suy nghĩ về tội gây ô nhiễm mơi trường”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,

nhiều chế độ, chính sách dành cho các cơ sở gây ô nhiễm môi trường - đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng - nhằm khuyến khích các cơ sở này thay đổi cơng nghệ, thay đổi cách quản lý nhằm đảm bảo hài hoà giữa hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn nước ta mới mở cửa, nhiều địa phương đưa ra các chính sách thu hút đầu tư tràn lan, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường cịn lỏng lẻo, vì vậy, có thể thấy rằng ngun nhân gây ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường khơng chỉ xuất phát từ chủ sở hữu của các cơ sở mà còn xuất phát từ những chủ trương, chính sách, cách quản lý của nhà nước. Việc nhà nước chia sẻ một phần trách nhiệm trong quá trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường là hợp lý, hợp tình. Bên cạnh đó, nếu khơng có sự hỗ trợ từ nhà nước thì chủ sở hữu các cơ sở này không thể nào thực hiện triệt để việc xử lý được, họ đành phải thu hẹp sản xuất hoặc ngưng hoạt động, từ đó sẽ có một số lượng lớn người lao động bị mất việc làm, gây mất trật tự an ninh – xã hội. Lúc này, việc bảo vệ mơi trường sẽ khơng cịn đi đôi với phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân. không phải là kết quả phù hợp với nguyên tắc phát triển bền vững và mong muốn của nhà nước ta.

Vì vậy, chính phủ đã ban hành Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời, từ năm 2006 tới 2012, tổng kinh phí đầu tư cho xử lý cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng là 4.831,270 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho 397 dự án với tổng kinh phí 2.316,618 tỷ đồng.34

Như vậy, quan điểm của nhà nước là sẵn sàng có những chính sách hỗ trợ hợp lý cho q trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay việc triển khai các chính sách hỗ trợ này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Các chính sách về hỗ trợ và ưu đãi được xây dựng trên cơ sở phù hợp với đặc thù từng đối tượng, áp dụng cho hai đối tượng riêng biệt, đó là: đối tượng thuộc khu vực cơng ích và đối tượng khác. Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung phân tích các chính sách hỗ trợ, ưu đãi với đối tượng ngồi khu vực cơng ích. Đây là những cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải do nhà nước sở hữu nhưng cũng rất cần chính sách hỗ trợ, ưu đãi từ nhà nước để khắc phục, xử lý triệt để tình trạng ơ nhiễm mơi trường.

Hiện nay, ngồi quy định tại Nghị định 04/2009/NĐ-CP trong đó có đưa ra các chính sách hỗ trợ đối với cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường buộc phải di dời thì các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý chủ yếu do chính quyền từng địa phương đưa ra trên cơ sở phù hợp với đặc thù từng

34 Tổng cục môi trường(2012), Báo cáo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTG

tỉnh, thành. Khơng thiếu tỉnh, thành mạnh dạn đưa ra các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, nhưng thực tế các chính sách này vẫn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, chưa phù hợp với thực tiễn của các doanh nghiệp. Ưu đãi lớn nhất thường được đề cập là ưu đãi về nguồn vốn đầu tư, và ưu đãi về quỹ đất để di dời, nhưng hai nội dung này lại chính là hai nội dung bộc lộ nhiều hạn chế điển hình nhất. Về vấn đề quỹ đất đã được đề cập ở phần hình thức xử lý bằng biện pháp di dời thuộc phần trên của luận văn.Về nguồn vốn, đa phần các địa phương đều có chính sách cấp nguồn vốn ưu đãi cho các cơ sở gây ô nhiễm môi trường chuyển đổi công nghệ nhưng nguồn vốn này chỉ trong thời hạn ngắn, đa phần là dưới 12 tháng, đồng thời, thiếu sự thống nhất chặt chẽ với các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo quy trình xin cấp vốn đơn giản, tinh gọn. Để làm rõ hơn những hạn chế này, tác giả sẽ phân tích trường hợp của tỉnh Tây Ninh. Ngày 14 tháng 08 năm 2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất-kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Tuy vậy, tính đến tháng 01 năm 2013, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Tây Ninh chỉ mới nhận được 3 hồ sơ xin vay vốn ưu đãi, 2 trong 3 hồ sơ này lại khơng hợp lệ. Hồ sơ cịn lại thuộc về Doanh nghiệp tư nhân Tú Anh thì đang thực hiện các thủ tục vay lại bị ngưng hoạt động. Theo quyết định trên, các cơ sở áp dụng biện pháp xử lý môi trường tại chỗ được hỗ trợ lãi suất tiền vay của 800 triệu đồng trong thời hạn 6 tháng. Các cơ sở áp dụng biện pháp di dời được hỗ trợ lãi suất tiền vay của 1 tỷ đồng trong thời hạn 12 tháng. Thực tế cho thấy, mức vốn cho doanh nghiệp vay để khắc phục ô nhiễm mơi trường cịn thấp, mà thủ tục để được vay ưu đãi lại phức tạp, kèm nhiều điều kiện, không phù hợp nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời, thời hạn được hưởng lãi suất ưu đãi khi vay chỉ từ 6 đến 12 tháng là quá ngắn so với thời gian các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND chưa quy định tỷ lệ cho vay trong tổng kinh phí đầu tư của từng dự án; việc hướng dẫn các thủ tục và quy trình thực hiện để được hưởng các chính sách hỗ trợ cịn bất cập, thiếu thống nhất giữa Ban chỉ đạo và các tổ chức tín dụng về thủ tục - hồ sơ cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thụ hưởng nguồn vốn ưu đãi… Thông qua ví dụ trên, có thể thấy rằng, chính quyền địa phương chưa hoàn thiện các quy định về chính sách hỗ trợ, khiến các chính sách này khó đi vào thực tiễn đời sống, chưa hỗ trợ hiệu quả cho việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm.

Việc đa dạng hoá các nguồn vốn cho công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tuy đã được thực hiện, song vẫn chưa đáp ứng

được yêu cầu. Một số địa phương thiếu tích cực, chủ động tìm kiếm nguồn vốn, cịn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Theo khảo sát của Dự án quản lý Nhà nước về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam, tính đến tháng 06 năm 2012, cả nước chỉ mới có 19 Quỹ Bảo vệ mơi trường địa phương. Trong đó, vốn điều lệ từ ngân sách và việc huy động các nguồn tài chính khác ở từng địa phương rất khác nhau. Thành phố Hà Nội xác định vốn điều lệ cho quỹ 300 tỷ đồng, và “có thể tăng lên nếu hoạt động tốt”, nhưng trên thực tế quỹ mới được cấp 140 tỷ đồng. Thành phố Hồ Chí Minh có một số quỹ liên quan đến bảo vệ mơi trường, trong đó Quỹ Tái chế chất thải được coi là mạnh nhất, mới đưa 11/50 tỷ đồng vốn điều lệ vào hoạt động. Vốn điều lệ quỹ của tỉnh Bình Dương là 30 tỷ đồng, nhưng nhờ huy động được từ các nguồn được phép khác, nên đã nâng nguồn vốn lên 55 tỷ đồng, Đồng Nai chỉ có 10 tỷ đồng và vốn của quỹ Hải Dương được ghi là 5 tỷ đồng, nhưng chưa được triển khai trên thực tế. Việc xác định đối tượng được nhận hỗ trợ từ quỹ tại các địa phương trên đều thiếu tính chọn lọc và dàn trải. Các nguồn quỹ này chưa tập trung cho các cơ sở gây ô nhiễm cần phải xử lý, mà mọi tổ chức cá nhân có hoạt động bảo vệ môi trường như đầu tư xử lý nước thải, tái chế chất thải, khắc phục ơ nhiễm đều có thể được vay tiền từ quỹ. Duy thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào tái chế chất thải; Bình Dương có thêm mục dành ưu tiên cho các doanh nghiệp có trong danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các quỹ đều xác định ưu đãi là hình thức quan trọng nhất, với lãi suất tối đa ở mức “không

quá 50% lãi suất thương mại” (Bình Dương, Đồng Nai) hoặc “khơng thấp hơn 1/3 lãi suất thương mại” (Hà Nội), với qui mô không quá 70% giá trị dự án, trong

khoảng thời gian từ 3 năm (Hà Nội), tới 5 năm (Bình Dương), thậm chí 7 năm (thành phố Hồ Chí Minh). Các quỹ cũng xác định sẽ “tài trợ khơng hồn lại” cho các dự án, nhưng khơng nói rõ đối tượng cụ thể và qui mô cho vay, ngoại trừ Hà Nội khẳng định “không quá 50% giá trị dự án”. Như vậy, có thể thấy Quỹ Bảo vệ mơi trường địa phương hoạt động khơng có trọng tâm, khơng có chiến lược, kế hoạch hành động. Từ cấp trung ương đến địa phương, còn thiếu những chỉ đạo theo hướng tập trung vốn của nguồn quỹ cho việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Trong Ban Quản lý Quỹ thông thường là lãnh đạo các cơ quan hành chính nhà nước, khơng có đại diện của các tổ chức xã hội dân sự, không công khai thông tin về doanh nghiệp được vay vốn, từ đó, làm giảm tính minh bạch và khiến các nhà tài trợ quốc tế không tài trợ cho các quỹ địa phương này35.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 60 - 63)