Nguyên tắc tập trung xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 35 - 41)

1.3 Nguyên tắc xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ···················

1.3.5Nguyên tắc tập trung xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng

Việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ln có những đặc thù riêng so với xử lý các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường. Trước hết, chính phủ, chính quyền địa phương ln đặc biệt quan tâm xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, do đây ln là các điểm nóng, gây bức xúc xã hội. Thực tế cho thấy rằng, với mức độ gây ô nhiễm của mình, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng luôn là nguyên nhân gây ra các xung đột gay gắt trong xã hội, thậm chí dẫn đến những cuộc tụ tập phản đối đông người, thiếu tổ chức, gây phức tạp về an ninh chính trị, điển hình là các vụ liên quan đến Công ty Vedan Việt Nam, Công ty Tungkuang, Công ty TNHH Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Cơng ty giấy Việt Trì...Những xung đột xã hội đơn thuần vì vấn đề mơi trường có thể bị các thế lực phản động sử dụng nhằm kích động và gây ra bất ổn về chính trị và xã hội. Việc xử lý nhanh chóng các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng là địi hỏi bức bách của nhân dân, nhằm đảm bảo quyền được sống trong một môi trường trong lành, trong một xã hội cơng bằng, dân chủ và an ninh. Chính vì vậy, tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không chỉ là trách nhiệm của ngành tài ngun mơi trường mà cịn là trách nhiệm của tồn hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó, trong tình hình nguồn kinh phí nước ta cịn nhiều khó khăn, các cơ sở hầu như không tự xử lý nhiễm mơi trường nếu chính quyền khơng vừa ép buộc vừa tích cực hỗ trợ. Dẫu vậy, khả năng của nhà nước là có hạn. Nếu mọi ưu đãi, mọi nguồn lực, tiềm lực tài chính, tiềm lực về khoa học công nghệ phải đầu tư dàn trải cho tất cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nhằm xử lý ơ nhiễm thì hiệu quả sẽ khơng cao, thậm chí có thể gây ra lãng phí. Trong khi đó, nếu tập trung nguồn lực về chính sách, bộ máy thực thi, bộ máy cưỡng chế, tài chính, khoa học công nghệ để xử lý dứt điểm, nhanh chóng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, nhận được sự ủng hộ, đồng lòng từ dư luận, nhân dân.

Ngoài ra, do yếu tố lịch sử, nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thành lập và hoạt động trước khi luật bảo vệ môi trường năm 1993 ra đời. Chính vì vậy, việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không chỉ là việc thực thi các quy định về pháp luật môi trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mơi trường mà chính là triển khai thực hiện một “chiến dịch” trên phạm vi cả nước nhằm khắc phục hậu quả của thời kỳ chưa quan tâm đến công tác bảo vệ mơi trường. Do đó, việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không chỉ dựa vào các quy định của pháp luật mà còn phải dựa vào những yếu tố lịch sử đặc thù, đặc biệt là với các cơ sở được đưa vào quyết định số 64/2003/QĐ- TTg. Đây là các cơ sở ra đời trong giai đoạn gần như chưa có các quy định về mơi trường. Khi phê duyệt dự án các cơ sở đó khơng phải lập cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, khi lựa chọn công nghệ, chủ đầu tư cũng khơng có tiêu chuẩn mơi trường để tham chiếu. Việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không chỉ là lỗi của cơ sở, mà còn là lỗi từ việc quản lý thiếu trách nhiệm của nhà nước. Nếu nhà nước coi hành vi gây ô nhiễm của các cơ sở này là hành vi vi phạm pháp luật và xử lý đơn thuần bằng các biện pháp chế tài sẽ không phù hợp, thiếu công bằng, gây thiệt hại cho chủ đầu tư, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, công ăn việc làm của người lao động.

Cũng chính vì yếu tố đặc thù của mình mà khi đề cập đến các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sẽ có sự phân biệt giữa các cơ sở có trong quyết định số 64/2003/QĐ-TTg và các cơ sở phát sinh sau này. Đối với các cơ sở có tên trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, quyết định đã đưa ra lộ trình xử lý mang tính linh hoạt và mềm dẻo hơn. Còn đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng sau này, do trước khi đi vào hoạt động các cơ sở này đã phải lập cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường… nên việc gây ô nhiễm nghiêm trọng của các cơ sở đó phải coi là hành vi vi phạm pháp luật. Việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng này được điều chỉnh bởi Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Nghị định 81/2006/NĐ-CP và sau này được thay thế bởi Nghị định 117/2009/NĐ-CP.

Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phát sinh sau quyết định 64/2003/QĐ-TTg, cũng cần xem xét các cơ sở này dưới góc độ đặc thù khác hẳn các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đây là các cơ sở gây ô nhiễm sau khi pháp luật về mơi trường gần như đã hồn chỉnh, do đó, nếu cơ sở cịn cố ý gây ơ nhiễm nghiêm trọng thì dư luận, nhân dân sẽ đặc biệt quan tâm và luôn đòi hỏi việc xử lý

phải đặc biệt nghiêm khắc và nhanh chóng. Ngồi ra, các biện pháp được nêu tại điều 4 Nghị định 117/2009/NĐ-CP như tạm đình chỉ, cấm hoạt động, buộc di dời...cũng cần đặc biệt cân nhắc áp dụng cho các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Do tính gắn kết giữa hiệu quả xử lý cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng với tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội của từng địa phương, do đó, chính phủ cũng quy định những trình tự, thủ tục nhất định đối với việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng địi hỏi các địa phương, Bộ, ngành phải tuân theo. Ở góc độ địa phương, Hội đồng nhân dân nhiều tỉnh, thành cũng quan tâm và đưa việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào các chương trình thảo luận, các phiên chất vấn thậm chí là đặt ra nghị quyết đối với uỷ ban nhân dân địa phương đó.

Chính bởi những đặc thù riêng biệt như trên mà việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải được nghiên cứu sâu và đưa ra những giải pháp đặc thù. Việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chủ yếu được thực hiện theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt kế hoạch “Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Quyết định này đã đưa ra các nguyên tắc chung về vấn đề xử lý các cơ sở

gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng, đó là:

- Việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững.

- Việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được tiến hành một cách kiên quyết và phù hợp với thực tế từng địa phương, từng ngành, từng cơ sở; rà soát, chọn ra những cơ sở gây ơ nhiễm điển hình, bức xúc nhất để xử lý trước nhằm rút kinh nghiệm cho việc triển khai nhân rộng.

- Đối tượng nào gây ô nhiễm mơi trường thì đối tượng đó phải có trách nhiệm xử lý và khắc phục tình trạng ơ nhiễm một cách triệt để. Nhà nước có trách nhiệm xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường đối với các trường hợp đặc thù.

- Trong quá trình tiến hành xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải lưu ý bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động theo pháp luật hiện hành.

Như vậy, mặc dù được ban hành trước khi Luật bảo vệ mơi trường năm 2005 có hiệu lực, nhưng những ngun tắc chung này có nhiều điểm phù hợp và tương đồng đối với các nguyên tắc được thể hiện trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005. Quyết định này được ban hành vào năm 2003, tính đến thời điểm 2013 đã 10 năm thực hiện quyết định, qua nghiên cứu về kết quả triển khai quyết định trên thực tế,

tác giả cho rằng ngoài những nguyên tắc được nêu trong quyết định thì để xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu cụ thể như sau:

Trước hết, những vấn đề thuộc về nguyên tắc cần được giữ vững. Điều này có nghĩa là các nguyên tắc trong Luật bảo vệ môi trường 2005, quyết định số 64/2003/QĐ-TTg cần phải tuyệt đối tuân thủ, không phân biệt trường hợp nào. Như vậy, việc thiếu kiên quyết xử lý các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường chính là vi phạm nguyên tắc phát triển bền vững, nguyên tắc quyền con người được sống trong môi trường trong lành. Vì thế, cần kiên quyết, dứt khốt trong việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được đưa vào danh sách. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp được đưa vào danh sách từ năm 2003 như trường hợp nhà máy xi măng Hà Tiên thuộc Bộ xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa xử lý triệt để, việc di dời cịn chậm chạp. Có thể thấy rằng, chính quyền vẫn cịn thiếu kiên quyết đối với các cơ sở thuộc quyền quản lý của nhà nước mà cụ thể là các doanh nghiệp có vốn nhà nước, các cơ sở cơng ích. Việc này đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản cần được tuân thủ.

Thứ hai, những vấn đề thuộc về giải pháp triển khai, thực hiện cần được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp thực tế. Những vấn đề này bao gồm đặc thù của cơ sở gây ô nhiễm, đặc thù của địa phương, đặc thù của từng ngành. Đối với từng cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, cần xác định rõ mức độ vi phạm, điều kiện, khả năng khắc phục, xử lý ô nhiễm, thái độ hợp tác với cơ quan chức năng, thậm chí cần nghĩ tới những yếu tố mang tính chất lịch sử trong quá trình thành lập và hoạt động của các cơ sở này để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất chi phí mà cơ sở cần phải bỏ ra và theo đó nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý. Đối với từng địa phương, cần linh động đưa ra các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách về vốn, quỹ đất, khoa học công nghệ để hỗ trợ các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng cần phải xử lý. Đây cũng chính là việc chia sẻ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Điển hình như tỉnh Bình Dương, ngày 31/5/2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ra Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường di dời ra khỏi khu dân cư, đô thị. Đối với các địa phương, cũng cần có sự rà sốt để đánh giá cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng nào là nổi cộm nhất, gây bức xúc nhất, để từ đó, tập trung chỉ đạo phối hợp các đơn vị chức năng xử lý giải quyết dứt điểm các cơ sở này. Nhiều địa phương trong thời gian qua gặp khó khăn khi giải quyết các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do Trung ương quản lý nhưng lại gây ô nhiễm trên địa bàn của mình.

Chính vì vậy, việc đảm bảo ngun tắc mơi trường là một thể thống nhất, theo đó, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ngành, cơ quan chủ quản, chính quyền sở tại là vơ cùng cần thiết. Trước những cơ sở cố tình tạo khó khăn với chính quyền thơng qua cơ quan chủ quản, chính quyền cần kiên quyết xử lý, đồng thời sử dụng sức mạnh và tiếng nói của quần chúng nhân dân, phương tiện truyền thơng để tác động đến cơ quan chủ quản. Bên cạnh đó, trong q trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, rất cần cân nhắc đặc thù riêng của từng ngành. Bởi lẽ nhiều cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng là các cơ sở thủ công, lâu đời, cần xử lý các cơ sở này theo hướng thay đổi về khoa học cơng nghệ, nếu có di dời thì phải gần khu vực có đơng nhân công hoặc gần nguồn nguyên liệu. Đây là những biện pháp hợp lý mà tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện, thể hiện qua các văn bản như: Quyết định số 18/2007/QĐ-UBND ngày 05 tháng 2 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương quy định về chính sách hỗ trợ di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề khác của các cơ sở sản xuất gốm sứ ra khỏi khu đông dân cư và đô thị, hay Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các quyết định số 81/2002/QĐ-UB, quyết định số 99/2005/QĐ-UB về các chính sách hỗ trợ di dời ơ nhiễm.

Có thể thấy rằng, mặc dù cơ sở gây ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nhưng với những đặc thù riêng biệt của mình, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 64/2003/QĐ-TTg để đưa ra các giải pháp xử lý triệt để áp dụng riêng cho những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Quyết định này cũng đưa ra những nguyên tắc cụ thể để dành riêng cho việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từ những nguyên tắc này, có thể thấy việc xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng luôn yêu cầu đồng thời sự kiên quyết và linh hoạt từ phía cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Trong đó, kiên quyết giữ vững các nguyên tắc cơ bản, đồng thời linh hoạt trong các biện pháp hỗ trợ và các chính sách đặc thù gắn liền với từng cơ sở gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Đây có thể xem là những địi hỏi rất cụ thể mà q trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải tuân theo.

Qua việc phân tích về các nguyên tắc cơ bản trong quá trình xử lý các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường, có thể thấy rằng, việc tuân thủ các nguyên tắc này chính là nền tảng, là định hướng cho các biện pháp xử lý cụ thể. Các nguyên tắc đưa ra những yêu cầu mà việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần tuyệt đối tuân thủ. Từ những yêu cầu cụ thể này, cơ quan quản lý nhà nước có thể điều chỉnh chính sách, chỉ đạo và quản lý các bộ phận có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể của mình trong quá trình xử lý các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường.

Như vậy, những vấn đề được đề cập và phân tích ở trên đã giới thiệu những thông tin tổng quát nhất về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, mà đặc biệt là khái niệm, hậu quả, nguyên nhân và những nguyên tắc khi xử lý các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường. Có thể thấy rằng, thơng qua các văn bản pháp lý, nhà nước ta đã thể hiện một quan điểm nhất quán về vấn đề xử lý các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường. Theo đó, việc xử lý được tiến hành trên các nguyên tắc cơ bản. Với thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang diễn ra, các nguyên tắc cơ bản này cần được tôn trọng và triển khai chi tiết bằng các quy phạm cụ thể. Đồng thời, sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các cơ quan chức năng là điều kiện quan trọng để việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hiệu quả. Cũng cần thấy rằng, ngoài những quy phạm

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Trang 35 - 41)