PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHỖ CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt namchi nhánh cần thơ (Trang 41 - 49)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHỖ CỦA NGÂN

HÀNG QUA 2009 – 6/2012

Ngân hàng Công Thương Cần Thơ có hai hình thức huy động vốn tại chỗ đó là phát hành GTCG và huy động vốn bằng tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá

nhân trên địa bàn Thành phố. Sự biến động của hai hình thức trong giai đoạn 2009 – 6T/2012 để thể hiện qua bảng và hình sau:

BẢNG 4: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG TẠI CHỖ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ (2009-6T/2012)

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: phịng kế tốn Ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ)

Các khoản mục 2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012 Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Vốn tiền gửi 1.086.837 91,35 1.716.284 97,10 2.190.530 98,67 1.587.782 98,71 1.721.990 98,58 Phát hành GTCG 102.888 9,65 51.257 2,90 29.567 1,33 20.793 1,29 24.858 1,42 Tổng Vốn huy động 1.189.725 100 1.767.541 100 2.220.097 100 1.608.576 100 1.746.848 100

91,35 8,65 97,1 2,9 98,67 1,33 98,71 1,29 98,58 1,42 0 20 40 60 80 100 2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012 Phát hành GTCG Vốn tiền gửi

HÌNH 6: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG TẠI CHỖ CỦA NGÂN HÀNG QUA 2009 – 6T/2012

Phát hành GTCG

Đây là công cụ huy động vốn do Ngân hàng phát hành như kỳ phiếu, chứng

chỉ tiền gửi… tuỳ theo mục đích kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định mà

Ngân hàng phát hành GTCG nhiều hay ít ra thị trường, đây cũng là nguồn vốn ổn

định vì ít khi khách hàng đến rút trước thời hạn. Tuy nhiên nó chiếm tỷ trọng nhỏ

trong cơ cấu nguồn vốn và có xu hướng giảm qua các năm 2009 - 2011, cụ thể là năm 2009 nó chiếm 8,65% trong cơ cấu huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng, đạt 102.888 triệu đồng, và có xu hướng giảm vào năm 2010, 2011 với tỷ trọng tương

ứng 2,9% và 1,33%. Nguyên nhân, do đa số người dân trong địa bàn vẫn chưa

quen với kênh đầu tư này nên việc huy động vốn từ dưới hình thức này cịn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, lãi suất trên thị trường có nhiều biến động phức tạp trong

khi giá vàng tăng, giá đơ la cũng có xu hướng tăng, do đó các loại chứng chỉ tiền gửi hay kỳ phiếu, nó khơng hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư. Mặc dù chiếm tỷ

trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng nhưng nó cũng là một hình thức quảng cáo rất tốt để nâng cao uy tín của Ngân hàng và đáp ứng

nhu cầu về vốn để đầu tư lại nền kinh tế của Ngân hàng khi lượng vốn huy động bằng tiền gửi không đủ để Ngân hàng hoạt động.

Tính đến cuối tháng 6 năm 2012 nguồn vốn này đạt 24.858 triệu đồng, tăng 4,064 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011 tương đương 19,55%. Nguyên nhân, lãi suất trên thị trường liên tục sụt giảm, tính đến 31/09/2012 trần lãi suất huy động

9%/năm và có xu hướng giảm trong tương lai (theo Thống đốc Ngân hàng nhà

nước Nguyễn Văn Bình cho biết cuối năm 2012 trần lãi suất huy động có thể

xuống dưới mức 8%/năm), nên khi Ngân hàng phát hành GTCG có lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó, kinh tế năm 2012 đang có những diễn biến xấu tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế nên họ cần vốn để duy trì hoạt động nên Ngân hàng

cần tăng cường vốn huy động để đáp ứng, do đó khi Ngân hàng cần vốn cho hoạt động của mình mà lượng tiền gửi hay nguồn vốn khác không thể đáp ứng thì

Ngân hàng tiến hành phát hành GTCG để thu hút vốn từ nền kinh tế, nhưng khi lượng tiền này tăng thì cũng làm tăng chi phí huy động vốn của Ngân hàng.

Vốn huy động từ tiền gửi

Qua bảng 4, ta thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng rất cao

trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng và có xu hướng tăng qua các năm 2009, 2010, 2011 tương ứng với tỷ trọng 91,35%, 97,10%, 98,67%, tính

đến cuối quý II năm 2012, tỷ trọng của nó là 98,58%. Nguyên nhân, đây là nguồn

vốn có chi phí huy động thấp, giá rẻ để Ngân hàng cho vay và đầu tư lại nền kinh tế đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng, với lại đây là loại hình huy động truyền thống có nhiều người biết đến, do đó Ngân hàng đã và đang đưa ra nhiều hình

thức huy động cho từng đối tượng khách hàng cụ thể để thu hút từng đối tượng

khách hàng nhằm tăng lượng vốn này để đáp ứng nhu cầu hoạt động của Ngân

hàng. Tuy nhiên muốn thu hút được nguồn vốn này còn phụ thuộc vào rất nhiều

yếu tố như tình hình kinh tế, tiết kiệm và đầu tư của các thành phần kinh tế, do đó

để tìm hiểu rõ hơn về tình hình biến động của nguồn vốn huy động từ tiền gửi này

tại Ngân hàng trong giai đoạn 2009 – 6T/2012, nó được phân theo đối tượng

BẢNG 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI PHÂN THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ (2009 – 6T/2012)

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: phòng kế tốn Ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ)

Chỉ Tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012 2010/2009 2011/2010 6T/2012/6T/2011 Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Theo đối tượng

1.189.725 1.767.541 2.220.097 1.608.576 1.746.848 577.816 48,57 452.556 25,60 138.272 8,60

Tiền gửi dân cư 544.723 794.252 1.112.029 764.055 854.610 249.529 45,81 317.777 40,01 90.555 11,85

- Có kỳ hạn 516.860 767.556 1.088.100 744.995 822.588 250.696 48,50 320.544 41,76 77.593 10,42 - Không kỳ hạn 27.863 26.696 23.929 19.060 32.022 (1.167) (4,19) (2.767) (10,36) 12.962 68,01 Tiền gửi tổ chức kinh tế 542.114 922.032 1.078.501 823.727 867.380 379.917 70,08 156.470 16,97 43.653 5,30 - Có kỳ hạn 282.897 498.549 792.872 590.308 612.830 215.652 76,23 294.323 59,04 22.522 3,82 - Không kỳ hạn 259.217 423.483 285.629 233.420 254.550 164.266 63,37 (137.854) (32,55) 21.130 9,05 Phát hành GTCG 102.888 51.257 29.567 20.793 24.858 (51.631) (50,18) (21.690) (42,32) 4.064 19,55

Tiền gửi của cá nhân

Qua bảng 5, ta thấy nguồn vốn huy động từ cá nhân tăng liên tục qua các năm, năm 2009 Ngân hàng huy động từ đối tượng này được 599.195 triệu đồng,

đến năm 2010 đạt đến 889.562 triệu đồng, tăng 290.367 triệu đồng ứng với tỷ lệ

48.46%. Sang năm 2011 nguồn vốn này lại tăng thêm 222.467 triệu đồng tương đương tăng 25,01% so với năm 2010. Nguyên nhân, thu nhập bình quân đầu

người tại Thành phố Cần Thơ liên tục tăng, năm 2009 thu nhập bình quân đầu

người đạt mức 1.749 USD dẫn đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, sang năm 2010 thu nhập này tăng lên 1.950 USD, tăng 437 USD so với năm 2009, đến năm 2011 thu nhập bình quân đầu người tại Thành phố tăng 332 USD so với năm 2010. Khi thu nhập tăng người dân có xu hướng tiêu dùng và tiết kiệm nhiều hơn, nhưng giá tiêu dùng lại liên tục tăng năm 2010 tăng 11,75% so với năm 2009, năm 2011 tăng 18,58% so với năm 2010 do đó người dân lại hạn chế tiêu dùng vì thế lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư có xu hướng tăng. Với những chính sách huy động vốn hấp dẫn Ngân hàng đã thu hút được lượng lớn vốn nhàn rỗi từ người dân như gửi tiền trúng kim cương “Niềm tin vĩnh cửu”, chương trình “Rồng vàng phát lộc – sung túc cả năm”,…. Ngồi ra, chính phủ trong thời gian gần đây đã không ngừng tăng mức lương cơ bản – mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, từ ngày 01/01/2009 là 650.000 đồng, sang năm 2010 là 730.000 đồng,

năm 2011 là 830.000 đồng, từ ngày 01/05/2012 mức lương này là 1.050.000 đồng, do đó cũng góp phần tăng thu nhập và tăng lượng tiền nhàn rỗi, khi đó Ngân hàng có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng, chính sách ưu đãi để

thu hút lượng tiền nhàn rỗi đó. Tính đến hết tháng 6 năm 2012, lượng tiền gửi từ cá nhân đạt đạt 854.610 triệu đồng tăng 90.555 triệu đồng so với cùng kỳ năm

2011 với tỷ lệ 11,85%, hứa hẹn sẽ tăng trưởng hơn nữa trong tương lai, nó góp phần tăng lượng vốn huy động tiền gửi tại Ngân hàng.

- Tiền gửi có kỳ hạn: Trong đó khoản tiền gửi có kỳ hạn ln chiếm

phần lớn, vì người dân gửi tiền nhằm mục đích sinh lời và an tồn nên gửi có kỳ

hạn sẽ được hưởng lãi suất cao hơn, từ đó họ sẽ được lợi nhuận cao hơn. Thấu

hiểu được điều đó nên Ngân hàng có chính sách ưu đãi, sản phẩm mới như tiền

gửi tiết kiệm có lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi, tiết kiệm tích luỹ …giúp khách hàng đạt được lợi nhuận cao hơn đã giúp hoạt động huy động vốn từ đối

tượng này đạt được những thành tích cao qua các năm. Cụ thể là tiền gửi có kì hạn năm 2009 đạt 516.860 triệu đồng, năm 2010 tăng 250.696 triệu đồng tương ứng

48,50% so với năm 2009, đến năm 2011 tiền gửi này đạt 1.088.100 triệu đồng

tăng 320.544 triệu đồng so với năm 2010, trong 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt

822.588 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011.

- Tiền gửi không kỳ hạn: Qua bảng 5, ta thấy tiền gửi khơng kì hạn từ cá nhân chiếm phần nhỏ trong tổng tiền gửi từ cá nhân tại Ngân hàng, lại có xu hướng giảm qua các năm, năm 2010 tiền gửi này đạt 26.696 triệu đồng, giảm

1.167 triệu đồng, sang năm 2011 lại giảm 23.929 triệu đồng so với năm 2010.

Nguyên nhân tiền gửi này giảm, do tiền gửi này có lãi suất thấp, mục đích chủ yếu của loại tiền này là thanh toán, nhưng người dân cho quen với hình thức thanh tốn qua ngân hàng họ chủ yếu sử dụng tiền mặt để mua bán và trao đổi hàng hoá,

đồng thời lượng tiền thanh tốn của họ nhỏ lẻ, do đó tiền gửi này không hấp dẫn được dân chúng. Trong 6 tháng đầu năm 2012 tiền gửi này đạt 32.022 triệu đồng

tăng so với cùng kỳ năm 2011 là 68,01%. Bởi vì hiện nay lãi suất Ngân hàng liên tục giảm, tính đến ngày 31/09/2012 lãi suất cơ bản cịn 9%/năm, do đó người dân chỉ gửi kì hạn ngắn hoặc khơng kì hạn vì họ hy vọng trong thời gian tới lãi suất ngân hàng có thể tăng lên. Bên cạnh đó, nhu cầu gửi tiền để thanh tốn mua hàng của người dân cũng tăng lên, và để hạn chế rủi ro của việc cất giữ tiền mặt như hư hỏng, trộm cấp vì thế lượng tiền gửi khơng kì hạn tăng lên trong những tháng đầu năm 2012.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Đối tượng của sản phẩm tiền gửi này là các các doanh nghiệp hoạt động

sản xuất kinh doanh với nhiều lĩnh vực khác nhau. Mục đích gửi tiền của đối

tượng này khơng phải là vì lợi nhuận mà vì địi hỏi thanh tốn nhanh và đảm bảo giữa các thành phần kinh tế với nhau. Do đó họ chủ yếu gửi tiền khơng kì hạn hay có kì hạn ngắn để đáp ứng việc thực hiện chi trả trong quá trình hoạt động kinh

doanh hoặc các giao dịch của mình. Năm 2010, tiền gửi này đạt 922.032 triệu đồng tăng 379.917 triệu đồng với tốc độ 70,08% so với năm 2009. Nguyên nhân,

Kinh tế Việt Nam đã dần phục hồi sau những cuộc khủng hoảng năm 2008, GDP năm 2009 tăng trưởng 5,32% cao hơn so với mục tiêu là 5%, sang năm 2010 tốc

khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỷ USD tăng 25,5% so với năm 2009, tạo điều kiện

cho các tổ chức kinh tế phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động thanh toán để tăng doanh thu và đạt hiệu quả trong kinh doanh. Sang năm

2011 kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, đồng thời Ngân hàng có chính sách liên kết với các tổ chức kinh tế để tăng lượng tiền gửi và tăng doanh thu cho Ngân

hàng, giúp các tổ chức hoạt động thuận lợi hơn như liên kết với các trường học để học sinh đóng học phí qua hệ thống phòng giao dịch của Ngân hàng, kết hợp với các doanh nghiệp đặc biệt đi đầu là doanh nghiệp Nhà nước trả lương cho nhân

viên, cán bộ qua hệ thống thẻ của Ngân hàng hay người dân có thể đóng tiền điện nước, tiền phạt thơng qua hệ thống Ngân hàng…, do đó lượng tiền gửi tại Ngân hàng của các doanh nghiệp ln được duy trì và phát triển. Vì thế tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2011 tăng 156.470 triệu đồng so với năm 2010. Bước qua

năm 2012, mặc dù kinh tế có những chuyển biến xấu như lạm phát và giá tăng cao, nhưng nhờ vào Ngân hàng luôn giữ mối quan hệ tốt luôn các công ty, doanh nghiệp, tạo được uy tín trên thị trường và là nơi cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng nên lượng tiền này vẫn tăng. Cụ thể là tính đến hết tháng 6 năm 2012 tiền gửi này tại Ngân hàng đạt 867.380 triệu đồng, tăng 43.653 triệu đồng tương đương 3,82% so với cùng kỳ năm 2011.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt namchi nhánh cần thơ (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)