Chương 1 : GIỚI THIỆU
3.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK TRÀ
3.3.2. Thuận lợi và khó khăn của Vietinbank Trà Vinh
3.3.2.1. Thuận lợi
Trong những năm gần đây, hoạt động của Chi nhánh có khả quan, lợi
nhuận năm sau cao hơn năm trước. Đó là nhờ vào những thuận lợi sau:
- Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Trà Vinh luôn nhận được sự
quan tâm của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong tỉnh, sự hỗ trợ về nâng cao nghiệp vụ của Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam.
- Có thể nói đến nay, hoạt động của VietinBank Trà Vinh có nhiều thuận
lợi với cơ chế ngày càng hoàn thiện hơn, đặc biệt là cơ chế lãi suất thỏa thuận, định giá tài sản thế chấp theo cơ chế thị trường.
- Trụ sở Chi nhánh được đặt tại trung tâm Thành phố, gần chợ, nơi đầu
mối giao thông, và đây là điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh.
- Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Trà Vinh là một Ngân hàng có thâm niên hoạt động tại đại phương, do đó đã tạo được nên khách hàng ổn định, cũng như mối quan hệ gắn bó thân thiết với khách hàng VIP, với chính
quyền địa phương.
- Chi nhánh có đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ trung, làm việc nhiệt tình,
năng nổ, ln đặt lợi ích khách hàng lên trên hết, có trình độ chun mơn vững vàng. Đây là một yếu tố không kém phần quan trọng để phục vụ cho sự phát triển của Chi nhánh.
Nhìn chung, nhờ sự phấn đấu nổ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên Chi nhánh cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của các cấp chính quyền địa phương đã giúp cho VietinBank Trà Vinh thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động, tiếp cận phục vụ khách hàng. Mặt khác cũng nhờ vào các loại hình dịch vụ của Chi nhánh đều
đảm bảo chất lượng nên luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt
nhất và hiệu quả nhất.
3.3.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, VietinBank Trà Vinh cịn gặp một số khó khăn nhất định, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Chi nhánh.
- Trà Vinh là một tỉnh nhỏ được tách ra từ tỉnh Cửu Long vào năm 1992, do đó cơ sở vật chất hạ tầng cịn lạc hậu, kinh tế tỉnh nhà còn chậm phát triển,
chủ yếu là kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ chưa cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh mẽ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển đầu tư tín dụng, huy động vốn cũng như phát triển các sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh, do phần lớn người dân từ lâu đã có thói quen dùng tiền mặt.
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn là
một thách thức đối với Chi nhánh. Thị trường nhỏ hẹp, các ngành nghề chưa phát triển đồng bộ, thêm vào đó người dân có thói quen làm việc cá thể.
- Trụ sở làm việc có diện tích chật hẹp, không khang trang hiện đại như những chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn, cần có kế hoạch và giải pháp thực hiện xây dựng mới, mở rộng quy mô, khang trang và hiện đại hơn.
cấp nhưng vẫn cịn khó khăn, mỗi cán bộ tín dụng phải phụ trách một khu vực lớn với nhiều hộ vay làm cho công tác kiểm tra giám sát gặp nhiều trở ngại.
- Tình hình kinh tế diễn biến phức tạp do ảnh hưởng bởi những yếu tố:
lạm phát tăng cao, giá xăng dầu leo thang, thiên tai, dịch bệnh đe dọa,… làm ảnh hưởng đến tiến trình trả nợ của khách hàng vay vốn.
Việc phát huy những thuận lợi vốn có đồng thời khắc phục khó khăn cịn tồn tại ln là một vấn đề ln được VietinBank Trà Vinh quan tâm hàng đầu vì sự nghiệp phát triển của chính mình cũng như vì khách hàng.
Chương 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TRÀ VINH
QUA 3 NĂM 2009 - 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
4.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK TRÀ VINH TRÀ VINH
4.1.1. Kết cấu nguồn vốn của ngân hàng
Nguồn vốn là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập và huy động
được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng. Nó đóng vai trị quan trọng trong quá trình hoạt động của Ngân
hàng. Nguồn vốn của VietinBank Trà Vinh bao gồm: Vốn huy động và Vốn điều chuyển từ Trung ương.
Vốn huy động: là nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được từ dân cư,
các tổ chức kinh tế mà Chi nhánh được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lập tỷ lệ dự trữ do NHNN qui định. Khi sử dụng nguồn vốn này, Chi nhánh có trách
nhiệm trả lãi và gốc đúng hạn cho khách hàng gửi tiền.
Vốn điều chuyển: là nguồn vốn từ cấp trên, Chi nhánh sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động đáp ứng không đủ nhu cầu cho vay tại Chi
nhánh và lãi suất vốn điều chuyển ln cao hơn lãi suất huy động, do đó nếu sử dụng nguồn vốn này quá nhiều sẽ làm tăng chi phí của Chi nhánh.
Việc thừa vốn hay thiếu vốn đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng. Như vậy, việc cân đối nguồn vốn của một Ngân hàng là rất cần thiết, nhằm đảm bảo tính an tồn và hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh. Nhận thức được điều đó, bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động tín dụng trong những năm qua, VietinBank Trà Vinh đã chú trọng và tăng
cường công tác huy động vốn tại chỗ, đồng thời linh hoạt trong việc tiếp nhận
vốn điều chuyển từ Trung ương, nhằm đảm bảo khả năng thanh tốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho khách hàng. Dưới đây là bảng số liệu về kết cấu nguồn vốn của ngân hàng qua các năm 2009 – 2011 và 6 tháng đầu năm 2012:
Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Trà Vinh
Bảng 2: KẾT CẤU NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK TRÀ VINH TỪ NĂM 2009 – 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
ĐVT: Triệu đồng
CHÊNH LỆCH
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 6T/2011 6T/2012
2010/2009 2011/2010 6T2012/6T2011
CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng nguồn vốn 537.207 100 681.196 100 1.039.470 100 784.765 100 897.980 100 143.989 26,80 358.274 52,59 113.215 14,43 Vốn huy động 427.542 79,59 681.196 100 890.153 85,64 643.784 82,04 642.365 71,53 253.654 59,33 208.957 30,68 (1.419) (0,22) Vốn điều chuyển 109.665 20,41 0 0 149.317 14,36 140.981 17,96 255.615 28,47 (109.665) (100) 149.317 - 114.634 81,31
Nguồn vốn của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm. Cụ thể năm 2009 là 537.207 triệu đồng, năm 2010 tăng thêm 143.989 triệu đồng, tương ứng tăng
26,8% so với năm 2009. Đến năm 2011, Tổng nguồn vốn tăng đạt 1.039.470
triệu đồng. Không dừng lại ở đó, 6 tháng đầu năm 2012, chỉ tiêu này lại tăng
thêm 113.215 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011 và đạt 897.980 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự biến động của khoản mục vốn huy động và vốn điều
chuyển từ trụ sở chính.
Vốn huy động luôn là nguồn vốn chủ yếu hoạt động của Chi nhánh, luôn chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu Nguồn vốn. Đặc biệt năm 2010, vốn huy động
đạt 100%, đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của Chi nhánh. Không những vậy,
khoản mục này còn tăng trưởng qua các năm, năm 2009 là 427.542 triệu đồng, sang năm 2010 tăng 59,33% so với năm 2009, năm 2011 tiếp tục tăng với tỉ lệ 30,68% đạt 890.153 triệu đồng. Để đạt được kết quả trên, VietinBank Trà Vinh đã áp dụng nhiều chính sách lãi suất hấp dẫn, khuyến mãi, rút thăm trúng
thưởng,…nhằm thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên, 6 tháng
đầu năm 2012, vốn huy động có xu hướng giảm nhẹ, còn 642.365 triệu đồng
(tương ứng giảm 0,22%) so với cùng kỳ năm trước, do trong năm 2012, NHNN
đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động tổng cộng 4 lần: Lần đầu tiên từ
14% về 13% vào ngày 13/3. Các lần tiếp theo diễn ra vào 11/4, ngày 28/5 và ngày 11/6 với mức giảm lần lượt về 12% , 11% và 9% một năm.
Chi phí sử dụng vốn điều chuyển là rất cao, do đó, Chi nhánh rất hạn chế sử dụng đến nguồn vốn này. Vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng rất thấp, dưới 28% trong kết cấu Nguồn vốn. Năm 2009, vốn điều chuyển của Chi nhánh là 109.665 triệu đồng, sang năm 2010, do Chi nhánh có thể tự cân đối nguồn vốn, huy động vốn đủ để hoạt động, nên đã không sử dụng vốn điều chuyển. Năm 2011 Chi
nhánh sử dụng vốn điều chuyển 149.317 triệu đồng và trong 6 tháng đầu năm
2012 vốn này đã cao hơn cả năm 2011 (đạt 255.615 triệu đồng) tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2011 là 81,31%, vốn điều chuyển đã tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho vay khách hàng cũng như nhu cầu hoạt động hàng ngày tại Chi nhánh,… Tuy nhiên VietinBank Trà Vinh cần có chủ trương, kế hoạch kịp thời nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi giá rẻ từ dân cư và các tổ chức kinh tế, hạn chế thấp nhất việc sử dụng vốn điều chuyển từ trụ sở chính nhằm giảm thiểu chi phí, gia tăng
lợi nhuận cho Chi nhánh. 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T/2011 6T/2012
Triệu đồng Vốn điều chuyển Vốn huy động
Hình 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK TRÀ VINH TỪ NĂM 2009
ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2012
4.1.2. Tình hình huy động vốn
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động với phương thức “đi vay để
cho vay”, do vậy công tác huy động vốn được xem là quan trọng và cần có biện
pháp để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Trong điều kiện tăng
trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng cao, ngày càng trở nên bức thiết thì việc Ngân hàng phát huy tốt nguồn vốn huy động không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, ổn định nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn từ hội sở đưa xuống. Sau đây ta sẽ đi vào phân tích tình hình
huy động vốn tại VietinBank Trà Vinh (xem bảng 3 trang sau):
* Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy
động, nó là phần tiền còn lại sau khi chi tiêu từ thu nhập của các thành phần dân
cư, họ để dành cho những dự tính trong tương lai mà hiện tại họ chưa cần sử
dụng đến. Do đó, nguồn tiền này chủ yếu tập trung ở tiền gửi có kỳ hạn, gần như 100% vốn huy động từ dân cư.
Năm 2009, tiền gửi tiết kiệm là 229.331 triệu đồng. Năm 2010, do cuộc
Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Cơng Thương Việt Nam chi nhánh Trà Vinh
Bảng 3: VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIETINBANK TRÀ VINH TỪ NĂM 2009 – 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
ĐVT: Triệu đồng
CHÊNH LỆCH
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 6T/2011 6T/2012
2010/2009 2011/2010 6T2012/6T2011
CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 427.542 100 681.196 100 890.153 100 643.784 100 642.365 100 253.654 59,33 208.957 30,68 (1.419) (0,22) TGDN 153.139 35,82 267.495 39,27 162.804 18,29 95.519 14,84 148.751 23,16 114.356 74,67 (104.691) (39,14) 53.232 55,73 TGTK 229.331 53,64 405.158 59,48 293.036 32,92 170.114 26,42 303.445 47,24 175.827 76,67 (112.122) (27,67) 133.331 78,38 GTCG 45.072 10,54 8.543 1,25 434.313 48,79 378.151 58,74 190.169 29,60 (36.529) (81,05) 425.770 4983,85 (187.982) (49,71)
Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp – VietinBank Trà Vinh Ghi chú: TGDN: Tiền gửi doanh nghiệp
TGTK: Tiền gửi cá nhân GTCG: Giấy tờ có giá
chung và VietinBank Trà Vinh nói riêng phải tăng lãi suất, áp dụng thêm nhiều hình thức khuyến mãi, tạo được uy tín với khách hàng, làm cho khách hàng cảm thấy an toàn khi đến gửi tiền vào VietinBank Trà Vinh, điều này làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng lên đạt 405.158 triệu đồng ( tương ứng tăng 76,67%) so với năm 2009.
Bước sang năm 2011, các NHTM phải áp dụng mức trần lãi suất huy động do NHNN quy định, khơng cịn áp dụng thêm những hình thức khuyến mãi hấp
dẫn nên khơng cịn thu hút được nguồn gửi tiền từ dân cư như trong năm 2010
làm cho tiền gửi tiết kiệm từ dân cư giảm đi 27,67% so với năm 2010 chỉ còn
293.036 triệu đồng.
Nhận thấy được sự giảm sút của nguồn tiền huy động với giá rẻ này trong năm 2011, VietinBank Trà Vinh đã kịp thời áp dụng những chương trình huy động vốn hấp dẫn và áp dụng trong năm 2012 như: “ Gửi tiền ngay – Quay trúng
lớn”, “Thần tài đón chào – Lộc vào tận cửa”, “Rồng vàng phát lộc – Sung túc cả năm”,… đồng thời tặng quà (mũ bảo hiểm, áo mưa, bộ tách trà, quạt điện,…) cho những khách hàng lớn, lâu năm nhằm giữ chân khách hàng truyền thống. Vì thế, tiền gửi tiết kiệm 6 tháng đầu năm 2012 đạt 303.445 triệu đồng, tăng 78,38% so với cùng kỳ năm trước.
* Tiền gửi của doanh nghiệp
Tiền gửi của doanh nghiệp cũng là nguồn vốn huy động đem lại nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh, bởi hầu hết loại tiền gửi này là tiền gửi không kỳ hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán giữa các đơn vị kinh tế, do đó lãi suất mà Chi nhánh chi trả rất thấp. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp còn thấp (dưới 40%) trong vốn huy động. Qua các năm, nguồn tiền này đều tăng giảm không
liên tục, năm 2010 tăng 74,67% so với năm 2009 đạt 267.495 triệu đồng, nhưng
đến năm 2011 thì giảm 39,14% so với năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2012 lại
tăng 55,73% so với cùng kỳ năm trước đạt 148.751 triệu đồng. Năm 2011, tiền gửi doanh nghiệp giảm là do kinh tế trong nước gặp khó khăn, thử thách với tỷ lệ lạm phát tăng cao, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng đối thủ trên
địa bàn. Hơn nữa, tình hình kinh tế khó khăn nên các tổ chức kinh tế gửi tiền vào
phần tiền gửi nhằm mục đích an tồn, sinh lời (tiền gửi có kỳ hạn).
* Phát hành giấy tờ có giá
Huy động vốn bằng các loại giấy tờ có giá, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn lớn vào ngân hàng với thời gian ngắn. Tuy nhiên ngân hàng cần phải có kế hoạch cụ thể, được NHNN phê duyệt và phải chi trả với lãi suất cao, do đó Chi nhánh rất thận trọng trong việc sử dụng đến công cụ nợ này. Tỷ trọng vốn
huy động từ phát hành giấy tờ có giá là rất thấp. Năm 2010 chỉ chiếm 1,25% vốn huy động, đạt 8.543 triệu đồng giảm 81,05% so với năm 2009 do trong năm, vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp cũng như tiền gửi tiết kiệm đều tăng, đáp ứng nhu cầu hoạt động của Chi nhánh. Dự đốn được tình hình kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế giảm nên từ đầu Chi nhánh đã có kế hoạch phát hành giấy tờ có giá nhằm đáp ứng nhu cầu sử
dụng vốn của Chi nhánh và đây chính là nguồn vốn chủ yếu để cho vay trung – dài hạn, vì vậy vốn từ phát hành giấy tờ có giá tăng trưởng mạnh mẽ đạt 434.313 triệu đồng, tăng 425.770 triệu đồng (ứng với 4.983,85%) so với năm 2010. 6
tháng đầu năm 2012, vốn huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư tăng lên, do đó Chi nhánh cũng giảm đi việc phát hành giấy tờ có giá, chỉ cịn 190.169 triệu đồng
(giảm 49,71% so với cùng kỳ năm trước).
0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T/2011 6T/2012 Triệu đồng
Phát hành GTCG