Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt namchi nhánh cần thơ (Trang 84 - 85)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA

5.2.5. Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn

Đây là một biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến thực hiện chu

trình khép kín của khoản TD. Để tăng cường công tác quản lý nợ NH cần phải : - Chấp hành nghiêm túc các quy định hiện hành về quy trình, thủ tục xét duyệt cho vay, quản lý hồ sơ vốn, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các khoản TD phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi của KH làm ảnh hưởng tới mức độ an toàn của các khoản tiền đã cho

vay như lừa đảo, vay của NH này trả cho NH khác...

- Tổ chức đánh giá phân loại các khoản nợ để lượng định rủi ro trong quá trình cho vay. Việc đánh giá phân loại này được tiến hành ngay từ khi quyết định cho vay,

bởi thông qua quyết định đánh giá, phân loại Ngân hàng mới có thể định lượng được rủi ro để đi đến quyết định mở rộng hay thu hẹp một loại tín dụng nào đó, đồng thời để có biện pháp theo dõi, quản lý phù hợp với từng khoản nợ.

Để giải quyết nợ quá hạn, NH cần tiến hành các biện pháp:

- Trước hết các chi nhánh, phòng giao dịch cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn

chặn nợ quá hạn mới tiếp tục phát sinh như chấn chỉnh lại các thiếu sót ở các khâu trong quá trình cho vay, thiết lập bổ sung đầy đủ các hồ sơ pháp lý, hạn chế đến

mức tối đa những kẽ hở trong khâu nghiệp vụ để đề phòng lừa đảo, chiếm đoạt

vốn Ngân hàng.

- Tổ chức kiểm tra sử dụng vốn chi tiết đến từng khách hàng, từng món vay kết

hợp với đánh giá, phân loại nợ cụ thể. Đặc biệt qua đó phân tích chính xác những

nguyên nhân dẫn đến không thu hồi được nợ quá hạn.

- Những trường hợp khách hàng cố tình dây dưa để nợ quá hạn kéo dài, Ngân hàng cần sử dụng những biện pháp cứng rắn kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để phát mại tài sản thế chấp, khởi kiện, cưỡng chế

để thu hồi nợ. Làm cương quyết, dứt điểm từng trường hợp tránh sự lan truyền

trong việc không trả nợ Ngân hàng trong các địa phương còn lại.

+ Kiểm tra định kỳ dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. + Kiểm tra thường xuyên đánh giá tài sản thế chấp theo giá trị, hiện vật ở thời

điểm hiện tại.

+ Theo dõi tình hình chung của ngành, mà trong đó DN vay hoạt động. + Kiểm tra thông qua các thông tin thu nhập được từ các nguồn khác.

Ngồi cơng tác giám sát do cán bộ TD tiến hành, đòi hỏi các NH phải tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ NH. Nhiệm vụ của tổ chức này là thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thể lệ chế độ, qui trình TD tìm ra những sai sót, vướng mắc vi phạm trong các khâu nghiệp vụ. Trên cơ sở có thể đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả để củng cố chất lượng TD, ngăn ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt namchi nhánh cần thơ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)