Chương 1 : GIỚI THIỆU
2012
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ
4.2.3.3. Dư nợ theo ngành kinh tế
• Cơng nghiệp – Chế biến – Xây dựng
Qua bảng 12, ta thấy tỷ trọng ngành kinh tế này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong dư nợ và có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm
2009, do còn ảnh hưởng bởi cuộc khủng kinh tế năm 2008 nên dư nợ ngành này chỉ đạt 55.717 triệu đồng, năm 2010 tăng lên đáng kể 208,85% so với năm 2009
đạt 172.080 triệu đồng. Kết quả của sự tăng trưởng trên là năm 2010, Chi nhánh
mở rộng cho vay đối với lĩnh vực này biểu hiện là doanh số cho vay tăng lên đáng kể. Tuy nhiên sang năm 2011, dư nợ giảm xuống còn 140.405 triệu đồng
tương ứng giảm 18,41% so với năm trước. Nguyên nhân là do năm 2011, công
tác thu hồi nợ khá tốt, các doanh nghiệp chế biến chủ yếu theo mùa vụ như: lúa gạo, thủy sản nên dư nợ không ổn định. Khi tiền hàng về đơn vị sẽ trả nợ để giảm bớt chi phí lãi vay.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, dư nợ lĩnh vực này tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước (tăng 6,60%) đạt 299.964 triệu đồng nguyên nhân một phần là do các
Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Trà Vinh
Bảng 12: DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA VIETINBANK TRÀ VINH TỪ NĂM 2009 – 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012.
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp – VietinBank Trà Vinh Ghi chú: CN-CB-XD: Công nghiệp – Chế biến – Xây dựng TM-DV: Thương mại – Dịch vụ
NN-TS: Nông nghiệp – Thủy sản
CHÊNH LỆCH
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 6T/2011 6T/2012
2010/2009 2011/2010 6T2012/6T2011
CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
CN-CB-XD 55.717 11,43 172.080 29,27 140.405 21,42 281.388 41,56 299.964 46,38 116.363 208,85 (31.675) (18,41) 18.576 6,60 TM-DV 406.896 83,49 392.311 66,73 499.156 76,16 374.506 55,31 331.710 51,29 (14.585) (3,58) 106.845 27,23 (42.796) (11,43) NN-TS 12.891 2,65 9.515 1,62 2.072 0,32 5.618 0,83 4.817 0,74 (3.376) (26,19) (7.443) (78,22) (801) (14,26) Khác 11.865 2,43 13.985 2,38 13.730 2,10 15.605 2,30 10.205 1,58 2.120 17,87 (255) (1,82) (5.400) (34,60)
khoản vay này chưa đến hạn trả nợ, mặt khác do trong thời gian này, các doanh
nghiệp trong ngành công nghiệp gặp phải vấn đề hàng tồn kho lớn, các doanh
nghiệp chế biến thì nguyên liệu đầu vào rất hạn chế. Kết quả là bị ứ đọng vốn, không xoay sở được nên công tác thu hồi nợ của Chi nhánh cũng bị hạn chế theo.
• Thương mại - dịch vụ
Dư nợ cho vay Thương mại – dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ của Chi nhánh (trên 55%). Do phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế của tỉnh nhà nên dư nợ lĩnh vực này có sự biến động theo. Năm 2010, dư nợ Thương mại - dịch vụ giảm 3,58% so với năm 2009 còn 392.311 triệu đồng, do kinh
doanh trong ngành này có mức sinh lợi cao trong khi rủi ro tương đối thấp. Đa
phần các khách hàng làm ăn có hiệu quả nên doanh số thu nợ trong năm này
tương đối tốt, mức độ tăng của doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay vì thế dư nợ đối với ngành Thương mại – dịch vụ giảm trong năm 2010. Đến năm
2011, dư nợ lĩnh vực này tăng lên 106.845 triệu đồng, tăng 27,23% so với năm 2010 đạt 499.156 triệu đồng . Có thể lý giải sự tăng lên này là do trong năm cơ sở hạ tầng, giao thông trong tỉnh được nâng cấp, nhu cầu mở rộng kinh doanh
trong lĩnh vực này tăng mạnh, do đó nhu cầu sử dụng vốn cũng tăng lên. Chi
nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Trà Vinh với đội ngũ cán bộ năng nổ,
nhiệt tình, chủ động tìm kiếm khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, từ đó làm cho dư nợ Thương mại - dịch vụ tăng lên.
6 tháng đầu năm 2012, ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong nước nói
chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng, sức mua giảm, nhiều tiểu thương phải đóng
cửa sạp trong chợ,… do đó mà Chi nhánh đã hạn chế cho vay làm doanh số cho vay giảm so với cùng kỳ năm trước, thêm vào đó Chi nhánh tích cực đẩy mạnh
cơng tác thu nợ nên doanh số thu nợ tăng lên. Chính vì vậy mà 6 tháng đầu năm
2012, dư nợ cho vay Thương mại – dịch vụ đã giảm đi 42.796 triệu đồng ( tương
ứng giảm 11,43%) so với cùng kỳ năm trước cịn 331.710 triệu đồng.
• Nơng nghiệp - Thủy sản
Trong cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của VietinBank Trà Vinh, thì dư nợ cho vay ngành Nông nghiệp - Thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp và tỷ trọng này có xu hướng giảm dần qua các năm (2,65% vào năm 2009 đến 6 tháng
thiên tai, dịch bệnh phát sinh nhiều, nên Chi nhánh giảm cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là thủy sản nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro, và việc làm chủ yếu của Chi nhánh là tập trung vào công tác thu hồi nợ. Vì vậy dư nợ Nông nghiệp – Thủy sản giảm liên tục trong thời gian qua. Nếu dư nợ ngành này năm 2009 là 12.891 triệu đồng thì đến năm 2011 chỉ còn 2.072 triệu đồng và trong 6 tháng đầu năm 2012 là 4.817 triệu đồng, giảm 801 triệu so với 6 tháng đầu năm 2012.
• Ngành khác
Dư nợ các ngành khác biến động tăng giảm không liên tục. Năm 2009 dư nợ đạt 11.865 triệu đồng, sang năm 2010 tăng lên đạt 13.985 triệu đồng tương ứng tăng 17,87% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010 doanh số cho
vay tăng cao hơn doanh số thu nợ. Sang năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 thì khoản mục này bắt đầu giảm nhẹ (năm 2011, dư nợ ngành này là 13.730 triệu đồng, giảm so với năm 2010 là 1,82%, 6 tháng đầu năm 2012 giảm 5.400 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, còn 10.205 triệu đồng) do lãi suất trong thời gian
này cao, khách hàng tiết kiệm nhiều hơn để trả nợ cho ngân hàng nhằm giảm chi phí lãi suất. Vì thế mức độ tăng của doanh số thu nợ tăng cao hơn mức độ tăng
của doanh số cho vay, từ đó dẫn đến dư nợ Ngành khác giảm đi.
0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T/2011 6T/2012
Triệu đồng NN-TS
CN-CB-XD TM-DV Khác
Hình 16: BIỀU ĐỒ DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA VIETINBANK TRÀ VINH TỪ NĂM 2009 – 2011