Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh trà vinh (Trang 80 - 84)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

2012

4.2.4. Phân tích tình hình nợ xấu

Nợ xấu là một biểu hiện của rủi ro, là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ

đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thậm chí có thể dẫn đến mất vốn gây

thiệt hại đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Vì thế, việc quản lý và hạn chế nợ xấu là một vấn đề cần được quan tâm nếu muốn hoạt động tín dụng có hiệu

quả.

Nhìn chung tình hình nợ xấu của VietinBank Trà Vinh được kiểm soát tốt. Năm 2009, nợ xấu của Chi nhánh là 574 triệu đồng. Năm 2010 – 2011, nền kinh tế trên đại bàn Trà Vinh tiếp tục tăng trưởng nhưng tình hình kinh tế xã hội cũng nảy sinh những khó khăn mới, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thời tiết trong vùng, sản xuất công nghiệp tồn kho ứ đọng, tiêu thu chậm. Một số doanh nghiệp còn yếu kém trong khâu quản lý nên việc kinh doanh bị thua lỗ và lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Trong khi đó, hoạt động của ngân hàng gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như tín dụng VietinBank Trà Vinh.

Song, trước yêu cầu nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của ngành, được sự chỉ đạo tích cực của Ban lãnh đạo Chi nhánh và dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh, VietinBank Trà Vinh đã chủ động khắc phục

những hậu quả, khó khăn về các vấn đề tồn tại trong hoạt động tín dụng để ổn định và phát triển vững chắc, nâng cao chất lượng cho vay. Và điều đó được

chứng minh qua nợ xấu trong 2 năm 2010 và năm 2011 đã trở về con số 0. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2012, nợ xấu đã phát sinh nhưng ở con số rất nhỏ: 250 triệu.

Sau đây sẽ phân tích rõ hơn về tình hình nợ xấu của VietinBank Trà Vinh theo các chỉ tiêu:

4.2.4.1. Nợ xấu theo thời gian

Nợ xấu của Chi nhánh năm 2009 chủ yếu tập trung ở cho vay ngắn hạn. Trong 574 triệu đồng thì nợ xấu ngắn hạn đã là 480 triệu đồng, chiếm 83,62%, Nguyên nhân là do chi nhánh chủ yếu tập trung vào mảng tín dụng ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn nên nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của Chi nhánh. Nợ xấu ngắn hạn đã giảm xuống 100% và bằng 0 trong năm 2010 và năm 2011. Đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng ln coi

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Trà Vinh

Bảng 13: NỢ XẤU CỦA VIETINBANK TRÀ VINH TỪ NĂM 2009 – 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012.

ĐVT: Triệu đồng

CHÊNH LỆCH

NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 6T/2011 6T/2012

2010/2009 2011/2010 6T2012/6T2011

CHỈ TIÊU

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo thời gian 574 100 0 - 0 - 0 - 250 100 -574 (100) 0 - 250 -

+ Ngắn hạn 480 83,62 0 - 0 - 0 - 250 100 -480 (100) 0 - 250 - + Trung - dài hạn 94 16,38 0 - 0 - 0 - 0 0 -94 (100) 0 - 0 - Theo thành phần kinh tế 574 100 0 - 0 - 0 - 250 100 -574 (100) 0 - 250 - + Doanh nghiệp Nhà nước 0 0,00 0 - 0 - 0 - 0 0 0 - 0 - 0 - + Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 0 0,00 0 - 0 - 0 - 0 0 0 - 0 - 0 -

+ Cá thể 574 100 0 - 0 - 0 - 250 100 -574 (100) 0 - 250 - Theo ngành kinh tế 574 100 0 - 0 - 0 - 250 100 -574 (100) 0 - 250 - + Công nghiệp - chế biến - xây dựng 0 0,00 0 - 0 - 0 - 0 0 0 - 0 - 0 - + Thương mại - dịch vụ 330 57,49 0 - 0 - 0 - 250 100 -330 (100) 0 - 250 - + Nông nghiệp - thủy sản 228 39,72 0 - 0 - 0 - 0 0 -228 (100) 0 - 0 - + Khác 16 2,79 0 - 0 - 0 - 0 0 -16 (100) 0 - 0 -

trọng việc tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng do đó cơng tác

thẩm định và kiểm sốt món vay ln đặt lên hàng đầu. Cán bộ tín dụng ln đơn

đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2012, nợ

xấu ngắn hạn đã phát sinh 250 triệu chiếm 100% nợ xấu của Chi nhánh do điều kiện kinh tế khó khăn, khách hàng không thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Cho vay trung và dài hạn luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, vì thế

trong thời gian qua, Chi nhánh đã hạn chế các món vay trung và dài hạn, bên

cạnh đó Chi nhánh cịn cẩn trọng hơn khi cho vay các món vay này, cũng như

chú trọng hơn trong khâu kiểm tra thẩm định, vì thế cũng góp phần làm giảm các khoản nợ xấu trung và dài hạn của Chi nhánh. Kết quả là nợ xấu trung - dài hạn năm 2010 giảm 100% và không phát sinh trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm

2012.

4.2.4.2. Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Qua bảng 13, ta thấy Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp ngồi quốc doanh khơng phát sinh nợ xấu từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012. Đó là tín hiệu đáng mừng của Chi nhánh. Các thành phần kinh tế này kinh doanh đạt kết quả cao, đồng thời Chi nhánh luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát

triển đầu tư, mở rộng sản xuất nên việc thu nợ diễn ra thuận lợi, không làm phát sinh nợ xấu.

Nợ xấu chỉ phát sinh tập trung ở thành phần kinh tế cá thể. Năm 2009, nợ xấu cá thể là 574 triệu đồng. Nguyên nhân là do thành phần kinh tế này còn yếu kém trong khâu quản lý, nên việc kinh doanh bị thua lỗ, lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, thiên tai, dịch bệnh xảy ra,… dẫn đến không thể trả nợ đúng

hạn cho Chi nhánh. Nhận thấy được tình hình bất ổn này, Chi nhánh đã tăng

cường giám sát các khoản vay, thường xuyên tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng vốn. Kết quả là trong năm 2010 nợ xấu trở về con số 0 và năm 2011 không phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2012, nợ xấu cá thể đã tăng lên 250 triệu đồng.

4.2.4.3. Nợ xấu theo ngành kinh tế

Mặc dù ngành công nghiệp – chế biến – xây dựng chịu nhiều sự ảnh

hưởng bởi nền kinh tế biến động phức tạp, song nhờ vào khâu chọn lọc khách

sự dụng vốn đúng như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nên thu hồi nợ diễn ra thuận lợi, không làm phát sinh nợ xấu trong thời gian qua.

Do Chi nhánh cho vay nhiều ở ngành Thương mại – Dịch vụ, do đó nợ

xấu ngành này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 57,49% vào năm 2009. Trong những năm qua, tuy kinh doanh Thương mại - dịch vụ trong tỉnh được quan tâm đầu tư mở rộng, nhưng do thị trường thay đổi thường xuyên nên những đơn vị kinh

doanh, hộ kinh doanh khơng có kinh nghiệm dẫn đến làm ăn thua lỗ mất khả

năng trả nợ làm xuất hiện nợ xấu ở Chi nhánh. Năm 2010 và năm 2011, nợ xấu của Chi nhánh là 0. Nguyên nhân do Chi nhánh luôn chủ trương cho vay đúng

tiêu chuẩn và thực hiện đầy đủ các thủ tục nên chất lượng thẩm định của các

khoản vay luôn được đảm bảo. Các biện pháp quản lý nợ vay và thu nợ luôn được Chi nhánh chú trong nên hoạt động thu nợ luôn đạt kết quả cao, góp phần

hạn chế khả năng nảy sinh các khoản nợ quá hạn cũng như nợ xấu. Trong 6 tháng

đầu năm 2012, 100% nợ xấu của Chi nhánh tập trung ở ngành Thương mại - dịch

vụ: 250 triệu đồng. Là do tiểu thương mua bán trong chợ không xoay sở được

vốn, làm khoản nợ này bị chuyển sang nợ xấu.

Năm 2009, nợ xấu ngành nông nghiệp – thủy sản là 228 triệu đồng,

nguyên nhân xuất hiện nợ xấu là do vụ lúa trong năm bị thiệt hại nặng nề bởi hạn hán, xâm nhập mặn, các nông hộ bị thất thu nên cũng làm xuất hiện nợ xấu ở

ngân hàng. Năm 2010, nợ xấu nông nghiệp – thủy sản giảm về con số 0, năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 không phát sinh nợ xấu do thận trọng trong việc thẩm định trước khi cho vay cũng như công tác giám sát việc sử dụng vốn vay

của khách hàng lĩnh vực này nên nợ xấu đã không phát sinh.

Nợ xấu ngành khác năm 2009 chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, chỉ 2,79% nợ xấu của Chi nhánh. Chủ yếu tập trung ở đối tượng cán bộ công nhân viên cho vay qua quỹ lương, do trong quá trình vay, một số cán bộ, công nhân viên thay đổi đơn vị trả lương, mất việc hay chuyển chỗ làm khiến công tác thu hồi nợ của Chi

nhánh gặp nhiều khó khăn. Những năm sau không phát sinh nợ xấu.

Qua việc phân tích nợ xấu, ta thấy nổi bật vấn đề sau: Tổng nợ xấu tại Chi nhánh trong thời gian qua là rất thấp và xu hướng giảm đi. Điều này phản ánh được tinh thần trách nhiệm và khả năng thực hiện tốt công tác thẩm định, quyết định cho vay của các cán bộ tín dụng, cũng như cán bộ Phịng quản lý rủi ro và

nợ có vấn đề đã lựa chọn đúng đối tượng khách hàng và Chi nhánh cũng đã chú ý

đến tính hiệu quả của đồng vốn vay. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét và tìm ra

giải pháp khắc phục để hạn chế hơn nữa rủi ro tín dụng cho hoạt động của Ngân hàng trong tương lai.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh trà vinh (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)