Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh trà vinh (Trang 57 - 60)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

2012

4.2.1. Phân tích tình hình cho vay

4.2.1.3. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Phân chia theo ngành kinh tế, ta thấy khoản cho vay của VietinBank Trà Vinh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Thương mại – dịch vụ (trên 60%), kế đến là Công nghiệp – Chế biến – Xây dựng, và thấp nhất là lĩnh vực Nông nghiệp – Thủy sản và các khoản cho vay khác. Qua các năm, những khoản mục này biến

động tăng giảm không đều (xem bảng 6 trang sau), cụ thể:

Công nghiệp - chế biến - xây dựng

Năm 2009, nền kinh tế tỉnh nhà mới bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng

hoảng chung năm 2008, nên cho vay lĩnh vực này chỉ đạt 96.731 triệu đồng,

chiếm 10,45% trong doanh số cho vay. Sang năm 2010, khoản vay này đã tăng lên mạnh mẽ, tăng 414,16% so với năm 2009, đạt 497.348 triệu đồng và tiếp tục tăng lên 40% ở năm 2011, đạt 696.287 triệu đồng. Kết quả trên là do trong thời

gian qua, nền kinh tế Trà Vinh có sự chuyến biến tốt, mặt khác do xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh tạo điều kiện cho phát triển lĩnh vực công

nghiệp, chế biến, xây dựng làm cho nhu cầu sử dụng vốn trong những lĩnh vực này tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay lĩnh vực này có xu hướng giảm nhẹ (giảm 0,81% so với cùng kỳ năm trước). Nguyên nhân là trong 6 tháng đầu năm 2012, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực

công nghiệp trên địa bàn tỉnh có lượng hàng tồn kho cao, đầu ra không nhiều dẫn

đến hạn chế việc sản xuất kinh doanh, do đó nhu cầu sử dụng vốn cũng giảm đi.

Thương mại – Dịch vụ

Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay tại Chi

nhánh. Các ngành thương mại - dịch vụ đã đóng góp một phần rất lớn trong tổng thu nhập của Chi nhánh khi doanh số cho vay lĩnh vực này tăng liên tục trong 3 năm 2009 -2011. Cụ thể, năm 2010 khoản mục này đạt 889.326 triệu đồng, tăng 10,68% so với năm 2009, sang năm 2011 tiếp tục tăng 407.813 triệu đồng (tương

ứng tăng 45,86%) đạt 1.297.139 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng trên là

do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn

tỉnh với các loại hình cá nhân kinh doanh bn bán, cơng ty TNHH Thương mại dịch vụ, doanh ngiệp tư nhân,… đua nhau ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc

sống hiện đại, do đó vốn đổ vào ngành này khá là cao. Đòn bẩy thúc đẩy ngành thương mại - dịch vụ của tỉnh phát triển chính là hạ tầng kỹ thuật

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Trà Vinh

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA VIETINBANK TRÀ VINH TỪ NĂM 2009 – 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012.

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp – VietinBank Trà Vinh Ghi chú: CN-CB-XD: Công nghiệp – Chế biến – Xây dựng TM-DV: Thương mại – Dịch vụ

NN-TS: Nông nghiệp – Thủy sản TC: Tổng cộng

CHÊNH LỆCH

NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 6T/2011 6T/2012

2010/2009 2011/2010 6T2012/6T2011

CHỈ TIÊU

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

CN-CB-XD 96.731 10,45 497.348 34,52 696.287 33,97 316.030 32,37 313.485 32,27 400.617 414,16 198.939 40,00 (2.545) (0,81) TM-DV 803.676 86,82 889.326 61,72 1.297.139 63,28 646.401 66,21 638.005 65,68 85.650 10,66 407.813 45,86 (8.396) (1,30) NN-TS 12.627 1,36 14.255 0,99 10.373 0,51 5.160 0,53 5.315 0,55 1.628 12,89 (3.882) (27,23) 155 3,00 Khác 12.633 1,36 39.933 2,77 46.041 2,25 8.715 0,89 14.557 1,50 27.300 216,10 6.108 15,30 5.842 67,03

đô thị được đầu tư tương đối hồn chỉnh. Khơng gian đơ thị ngày càng được mở

rộng, hệ thống giao thông rộng khắp tạo thuận lợi phát triển dịch vụ vận tải, vận chuyển hành khách, đáp ứng kịp thời nhu cầu lưu thơng hàng hóa trong và ngồi tỉnh. Trà Vinh đã hình thành nhiều khu dân cư, nhà hàng, khách sạn và đặc biệt

cuối năm 2009 đã khai trương chợ đêm. Ngoài ra, hệ thống chợ được đầu tư xây dựng, ngày càng hoàn thiện đã đáp ứng tối đa nhu cầu mua bán của người dân.

Cũng như lĩnh vực Công nghiệp - chế biến - xây dựng, doanh số cho vay Thương mại - dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2012 cũng có xu hướng giảm còn 638.005 triệu đồng (giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước). Nguyên nhân là do sức mua đã sụt giảm, người tiêu dùng đang cân đong lại chi tiêu trong lúc giá

nhiều mặt hàng thiết yếu đang nhích tăng dần lên theo giá xăng dầu. Vì vậy mà kinh doanh trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ khó mà mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nơng nghiệp – Thủy sản

Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sơng Cửu Long, do đó trồng trọt, chăn ni, nuôi trồng thủy hải sản là thế mạnh, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, dịch bệnh,… ảnh hưởng đến thu nhập của

các hộ nuôi trồng, hơn nữa do hạn chế về số lượng nhân viên tín dụng, khơng thể kiểm sốt tốt tất cả các khoản vay nếu cho vay rộng rãi. Do đó Chi nhánh cũng rất hạn chế cho vay lĩnh vực này (chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 2% doanh số cho vay). Doanh số cho vay đối với lĩnh vực này tăng giảm không đều.

Năm 2010, doanh số cho vay lĩnh vực này là 14.255 triệu đồng, tăng

1.628 triệu đồng so với năm 2009, do thực hiện chính sách tiền tệ hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn, Chi nhánh đã mở rộng cho vay. Đến năm

2011, do tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng nên Chi nhánh đã

hạn chế cho vay nông nghiệp, thủy sản nhằm hạn chế rủi ro cho Chi nhánh, hơn nữa lãi suất cho vay đẩy lên cao khiến cho các nơng hộ khó tiếp cận được nguồn

vốn. Những điều đó đã làm doanh số cho vay ngành này năm 2011 giảm 27,23% so với năm 2010 còn 10.373 triệu đồng.

6 tháng đầu năm 2012, cho vay nông nghiệp – thủy sản bắt đầu tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước do Chi nhánh đã áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất đối

với cho vay nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào các khoản vay với mục đích ni heo sinh sản, ni dê, ni bị,… khơng cho vay nuôi tôm do trong năm 2012, hầu hết các hộ nuôi tôm đều thất mùa, thua lỗ nặng nề.

Cho vay khác

Đó là các khoản cho vay tiêu dùng mua sắm vật dụng gia đình, mua ơ tơ,

mua nhà, cho vay du học,… Khoản cho vay này chiếm tỷ trọng rất thấp trong doanh số cho vay (chưa đến 3%) nhưng có chiều hướng tăng theo thời gian. Năm 2009, khoản mục này là 12.633 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 216,10% đạt

39.933 triệu đồng, năm 2011 tiếp tục tăng 6.108 triệu đồng, đạt 46.041 triệu đồng. Khơng dừng lại ở đó, 6 tháng đầu năm 2012, khoản cho vay này tiếp tục

tăng 67,03% so với 6 tháng đầu năm 2011, đạt 14.557 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do đời sống người dân trong tỉnh ngày càng được nâng lên, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, du học càng tăng,…do đó nhu cầu sử dụng vốn cũng tăng theo. 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T/2011 6T/2012

Triệu đồng NN-TS

CN-CB-XD TM-DV Khác

Hình 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA VIETINBANK TRÀ VINH TỪ NĂM 2009 – 2011

VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh trà vinh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)