CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG
4.3.1.2. Doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn
Qua bảng 7, ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn hơn so với doanh số cho vay trung và dài hạn, có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Đó là do Ngân hàng chú trọng việc cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro tín dụng, nhất là khi tình hình kinh tế hiện nay đầy biến động và có xu hướng chuyển biến xấu đi. Nếu như năm 2010 DSCV ngắn hạn đạt 4.924.367 triệu đồng, tăng 36,11% so với năm 2009, thì đến năm 2011 nó tiếp tục tăng thêm 2.558.346 triệu đồng tương đương 51,95% so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho doanh số này tăng là do
hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực then chốt của Thành phố Cần Thơ đều duy trì
nhịp độ phát triển ở mức cao như là lĩnh vực Công nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất tăng bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 là 18,6%/năm, lĩnh vực thương mại – dịch vụ được chú trọng
nâng cao chất lượng giá trị sản xuất tăng bình quân 17,8%/năm cao hơn mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 là 15,3%, vì vậy thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Đặc
biệt, nhu cầu tăng cường vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình cũng tăng lên. Bởi lẽ, theo nguồn tin từ báo Cần Thơ, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá dịch vụ tăng bình quân 19,8% trong giai đoạn 2006 – 2010. Bên cạnh đó, do đặc điểm của món vay này là ngắn hạn nên dễ quản lý và dễ thu hồi nên Ngân hàng thu về lợi nhuận nhanh hơn khi cho vay ngắn hạn. Thêm vào đó khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu vốn của họ nhỏ lẻ và thường xuyên nên Ngân hàng đã tăng cường cho vay ngắn hạn.
Bước sang năm 2012 với những khó khăn của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam nên nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời để giải quyết khó khăn trước
mắt của các thành phần kinh tế là rất lớn. Trong 6 tháng đầu năm 2012 DSCV này tại Ngân hàng đạt 3.517.172 triệu đồng, tăng 224.052 triệu đồng so với cùng kỳ
năm 2011. Nguyên nhân một phần là do nhu cầu của khách hàng, mặt khác với những uy tín mà Ngân hàng tạo dựng cho khách hàng cũng như khách hàng đã tạo niềm tin cho Ngân hàng, nên Ngân hàng sẵn sàng cho khách hàng và khách hàng cũng bằng lòng đến Ngân hàng vay, góp phần DSCV ngắn hạn tăng trong thời kỳ khó khăn này. Bên cạnh đó Chính phủ đã đưa ra thông số 14/2012/TT-NHNN về
quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu
cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, theo đó lãi suất cho vay
ngắn hạn tối đa bằng lãi suất huy động có kỳ hạn 1 tháng trở lên công thêm
3%/năm, theo thông tư này lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa tại thời điểm hiện tại tối đa bằng 12%/năm, nhằm tháo gỡ tình hình khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.
0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 8.000.000 9.000.000 2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012 Trung, dài hạn Ngắn hạn Triệu đồng năm
HÌNH 9: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 2009 – 6T/2012
Doanh số cho vay trung và dài hạn
Mặc dù chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng nhưng cũng góp phần tăng doanh số qua các năm. Sở dĩ như vậy là vì hoạt động
của ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, những món vay mà Ngân hàng cho khách hàng vay trung và dài hạn là món vay tương đối lớn, nên khi cho vay với thời gian dài thì khả năng phát sinh rủi ro rất cao. Nắm bắt được tình tình đó ngân hàng đã hết sức thận trọng trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn. Năm 2010 DSCV này
đạt 1.187.507 triệu đồng, tăng 824.545 triệu đồng ứng với 227,17% so với năm
2009. Nguyên nhân của sự gia tăng là do năm 2010 khi nền kinh tế đã kiếm chế
được lạm phát, kinh tế đã dần hồi phục khi năm 2009 Chính phủ đã đưa ra gói
kích cầu, sang năm 2010 Chính phủ tiếp tục sử dụng gói kích cầu thứ 2, Chính phủ ra quyết định hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn từ 4% xuống còn 2% cho các
doanh nghiệp để đưa nền kinh tế đạt được một số thành tích cơ bản tốt hơn năm
2009, góp phần tái cấu trúc nền kinh tế. Nhưng sang năm 2011, tình hình lạm phát tăng cao là 18,13%, lãi suất biến động phức tạp nên Ngân hàng áp dụng hình thức thả nỗi lãi suất từ đó làm cho lượng vốn vay trung và dài hạn giảm 293.563 triệu
đồng tương đương 24,72% so với năm 2010. Bên cạnh đó Ngân hàng chủ trương
tập trung vốn để cho vay ngắn hạn nhằm phát triển tín dụng nông nghiệp, nông
thôn và theo thông tư số 15/2009/TT-NHNN, ban hành ngày 10/08/2009, NHTM chỉ được sử dụng 30% vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn, giảm 10% so với quy định cũ (Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005), từ đó
làm lượng vốn này giảm đáng kể. Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2012 doanh số
này đạt 516.930 triệu đồng tăng 155.293 triệu đồng ứng với 42,94% so với cùng
kỳ năm 2011. Những biến động này cho thấy chính sách đầu tư vào tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng có sự điều chỉnh phù hợp hơn cho từng thời kỳ và phụ thuộc vào biến động của thị trường nhu cầu vốn.
4.3.2. Doanh số thu nợ
Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Vấn đề đặt ra
là công tác thu nợ của Ngân hàng, khả năng thu nợ càng cao thì hiệu quả tín dụng càng cao, nếu cho vay mà không thu hồi được như dự kiến thì ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động của Ngân hàng, do đó vấn đề thu nợ cần được quan tâm hàng đầu,
trong đó cán bộ tín dụng phải hoạt động tích cực, đơn đốc nhắc nhở khách hàng
trong việc thu hồi nợ khi đến hạn nhằm hạn chế tối đa tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
cho Ngân hàng. Cho vay và thu nợ đúng hạn thì đồng vốn của ngân hàng mới được luân chuyển nhanh, giúp mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.
Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm, nếu như năm 2009 DSTN đạt 3.424.984 triệu đồng thì đến năm 2010 doanh số này
tăng lên đạt mức 5.100.527 triệu đồng, tăng 1.675.543 triệu đồng (ứng 48,92% so với năm 2009), sang năm 2011 doanh số lại tăng thêm 2.816.616 triệu đồng
(tương ứng 55,22% so với năm 2010), trong 6 tháng đầu năm 2012 doanh số đạt
4.207.629 tăng 8,10% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân, do đa phần Ngân
hàng cho vay ngắn hạn nên dễ thu hồi, bên cạnh đó Ngân hàng có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp nên đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ cho Ngân hàng. Ngoài ra, DSTN tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kết quả hoạt động kinh
doanh của khách hàng, các yếu tố khách hay chủ quan mà khách hàng không thể trả nợ và hiệu quả của công tác thu nợ của Ngân hàng. Để hiểu kỹ hơn ta tiến
hành phân tích cơng tác thu nợ chia theo thành phần kinh tế, thời hạn của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG CẦN THƠ (2009-6T/2012)
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: phịng kế tốn Ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ)
Chỉ Tiêu
Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012
2010/2009 2011/2010 6T/2012/6T/2011
Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %
Theo Thời Hạn 3.424.984 5.100.527 7.917.143 3.892.413 4.207.629 1.675.543 48,92 2.816.616 55,22 315.216 8,10 Ngắn Hạn 3.187.781 4.314.122 7.064.595 3.362.806 3.708.621 1.126.341 36,11 2.750.473 63,76 345.815 10,28 Trung và Dài hạn 237.203 786.405 852.595 529.607 499.008 549.202 227,17 66.143 8,41 (30.599) (5,78) Theo TPKT 3.424.984 5.100.527 7.917.143 3.892.413 4.207.629 1.675.543 48,92 2.816.616 55,22 315.216 8,10 Doanh nghiệp 2.935.776 4.558.824 7.146.003 3.557.297 3.776.661 1.623.048 55,29 2.587.179 56,75 219.364 6,17 Cá Nhân, Hộ gia đình 489.208 541.703 771.138 335.116 430.968 52.495 10,73 229.435 42,35 95.852 28,60